Cây cỏ mực có tác dụng gì? 6 bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền

Cây cỏ mực là một loại thảo dược có từ xa xưa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta. Vì thế, ngày nay chúng luôn được ứng dụng vào các bài thuốc chữa bệnh cho nhiều gia đình. Với một số tác dụng tuyệt vời, đây chính là loại thảo dược được nhiều dân gian sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Tác dụng cây cỏ mựcTác dụng cây cỏ mực

Nội Dung Chính

Cây cỏ mực là gì?

Cây cỏ mực là loại cây thực vật liên nhiệt đới thuộc họ cúc (Asteraceae) hay còn được dân gian gọi với cái tên khác là cỏ nhọ nồi (Eclipta prostrata L). Chúng thường mọc hoang những chỗ ẩm ướt. Đặc biệt, chúng có vị ngọt chua và mang lại nhiều tác dụng trong việc kháng khuẩn, giảm đau, bổ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác. (1)

Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết hình ảnh cây cỏ mực

Cỏ mực là loại thảo dược dân gian nên nhiều người sẽ khó nhận biết được hình dáng của loại cây này. Vì thế, Helloykhoa sẽ giúp bạn nhận biết về loại cây này dễ dàng hơn cũng như những tác dụng tuyệt vời mà cây cỏ mục này mang lại cho chúng ta nhé!

1. Mô tả hình ảnh cây cỏ mực

Cây cỏ mực là loại cây mọc thẳng, cao từ 75-80cm, thân có một lớp lông cứng. Lá mọc đối xứng có lông ở cả hai mặt, dài từ 2-8cm và rộng từ 5-15mm. Cụm hoa trắng sẽ thường mọc ở đầu kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm và cũng có lông bao phủ xung quanh. Quả bế cây cỏ mực khô có 3 cạnh hoặc đôi lúc sẽ dẹt và có cánh. Quả dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt.

Một cách khác để dễ dàng nhận biết cây cỏ mực hơn đó là cây có hình trụ, rễ màu xám. Các đầu hoa đơn độc có đường kính khoảng 6-8mm. Hoa của cỏ mực thường có màu trắng, nhìn xa hơi giống hoa cúc nhưng khi nhìn gần sẽ thấy phần đầu hoa nhô lên.

Hình ảnh cây cỏ mựcHình ảnh cây cỏ mực

2. Nơi phân bố

Cây cỏ mực thường mọc hoang ở những vùng ẩm ướt khắp Việt Nam và đây cũng là loại cây phổ biến ở những nơi có đặc điểm ôn đới ẩm đến nhiệt đới trên toàn thế giới. Cỏ mực được phân bố rộng rãi trên một số quốc gia như: Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, Brazil, Trung Quốc, Pakistan,…

3. Cách thu hái và bảo quản

Cây cỏ mực là loại thảo dược được thu hái quanh năm, đặc biệt là vào tầm tháng 2 và tháng 8. Sau khi thu hái xong, rửa sạch cỏ mực, thái nhỏ và phơi khô ở nơi râm mát là có thể sử dụng. Phần còn dư, nên gói vào giấy và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với nơi ẩm ướt hoặc ánh nắng mặt trời. 

4. Bộ phận sử dụng chính

Không giống như những loại cây thảo mộc khác là chỉ dùng thân hoặc lá để làm thuốc, mà các bộ phận của cây cỏ mực từ rễ, thân, lá, quả, hoa đều có thể thu hái và sử dụng trong các bài thuốc dân gian. 

5. Thành phần hóa học và dược tính của cây cỏ mực

Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, trong cây cỏ mực có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đa dạng như: chất đắng, tanin, carotene, alkaloid,… Bên cạnh đó, người ta đã tìm thấy được một lượng tinh dầu nhỏ trong cây cỏ mực và một vài thành phần khác như wedelolacton và flavonozit. Ngoài ra, chúng cũng chứa thành phần giống vitamin K có tác dụng phòng ngừa bệnh chảy máu hiệu quả.

