Cây me bonsai | Cách trồng cây me bonsai
Cây me bonsai | Cách trồng cây me bonsai
Me là một cái tên khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam, nó thường được dùng trang trí nhiều trong sân vườn, trong quán cafe, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng. Cây me khi được tạo dáng thành cây bonsai trông rất đẹp, là một loài cây khá được ưa chuộng bởi nhiều người yêu thích.
Cây me có tên khoa học là Tamarindus indica, thuộc họ thực vật Fabaceae (họ Đậu), cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, và hiện nay đã được trồng rất rộng rãi ở các nước nhiệt đới để làm bonsai, cây bóng mát, cây ăn quả.
Đặc điểm hình thái của cây me
– Đây là một loài cây thân gỗ. Gỗ cây me bao gồm lớp gỗ lõi cứng, màu nâu sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu vàng rơm.
– Lá của cây có dạng lá kép lông chim một lần, có 10 đến 40 lá nhỏ.
– Hoa của cây me tạo thành dạng cành, trái hình quả đậu màu nâu, bên trong có chưa cùi thịt và nhiều hạt. Vỏ bên ngoài cứng và giòn khi trái chín.
Cây me được khá nhiều nghệ nhân lựa chọn để làm cây cảnh bonsai bởi thân hình xù xì, màu nâu sậm, dễ uốn cong và mọc rất khỏe.
Để trồng được cây me cảnh chỉ cần lưu ý một số điều như sau:
– Đất trồng: có thể trồng bằng đất phèn hoặc đất mặn nhẹ.
– Nước: cây me ngọt có thể thích hợp với những vùng đất khô hạn hoặc những vùng có lượng mưa rất cao, chỉ cần đất trồng thoát nước là được.
– Nhiệt độ tiêu chuẩn phù hợp cho cây sinh trưởng tốt là 15 – 35 độ C.
– Độ ẩm cao vì cây thích hợp với những vùng khí hậu nóng ẩm.
– Ánh sáng: cây ưa nắng nên hãy trồng chúng ngoài nắng.
– Phân bón: hằng năm, bón phân nhiều đợt cho cây, mỗi đợt 0,1 – 0,3 kg gồm NPK hỗn hợp với phân KCL, số lượng phân tăng dần theo tuổi cây hay sản lượng quả.
– Để cây có thể phát triển tốt, thân to khỏe thì cần chú ý chăm sóc trong 3 – 4 năm đầu. Ngoài ra còn phải phát quang cho cây, cắt tỉa những cành dư thừa, bảo vệ cây khỏi những tác nhân gây hại khác.
Tác dụng chữa bệnh của cây me:
– Cùi thị, lá và vỏ thân cây me đều có tác dụng trong y học. Tại Philippines, lá me được dùng để giảm sốt rét, đây cũng là thành phần chủ yếu có trong đồ ăn của người dân miền Nam Ấn Độ, điển hình là để làm sambhar, một loại gia vị trong súp đậu ăn với nhiều loại rau, cơm pilihora và nhiều loại tương ớt. Me có sẵn trong mọi cửa hàng ăn theo ẩm thực người Ấn trên khắp thế giới.
– Tại Mexico, chúng được bán như một loại kẹo, và xuất hiện trong nhiều dạng đồ điểm tâm ở khu vực Đông Nam Á như quả khô ướp muối hoặc quả khô tẩm đường trong đồ uống lanh, kem que…
– Do có chưa các hoạt chất y học nên me được dùng nhiều để trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường ruột.
Tiêu hóa: bột trái me chín có tác dụng điều trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có tác dụng chữa mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.
Tăng cường khả năng miễn dịch: do giàu vitamin C nên me giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
Chữa cảm lạnh: bột và thịt me có thể làm món súp nóng để trị cảm lạnh theo như cách chữa cổ truyền của người Ấn Độ.
Chữa sốt: bột me khô rất hữu ích trong việc trị sốt.
Chữa đau họng: súc miệng với nước me hàng ngày có thể làm giảm đau rát họng.
Chữa suy nhược.
Mọi thông tin về cây me cảnh, quý khách hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình nhất:
CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG
Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Email: [email protected]
LIÊN HỆ TƯ VẤN
093 630 3179 – 093 630 3179 – 093 630 3179
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
Chia sẻ: