Cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào năm 2023 – Goodtaste.vn

Cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào là câu hỏi quen thuộc mà hằng năm vẫn có nhiều người chưa tìm ra câu trả lời mỗi khi tết đến xuân về. Theo dân gian, cây nêu thường được dựng vào ngày tết để xua đuổi những điều không may, mang bình an đến cho mọi người. Vì vậy, việc dựng cây nêu vào đúng thời gian điểm là rất quan trọng. Vậy chính xác thì cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào năm 2023 là tốt nhất? Đừng bỏ qua bài viết của Goodtaste ngay bên dưới nhé.

Cây nêu là cây gì?

Cây nêu là loại cây được làm từ thân cây tre dài từ 5-6 mét, được chặt tỉa hết lá và chỉ giữ lại phần ngọn cây, giữ độ cong đẹp. Trên đầu ngọn trẻ khi được dựng lên thường treo một vòng tròn. Tùy theo phong tục của từng địa phương mà các vật dụng được treo trên vòng tròn là gì. Có thể kể đến như cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió. Cây tre được chọn làm cây nêu là tại vì chúng có nhiều đốt, cũng là loại cây tượng trưng cho văn hóa người Việt. Các đốt trẻ ý chỉ các bậc thang để thần linh đi về, mang sinh khí cho đất trời giúp mùa màng tươi tốt.

Cây nêu là cây gì?

Vậy câu nêu có ý nghĩa gì trong văn hóa dân gian?

Theo dân gian, cây nêu là biểu tượng cho sức mạnh xua đuổi tà ma, những điều không may mắn. Đó có thể là quỷ dữ, là các vong hồn, là sâu bệnh, dịch bệnh. Việc dựng cây nêu trong những ngày quan trọng là hành động ngăn chặn những điều không may ở trên xâm nhập vào khu vực sinh sống như buôn làng, gia đình bạn. Ngoài ra, việc dựng nêu còn là hình thức cầu may cho mùa màn bội thu, con người làm ăn phát đạt. 

Bên cạnh đó, cây nêu còn là biểu tượng của  quyền lực ngày xưa. Nhà ai càng có chức có quyền, càng được tôn trọng và được xem là những người dẫn đầu thì cây nêu càng lớn và cao.

Xem thêm: Cách làm giỏ quà tết

Ý nghĩa của cây nêu trong ngày tết

Việc dựng cây nêu trong năm mới là phong tục truyền thống rất nhiều năm của người dân Việt Nam, đặc biệt là văn hóa không thể thiếu của một số đồng bào dân tộc. Câu chuyện kể về cây nêu rất nhiều, thường được truyền tai nhau là dựng cây nêu sẽ giúp cả buôn làng xua đuổi quỷ dữ, những điều không may mắn đồng thời giữ cho vùng đất bình yên, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. 

Cây nêu thường được dựng ở giữa sân rộng, không có cây cối che khuất. Dưới gốc cây nêu thường được rắc bột vôi răng theo vòng tròn hoặc hình mũi tên hướng ra cổng nhà ý chỉ xua đuổi tà ma.

Ý nghĩa của cây nêu trong ngày tết

Theo dân gian, cây nêu là biểu tượng của sự uy quyền. Nhà có quyền thế nhất thường có gắn cây nêu coa nhất. Đồng thời, theo những người này, thời điểm dựng cây nêu lên là thời điểm mọi công việc cần gác lại, bỏ lại mọi vất vả buồn phiền phía sau và bước vào năm mới. Và năm mới là mùa của lễ hội, mọi người sẽ vui vẻ sum vầy, ca hát vui chơi bên cạnh cây nêu như một sự đoàn viên, gắn kết.

Có thể thấy, văn hóa cắm cây nêu ở giữa sân nhà không còn được ưa chuộng như ngày xưa nữa. Một phần vì xã hội đã hiện đại, một phần vì đất chật người đông, ở thành phố, chẳng ai còn giữ văn hóa trồng cây nêu để xua đuổi tà ma và thay vào đó là trồng các loại cây xanh khác. Hiện nay, chỉ một số vùng núi hoặc nơi có đồng bào người dân tộc sinh sống còn giữ nét văn hóa này. Mực dù vậy, đây vẫn là một truyền thống cổ xưa cần gìn giữ và ghi nhớ của người Việt Nam ta. Khắc họa những nét văn hóa không lẫn vào đâu được của người xưa. 

Cây nêu được dựng vào ngày nào?

Tùy vào văn hóa của từng dân tộc và cây nêu được dựng vào những ngày khác nhau. Với người kinh, cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp. Trong khi đó người Mường thường trồng cây nêu vào ngày 28 tháng 12 âm lịch. Người H’Mông thường chọn dựng cây nêu từ mùng 3 đến mùng 5 tết. Như vậy, với 54 dân tộc khác nhau, chúng ta sẽ có những lựa chọn dựng cây nêu khác nhau và những quan niệm khác nhau. Chính điều này lại càng khẳng định nét văn hóa đa dạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tìm hiểu: Quà tết cho giáo viên

Cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào?

Nếu đã có ngày dựng lên chắc chắn sẽ có ngày hạ xuống. Vậy cây nêu ngày tết hạ vào thời điểm nào là tốt nhất? Theo truyền thống của người Việt ta, cây nêu được dựng lên trong 15 ngày là đẹp nhất. Vì vậy tùy theo ngày dựng lên mà chúng ta có thể tính toán được này hạ xuống. Do vậy, thường qua 3 ngày tết đầu năm mới và sau khi làm mâm cúng tạ thì ngày mùng 7 hằng năm thường là ngày được lựa chọn hạ cây nêu tốt nhất. Ngày dựng nêu gọi là ngày lên nêu và ngày hạ nêu gọi là ngày khai hạ.

Cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào?

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về ngày khai và dựng nêu. Bây giờ, khi đọc đến những dòng này chắc chắn bạn đã trả lời được câu hỏi cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào là tốt nhất rồi đúng không nào. Tết đến xuân về, chúc bạn sẽ luôn hạnh phúc và bình an bên cạnh những người thân yêu nhé.