Cấu trúc đề thi đại học môn Toán ra như thế nào? – Thong tin tuyen sinh

Nội dung kiến thức

Tỉ lệ điểm

Phân tích đề thi từ năm 2010 đến 2014

1. Hàm số:

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số

Các bài toán liên quan

(Ý a, b của Câu 1)

20%

Các câu hỏi phần Hàm số có mức độ khó giảm dần. Từ năm 2010 đến năm 2013, hai câu hỏi phần hàm số ở mức độ dễ và trung bình thì đến năm 2014, cả hai ý a và b đều ở mức độ dễ. Phần kiến thức này chỉ yêu cầu học sinh nhớ được kiến thức và tính toán thành thạo.

2. Phương trình lượng giác

10%

Nội dung kiến thức phần phương trình lượng giác giữ ổn định ở mức độ câu hỏi dễ. Đặc biệt, đến năm 2014 thì ở mức “siêu dễ”.

3. Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình

10% (riêng năm 2010 chiếm 20%)

Đề thi năm 2010 có 1 câu bất phương trình và 1 câu hệ phương trình với tỉ lệ điểm chiếm 20%. Từ năm 2011 đến 2014, đề thi chỉ còn 1 câu hệ phương trình với mức độ câu hỏi khó yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và tư duy vận dụng cao.

Học sinh phải nắm vững các phương pháp giải phương trình, hệ phương trình và chịu khó rèn luyện thêm các bài nâng cao mới có thể giải được trong điều kiện thời gian có hạn.

4. Tích phân

10%

Qua đề thi các năm, câu hỏi phần Tích phân giữ nguyên ở mức độ trung bình. Đề thi yêu cầu học sinh nắm vững các công thức Tích phân cơ bản, các phương pháp tính Tích phân và cách vận dụng các kiến thức này.

ð Đây là phần kiến thức vừa sức, học sinh dễ dàng kiếm điểm ở câu này.

5. Hình học không gian

Thể tích

Khoảng cách

10%

Trong đề thi đại học môn Toán, phần Hình học không gian thường yêu cầu tính thể tích và tính khoảng cách. Qua đề thi các năm, câu hỏi tính thể tích thuộc mức độ câu hỏi trung bình, câu hỏi về khoảng cách thường khó hơn.

Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tính chất hình học trong không gian và công thức tính thể tích là có thể làm được câu về thể tích.

Yêu cầu tính khoảng cách yêu cầu học sinh phải có tư duy tốt về hình học không gian mới có thể giải được.

ð Cả hai phần kiến thức thể tích và khoảng cách đều yêu cầu cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng. Để dành điểm phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức hình học không gian và chăm chỉ luyện tập để rút ra được kinh nghiệm tư duy hình học không gian.

6. Bất đẳng thức, GTLN-GTNN

10% (riêng năm 2010 không có)

Nội dung Bất đẳng thức, GTLN – GTNN là câu hỏi có tính phân loại cao nhất trong đề thi. (Năm 2010, đề thi không có nội dung này, thay vào đó là 2 câu HPT và BPT). Ví dụ: câu 9 đề thi Toán khối A năm 2014

Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng lực, có tư duy sáng tạo, có niềm đam mê và chịu khó rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông mới có thể hoàn thành. Đây có thể được coi là câu “vận dụng cao” rõ ràng nhất, là câu mà các trường TOP trên có thể sử dụng để phân loại thí sinh.

7. Hình học phẳng

10%

Các câu hỏi Hình học phẳng có mức độ khó tăng dần, đặc biệt là năm 2013, 2014. Trong đề thi 2014, câu hỏi hình học phẳng ở mức độ khó, yêu cầu học sinh phải tư duy ở mức độ vận dụng cao.

Đây cũng là phần kiến thức mang tính phân loại thí sinh. Học sinh có mục tiêu vào các trường đại học phải tập trung ôn luyện và nắm vững kiến thức.

8. Hình giải tích không gian

10%

Nội dung hình giải tích không gian trong đề thi các năm 2010-2014 nằm ở mức độ từ dễ đến trung bình, độ khó tăng dần qua các năm nhưng ở mức vừa phải và không quá sức.

=> Đây là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi, học sinh chỉ cần chăm chỉ rèn luyện là có thể làm được.

9. Tổ hợp – xác xuất – nhị thức – số phức

10%

Nội dung kiến thức tổ hợp – xác suất – nhị thức, số phức là phần kiến thức dễ trong đề thi đại học các năm gần đây. Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức cơ bản, thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được.