22 tác dụng của cây cỏ mực cho sức khỏe và sắc đẹp

Sức khỏe, sắc đẹp luôn là những điều mà hầu hết ai cũng quan tâm, vì thế đối với bất kỳ một loại dược thảo nào, chúng đều có những lợi ích riêng mà ai ai cũng muốn biết. Hiểu được điều đó, hôm nay mình sẽ bật mí 22 tác dụng của cây cỏ mực tuyệt vời này nhé!

Tác dụng cây cỏ mực là gì?Tác dụng cây cỏ mực là gì?

1. Công dụng làm đẹp da

Cây cỏ mực chứa hàng loạt dưỡng chất quý giá như: nhóm vitamin A, vitamin K và đặc biệt là vitamin E và tinh dầu. Đây là nguồn dưỡng chất giúp hỗ trợ điều tiết nhiệt độ trên da cũng như đẩy lùi quá trình lão hoá hiệu quả. 

Bên cạnh đó, với những bạn có làn da mụn hoặc bị viêm da sau khi nặn mụn thì đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Bởi hoạt chất Saponin trong cỏ mực có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất cao và có thể ngăn ngừa các vi khuẩn mụn sinh sôi, nảy nở trong thời gian sắp tới.

Vì thế, bạn có thể dùng cỏ mực để làm đẹp da bằng cách chào trực tiếp lên da mặt hoặc nấu thành nước uống trực tiếp hay dùng cỏ mực để nấu canh, giải nhiệt. 

2. Tác dụng của cây cỏ mực đối với tóc

Theo các chuyên gia nghiên cứu về mọc tóc, dịch chiết của cây cỏ mực có chứa một thành phần giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc và giúp tóc luôn chắc khỏe đó là methanol. Bên cạnh đó, với những người dễ có tóc bạc sớm thì việc sử dụng cây cỏ mực sẽ giúp ngăn chặn được quá trình này tối đa.

Ngoài ra, với những bạn đang gặp vấn đề về gàu, cỏ mực sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng da đầu khô ráp và xuất hiện gàu. Để áp dụng cây cỏ mực vào quá trình làm đẹp tóc bạn có thể sử dụng dưới các hình thức sau đây: đun cỏ mực rồi thoa lên da đầu, trộn cỏ mực với dầu gội hằng ngày. 

3. Có tác dụng trị mụn

Ngoài tác dụng làm đẹp da cây cỏ mực còn có một lợi ích mà các bạn cực kỳ thích, đặc biệt là đối với phái nữ, đó chính là trị mụn. Vậy chúng chứa chất gì mà có thể trị mụn tốt như vậy?

Trong cây cỏ mực có chứa tinh dầu, carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng nhanh tốc độ đông máu, giúp cầm máu và hạn chế tình trạng nhiễm trùng tối đa. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính mát mà loại thảo dược này luôn được mọi người sử dụng để trị mụn cực kỳ hiệu quả. 

Các nốt mụn khi mọc lên thường mang theo cảm giác sưng tấy khó chịu khiến nhiều người thường hay chạm tay vào nặng. Nhưng điều này lại vô tình khiến vùng da bị mụn dễ dàng nhiễm khuẩn và đôi khi còn chảy máu. Để sử dụng cỏ mực trị mụn, bạn có thể dùng chúng đem đi giã nhuyễn và đắp trên da. 

4. Cỏ mực có công dụng trị suy thận

Suy thận là một căn bệnh gây tổn thương đến chức năng ở thận, vậy công dụng cây cỏ mực đối với suy thận như thế nào? Theo dân gian, cây cỏ mực có tác dụng bổ thận tráng dương nhờ tính mát của nó.

Nhưng trong khi đó, một số nghiên cứu của khoa học hiện đại cho rằng trong cỏ mực có chứa một số hoạt chất như: Flavonoid, Terpenoid, Alkloid,..giúp làm giảm các biểu hiện của suy thận gây ra. Tuy nhiên, việc dùng thảo dược để điều trị suy thận chỉ phù hợp với người đang ở giai đoạn bệnh nhẹ và bạn có thể dùng chúng để sắc thuốc uống hằng ngày. 

5. Công dụng chữa bệnh trĩ

Trĩ thường xảy ra ở người lớn và đặc biệt là những người đang làm công việc có tính chất ngồi nhiều. Vậy dùng cây cỏ mực để trị bệnh trĩ có thực sự hiệu quả không? 

Thông thường nếu sử dụng cỏ mực ở dạng tự nhiên chúng sẽ cần nhiều thời gian để phát huy hết tác dụng. Tuy nhiên, những thành phần có trong chúng sẽ giúp bạn giảm bớt sưng, viêm, diệt trừ vi khuẩn và đặc biệt là ngăn chặn sự hình thành của các búi trĩ. Bên cạnh đó những vết thương do trĩ gây ra cũng sẽ được làm lành và tạo độ bền vững ở tĩnh mạch cho trực tràng.

6. Điều trị ho hiệu quả

Trong dân gian, khi bị ho ông bà chúng ta thường sử dụng cây cỏ mực để làm giảm bớt các cơn ho kéo dài. Sở dĩ loại thảo dược này luôn được nhiều người áp dụng là nhờ chúng chứa hàm lượng hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn và giảm cảm giác ngứa ở cổ họng cực kỳ hiệu quả. 

Mặc dù mang bản chất lành tính nhưng trên thực tế, tác dụng về điều trị họ bằng cây cỏ mực chỉ được dân gian truyền miệng. Và hiện nay, có rất ít nghiên cứu khoa học về tác dụng này, tuy nhiên nếu bạn đang bị ho ở giai đoạn nhẹ thì có thể dùng cây cỏ mực để thử xem tác dụng của chúng nhé!

7. Chữa viêm xoang kinh niên

Dùng cây cỏ mực để chữa viêm xoang kinh niên nghe có vẻ khá xa lại đối với nhiều người nhưng chúng thực sự mang lại kết quả đấy! Theo ghi chép về dược liệu từ tài liệu y học cổ truyền cho biết, cỏ mực được xếp vào nhóm thảo dược lành tính.

Vì thế khi dùng cho cơ thể, chúng sẽ mang lại hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, bổ thận,… Ngoài ra, các nghiên cứu về cây cỏ mực cũng đã chỉ ra những chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả trong việc chữa trị viêm xoang đó là flavonoids, alkaloids, saponin, isoflavonoids,…

Do đó, nếu bạn biết cách sử dụng cây cỏ mực để điều trị viêm xoang tại nhà, chúng sẽ trở nên cực kỳ tiện dụng và mang lại những hiệu quả bất ngờ cho căn bệnh viêm xoang kinh niên của bạn. Không những thế, đây cũng là một cách phòng ngừa các cơn đau viêm xoang kéo đến bất chợt.

8. Cầm máu

Như mình đã có nói ở trên, Trong cây cỏ mực có chứa khá nhiều tanin, giúp các tế bào máu đông nhanh. Vì thế, đối với những vết thương chảy máu như đứt tay thì bạn chỉ cần sử dụng cây cỏ mực giã nát, đắp lên sẽ cầm được máu. 

Bên cạnh đó, nếu vết thương của bạn chảy máu thì đồng nghĩa với việc vết thương của bạn sẽ dễ nhiễm trùng hơn. Do đó, ngoài việc cầm máu, cỏ mực còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ hiệu quả, là vị thuốc chữa lành vết thương nhanh chóng.

9. Tác dụng kháng khuẩn của cỏ mực

Hầu như xuyên suốt bài post, mình luôn nhắc đến từ kháng khuẩn đúng không nào! Đúng như vậy đây được xem là đặc tính cơ bản của loại cây cỏ mực này. Với hàm lượng tinh dầu tốt có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn Ecoli – là vi khuẩn gây ra bệnh nhiễm khuẩn ở con người.

Vì thế, bạn có thể sử dụng cây để kháng khuẩn hằng ngày bằng cách nấu để tắm hoặc để sát khuẩn lên các vết thương hoặc dùng để điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến vi khuẩn như ho hoặc viêm xoang.

10. Cỏ mực tốt cho gan

Theo các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận rằng những lợi ích mà cây cỏ mực đối với gan. Nhờ hàm lượng flavonoid cao cùng nhiều hoạt chất sinh học khác như wedelolactone, mà lá gan của bạn được bảo vệ hiệu quả. Ngoài ra, cây cỏ mực còn có thể điều trị triệu chứng đi kèm với bệnh gan là vàng da. đồng thời loại thảo dược này cũng giúp tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Cây cỏ mực tốt cho ganCây cỏ mực tốt cho gan

Một nghiên cứu khác được đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2015 cho thấy dịch chiết từ cây cỏ mực sẽ làm tăng trọng lượng của gan, thúc đẩy hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong gan. 

Đặc biệt, một trong những tác dụng tuyệt vời mà cây cỏ mực mang lại đó chính là khả năng bảo vệ gan khỏi các tác hại từ chất độc từ thực phẩm, rượu bia và giúp tái tạo, phục hồi lại các tế bào gan.

11. Công dụng chữa viêm đường hô hấp

Có thể bạn chưa biết, cây cỏ mực có chứa các thành phần làm tan đờm, kháng viêm do đó khả năng trị các cơn ho khan dai dẳng, ho có đờm do cảm lạnh, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ hiệu quả. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, cỏ mực vừa sẽ phát huy tất cả tác dụng trong việc giảm ho đờm và chống nhiễm trùng cho đường hô hấp.

Tuy nhiên, việc dùng cỏ mực để điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp chỉ phù hộ và hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn nhẹ (chưa có tình trạng khó thở, suy hô hấp). Và một lưu ý quan trọng mà bạn cần biết đó là chỉ nên dùng cây cỏ mực trong khoảng 2 tuần, nếu bệnh có dấu hiệu nặng lên hãy ngừng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. 

12. Lợi ích của cỏ mực đối với hệ tiêu hóa

Theo dân gian Ấn Độ, khi dạ dày bị khó chịu, bạn chỉ cần ăn cây cỏ mực tươi sẽ chấm dứt tình trạng này. Bên cạnh đó, nó cũng được nghiên cứu là sử dụng thành công trong quá trình điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở nhiều người. Vậy tại sao cây cỏ mực này là có tác dụng rất tốt trong hệ tiêu hoá?

Nhờ giàu chất hữu cơ và một số chất hoá chất khác nên chúng sẽ giúp cân bằng hệ tiêu hoá, cải thiện các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ nóng, viêm loét dạ dày,…Các hoạt chất đó có thể kể đến như: tanin, vitamin K, Carotene và Flavonozit.

Tuy cây cỏ mực có lợi cho hệ tiêu hoá và lành tính, nhưng người bệnh tuyệt đối không sử dụng loại thảo dược này trong các trường hợp sau: thường xuyên đi ngoài phân lỏng, phân sống, người có cơ địa hư nhược, viêm đại tràng mãn tính, phụ nữ có thai và cho con bú. Trong một số trường hợp người bệnh đang dùng thuốc chống đông, trước hoặc sau phẫu thuật nên thăm khám ý kiến của bác sĩ. 

13. Tác dụng trị sốt của cây cỏ mực

Theo y học cổ truyền dân gian, cỏ mực là vị thuốc có vị hơi chua ngọt, tính hàn nên loại thảo dược này có thể hạ sốt nhanh chóng. Đặc biệt, cây cỏ mực này sẽ là phương pháp hạ sốt rất an toàn, phù hợp với trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh đó, cỏ mực còn được còn được dùng để chữa các bệnh lý như sốt xuất huyết, sốt phát ban, say nắng.

14. Có khả năng chống ung thư

Trong nhiều nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2011, họ đã khám phá ra một khả năng mới của cây cỏ mực đó chính là tiêu diệt, ngăn chặn sự sản sinh của các tế bào ung thư. Đặc biệt chúng mang lại lợi ích tích cực trong điều trị ung thư gan, vậy hoạt chất gì có trong cây cỏ mực giúp chúng ta điều đó?

Một số tài liệu ghi chép cho rằng, trong cỏ mực có chứa một số hoạt chất là mất kết nối của các phân đoạn DNA (DNA gây nên ung thư). Nhờ vậy loại thảo dược này sẽ loại bỏ được các tế bào ung thư, giảm thiểu tối đa các tác hại di truyền của tế bào ung thư lên tế bào lành tính khác.

15. Cỏ mực có tác dụng rất tốt cho tim mạch

Sự sống của chúng ta luôn gắn liền với nhịp đập của trái tim, vì thế một trái tim khỏe mạnh là điều cần thiết đối với mỗi con người. Vậy cây cỏ mực có tác dụng gì đến hệ thống tim mạch của con người? 

Có thể bạn chưa biết, cây cỏ mực có thể giúp ổn định huyết áp, làm giảm các chỉ số cholesterol xấu của cơ thể sản sinh, đây chính là các điều kiện để có một trái tim khỏe mạnh. Trong đó, khả năng giảm huyết áp là nhờ tính lợi tiểu của cây cỏ mực và khả năng giảm cholesterol là nhờ dịch chiết ethanol.

Cây cỏ mực tốt cho hệ tim mạchCây cỏ mực tốt cho hệ tim mạch

16. Cây cỏ mực rất tốt cho mắt

Cây cỏ mực là loại thảo dược giàu carotene – là hoạt chất chống oxy hóa để duy tì đôi mắt khoẻ mạnh. Với nhiều quan điểm của các nhà chuyên gia cho rằng cỏ mực có thể làm vô hiệu hoá các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa được sự hình thành bệnh thoái hoá mắt và bệnh đục thuỷ tinh thể, ngoại trừ đục thuỷ tinh thể bẩm sinh. 

Tuy nhiên, khi đối mặt với vấn đề cải thiện thị lực, các cuộc nghiên cứu về sử dụng cây cỏ mực còn tương đối ít. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho chúng ta, không nên sử dụng cỏ mực để chữa các bệnh lý về mắt nếu chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.

17. Công dụng cây cỏ mực là chống nhiễm trùng bàng quang

Theo thống kê dịch tễ về nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho thấy có khoảng 80% nguyên nhân gây ra vấn đề trên là do vi khuẩn E.coli. Và cỏ mực là thảo dược quen thuộc được dùng trong các bài thuốc do có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giảm đau, cầm máu tốt. 

Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất có trong cây cỏ mực có khả năng ngăn chặn biến chứng nhiễm khuẩn huyết trong một số trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Và cũng nhờ đặc tính kháng khuẩn và khả năng lợi tiểu của cây cỏ mực mà có thể chống nhiễm trùng bàng quang hiệu quả. 

18. Cây cỏ mực giảm đau hiệu quả

Khi chưa có sự hình thành của thuốc giảm đau, các ông bà ta thường dùng cây cỏ mực tươi để giảm các cơn đau răng, viêm nha chu, đau lưng hoặc làm lành các vết thương nhỏ. Bên cạnh đó, một số thí nghiệm diễn ra cho thấy cỏ mực có tác dụng tương đương với thuốc giảm đau codein và aspirin, nhưng chúng lại không gây tác dụng phụ. 

Vậy tác dụng giảm đau của cây cỏ mực đến từ đâu? Chính là nhờ dịch chiết ethanol và hợp chất alkaloid có trong nó, những hoạt chất này sẽ có tác dụng làm giảm các cơn đau nhanh chóng. Do đó, loại thảo dược này khá phù hợp với các đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc giảm đau như người đang mắc phải bệnh lý dạ dày – tá tràng, suy gan, suy thận,..

19. Tác dụng làm đen tóc từ cây cỏ mực

Một số nghiên cứu về tóc và da đầu cho rằng cỏ mực có công dụng cải thiện khả năng tuần hoàn máu dưới da nhất là vùng da đầu. Khi lượng máu được cung cấp đến da đầu đầy đủ, các tế bào mầm tóc sẽ có đủ dưỡng chất hơn. Từ đó, da đầu và mái tóc của bạn cũng sẽ trở nên đen mượt, chắc khoẻ hơn. 

20. Công dụng cây cỏ mực với trị chảy máu cam

Trong dân gian ngày xưa, cỏ mực thường được các thầy thuốc sử dụng để chữa các chứng xuất huyết nội tạng như thổ huyết, chảy máu trong dạ dày, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam,… nhờ tính mát và có vị chua ngọt.

Nhưng theo các nghiên cứu của y học hiện đại, trong cỏ mực có chứa một số hoạt chất như: tinh dầu, tanin, chất đắng, chất ancaloit. Loại thảo dược này cũng được coi là khá giống với vitamin K có tác dụng chống lại discoumarin, chống chảy máu ở tử cung.

21. Cây cỏ mực trị suy nhược cơ thể

Không chỉ dừng lại ở những tác dụng trên, với những người cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thì cỏ mực sẽ là thảo dược giúp bạn chữa suy nhược cơ thể hiệu quả. Như mình đã có nói ở trên, cây cỏ mực có tính mát và giúp giải độc cơ thể, vì thế sẽ rất tốt nếu bạn biết sử dụng cỏ mực để điều trị các vấn đề thiếu máu, ăn không ngon, ngủ không yên giấc.

22. Tác dụng từ cây cỏ mực khi bị ngứa âm đạo

Phải thú thật rằng, ngứa âm đạo là cảm giác gây khó chịu nhất đối với phụ nữ, vậy dùng cây cỏ mực có thực sự giảm ngứa không? Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt, chúng sẽ giúp làm sạch các vi khuẩn nấm bám trên thành âm đạo. Từ đó, cảm giác ngứa rát sẽ hoàn toàn biến mất nhanh chóng. 

Bài thuốc chữa bệnh bằng cây cỏ mực

Sau khi đã tìm hiểu về tác dụng cỏ mực đối với sức khỏe chúng ta. Mình sẽ bật mí một số bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả và được dân gian lưu truyền từ xưa cho đến nay nhé!

Cây cỏ mực chữa bệnh gì?Cây cỏ mực chữa bệnh gì?

1. Bài thuốc cỏ mực chữa suy thận

Chuẩn bị: cây cỏ mực khô

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cỏ mực rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước. Sau đó cắt nhỏ rồi phơi khô hoặc sấy.

  • Bước 2: Lấy một nắm tay cỏ mực vừa sơ chế đun sôi cùng 2 bát nước đầy. Khi thuốc bắt đầu sôi, đun thêm 15 phút nữa rồi tắt bếp.

  • Bước 3: Chắt lấy phần nước cốt để uống trong ngày. 

2. Bài thuốc trị bệnh trĩ bằng cỏ mực

Chuẩn bị: 3kg cỏ mực tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch cỏ mực để loại bỏ bùn đất và bụi bẩn, để ráo. 

  • Bước 2: Tiếp đến, bạn phơi khô cỏ mực dưới bóng râm, sau đó bạn đem lên chảo sao khô hoàn toàn.

  • Bước 3: Đem cỏ mực đã sao khô nghiền nát thành bột mịn, cho vào lọ thuỷ tinh để bảo quản.

  • Bước 4: Khi dùng, bạn chỉ cần cho 10g bột cỏ mực vào nửa chén nước ăn cơm, khuấy đều để bột tan trong nước là có thể sử dụng. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống từ 2-3 lần, đều đặn trong vòng 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.

3. Cách dùng cây cỏ mực trị ho

Chuẩn bị: 20g cỏ mực

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm cỏ mực với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.

  • Bước 2: Tiếp đến, cho cỏ mực vào nồi nấu cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.

  • Bước 3: Cuối cùng, chắt lấy phần nước cốt để uống, nên nhớ uống khi còn ấm và chia làm thành các phần nhỏ trong ngày để sử dụng. 

4. Cách chữa bệnh viêm xoang bằng cỏ mực

Chuẩn bị: lá cỏ mực

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch cây cỏ mực, rồi giã nát, chắt lấy phần nước cốt cho vào chai thuốc nhỏ mắt đã hết.

  • Bước 2: Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần nhỏ từ 3-4 giọt nước cốt vào mũi, liên tục kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm xoang nhẹ đi. 

5. Bài thuốc trị rong kinh bằng cây cỏ mực

Chuẩn bị: 1 nắm cây cỏ mực tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm cỏ mực với nước muối pha loãng trong vài phút để loại bỏ bụi bẩn, vớt ra để ráo.

  • Bước 2: Giả nát haowjc xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt. 

  • Bước 3: Uống nước cỏ mực này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Kiên trì trong vòng 1 tuần, chứng rong kinh sẽ giảm rõ rệt.

6. Cách trị tóc bạc bằng cây cỏ mực

Chuẩn bị: cây cỏ mực, hà thủ ô đỏ, nữ trinh tử, thục địa, mỗi vị 15g

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.

  • Bước 2: Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng 3 bát nước cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 bát thì chắt lấy phần nước cốt và uống.

  • Bước 3: Nên duy trì uống mỗi ngày trong vòng 2-3 tháng để thấy được kết quả tốt nhất. 

Lưu ý tác hại của cây cỏ mực

Mặc dù cây cỏ mực lành tính nhưng khi sử dụng để điều trị bệnh bạn cũng cần phải lưu ý đến một số tác hại của cây cỏ mực sau đây:

Tác hại của cây cỏ mựcTác hại của cây cỏ mực

  • Phụ nữ đang mang thai khi muốn sử dụng

    cây cỏ mực

    để điều trị bệnh cần thăm hỏi ý kiến từ bác sĩ. Tránh các vấn đề ngoài ý muốn xảy ra như tụt huyết áp, rối loạn chứng đông máu, sinh non hoặc tệ hơn là sảy thai. Mẹ bầu sử dụng cỏ mực sẽ có nguy cơ cao đối diện với tiền sản giật, gây tử vong cho cả mẹ và bé. 

  • Lạm dụng cây cỏ mực quá đà có thể gây ngứa và làm khô âm đạo hoặc có thể gây kích ứng da, nôn mửa.

  • Người bị viêm đại tràng mãn tính, đi đại tiện phân lỏng, tiêu chảy, bụng sôi thì tuyệt đối không sử dụng cỏ mực. 

  • Với các bệnh lý liên quan đến lá lách, gan, thận, tiểu đường,… thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. 

Cách sử dụng cây cỏ mực chế biến đơn giản

Dùng cây cỏ mực không chỉ mang lại sức khỏe cho bản thân mà còn giúp nhan sắc được thăng hạng nếu bạn biết cách sử dụng loại thảo dược này. Vì thế, với một số cách chế biến cây cỏ mực đơn giản sau đây, hy vọng bạn có thể tận dụng được những ưu điểm tối đa của loài cây này nhé!

Cách dùng cây cỏ mựcCách dùng cây cỏ mực

1. Cỏ mực phơi khô nấu nước

Nguyên liệu: 1kg cỏ mực tươi

Cách thực hiện:

  • Cỏ mực rửa sạch với nước muối pha loãng để các tạp chất được loại bỏ, để ráo.

  • Cho vào ấm nấu cùng 1 lít nước, nấu cho đến khi sôi thì chắc lấy phần nước cốt, để nguội.

  • Có thể dùng nước này uống hằng ngày để giúp thanh lọc cơ thể.

2. Cỏ mực uống với nước dừa

Nguyên liệu: 1 lượng cây cỏ mực vừa phải

Cách thực hiện:

  • Ngâm cỏ mực vào nước muối pha loãng trong vài phút sau đó rửa sạch lại với nước. 

  • Lấy cỏ mực giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay đều là được.

  • Tiếp đến, cho cỏ mực vào bát lớn, rồi để nước dừa vào nhồi để cả hai nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

  • Lược qua rây, chắt lấy phần nước cốt để sử dụng. 

3. Nấu cao cỏ mực

Nguyên liệu: 1 lượng cây cỏ mực tuỳ ý, gừng, mật ong

Cách thực hiện:

  • Cỏ mực rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.

  • Sau đó nấu cỏ mực cho đến khi cô đặc lại thì bỏ mật ong và gừng vào nấu cô đặc lại một lần nữa.

  • Cho vào lọ thuỷ tinh để bảo quản, khi dùng chỉ cần lấy 1-2 muỗng canh hoà vào nước đun sôi là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần để thấy tác dụng tuyệt vời của chúng đối với cơ thể.

4. Uống cỏ mực với mật ong

Nguyên liệu: 1-2kg cỏ mực tươi, mật ong, 300-100g nữ trinh tử đã ngâm rượu 1 ngày

Cách thực hiện:

  • Nữ trinh tử sau khi ngâm rượu, bóc vỏ, rang khô rồi tán thành bột mịn.

  • Cây cỏ mực rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo rồi ép lấy nước trộn cùng mật ong và bột nữ trinh tử.

  • Trộn đều tất cả nguyên liệu trên, vo thành các viên tròn nhỏ để dễ uống. 

  • Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g cùng rượu gạo hâm nóng.

5. Đậu đen và cỏ mực

Đối với đậu đen và cây cỏ mực sẽ có 2 cách tùy thuộc vào bệnh lý mà bạn đang gặp phải.

– Cách 1: Trị tóc bạc sớm

Nguyên liệu: 30g đậu đen đã sao khô, 20g cỏ mực, thiên môn, thục địa đều, môi vị 20g, hà thủ ô, đương quy, táo nhân sao đen, tang diệp đều, mỗi vị 16g, đỗ trọng, cam thảo đều , mỗi vị 10g, táo tàu 6 quả

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu sắc uống cùng 1 lít nước để uống hằng ngày.

  • Chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

– Cách 2: Trị đại tiện ra máu

Nguyên liệu: 30g đậu đen đã sao khô, 20g cỏ mực, trắc bá diệp, thục địa đều, mỗi vị 16g, chi tử 10g, 12g hoa hoè sao khô

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu sắc thành thuốc uống hằng ngày.

  • Duy trì uống hằng ngày trong vòng 1 tháng, mỗi ngày 1 thang

6. Cây cỏ mực ngâm rượu

Nguyên liệu: cây cỏ mực, rượu 40-45 độ cồn

Cách thực hiện:

  • Cỏ mực rửa sạch với nước muối pha loãng trong vài phút để loại bỏ bụi bẩn.

  • Thái cây cỏ mực thành các khúc nhỏ 0,5cm, tiếp tục đem nguyên liệu tiếp tục ra phơi khô. 

  • Sau đó, đem vào bắt lên chảo sao khô, để nguội rồi cho vào bình thuỷ tinh ngâm theo tỉ lệ, cứ 0,5kg cỏ mực thì ngâm với 5 lít rượu.

  • Đậy kín nắp, ngâm trong vòng 3 tháng là có thể dùng được.

Hy vọng với những chia sẻ về cây cỏ mục trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của loại thảo dược này. Và nhanh chóng tìm được cách trị bệnh phù hợp, lành tính, an toàn để áp dụng nhé! Chúc bạn thành công!

(1 bình chọn) – 5/5