Cấu trúc bản thảo bài báo
Cấu trúc một bản thảo bài báo
Trang 1.
Tiêu đề
Tiêu đề phải mang thông tin cụ thể về kết quả nghiên cứu, tiêu đề cần ngắn gọn. Tiêu đề sẽ thu hút lượng độc giả nếu như câu từ dễ tiếp cận được với nhiều đối tượng học thuật, độc giả bên ngoài lĩnh vực của bạn sẽ thu hút lượng độc giả lớn hơn.
Tên tác giả, Địa chỉ
Vui lòng cung cấp tên và họ của tất cả các tác giả.
Các địa chỉ công tác bao gồm:
- Khoa / Phòng /Trường đại học / viện nghiên cứu / công ty hoặc các tổ chức khác
- Địa chỉ công tác: gồm số, đường, phường, quận – huyện, tỉnh – thành phố, mã bưu điện, đất nước. (ví dụ: Khoa Dược, Trường Đại học Đông Á, số 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng 550000, Việt Nam.
Đặc biệt chú ý: Trong các tác giả, cần có 01 tác giả đóng vai trò tác giả liên hệ (corresponding author), tác giả này đóng vai trò gửi bài, liên hệ ban biên tập, chỉnh sửa và phản biện. Tác giả này thường là trưởng nhóm nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài hoặc hướng dẫn thực hiện các nghiên cứu khoa học, hoặc đóng vai trò khác do nhóm nghiên cứu tự quy định. Tác giả này đóng vai trò chính trong toàn bộ vấn đề nội dung công bố, bản quyền, và tự chịu trách nhiệm trước cộng đồng học thuật và trước pháp luật.
Tóm tắt
Phần tóm tắt thể hiện ngắn gọn nội dung của bài báo, tóm tắt viết không quá 300 từ, trong đó nêu lên những mục quan trọng nhất của bài báo mà không đi sâu vào chi tiết phương pháp luận. Phần tóm tắt sẽ được xuất bản riêng biệt, phải đầy đủ và dễ hiểu mà không cần tham chiếu đến văn bản.
Từ khóa
Liệt kê tối đa 5 từ khóa có liên quan đến nội dung của công trình, cách nhau bằng dấu phẩy. Các từ khóa phải tránh không bị trùng lặp với các từ đã sử dụng trong tiêu đề.
Trang 2.
Giới thiệu – Introduction
Phần giới thiệu của bản thảo cần nêu khái quát những vấn đề mà bài nghiên cứu đang hướng đến, đồng thời phải cung cấp đủ những thông tin cơ bản và các thông tin liên quan cập nhật tình hình – vấn đề nghiên cứu, cho phép người đọc hiểu và đánh giá kết quả. Khi bạn viết phần giới thiệu, cần lưu ý viết ngắn gọn, chỉ sử dụng những tài liệu tham khảo cần thiết nhất và cập nhật tài liệu tham khảo trong vòng 5-10 năm gần nhất.
Cần nêu những câu hỏi, ý kiến tranh luận liên quan về lĩnh vực nghiên cứu. Cần có các nhận định ngắn gọn về cơ sở của nghiên cứu, giả thuyết đã được đề cập hoặc mục đích tổng thể của các thí nghiệm được báo cáo, và nên đưa ra nhận xét về việc liệu mục tiêu đó có đạt được hay không.
Vật liệu và Phương pháp – Material and Methods
Phần này phải bao gồm đầy đủ thông tin kỹ thuật để thực hiện nghiên cứu. Cần mô tả chi tiết các phương pháp đã được sử dụng và cung cấp dẫn chứng của phương pháp đã được công nhận. Đối với các đề tài sủ dụng hóa chất thiết bị dụng cụ, cần có thông tin chi tiết của từng loại, xuất xứ và cần có các ghi chú nếu thiết bị hóa chất có nguy hiểm, hay bất thường, v.v. Đối với các bài báo lý thuyết bao gồm các phân tích tính toán, các chi tiết kỹ thuật (các mô hình phương pháp được áp dụng hoặc mới được phát triển) nên được trình bày rõ để độc giả có thể kiểm chứng.
Đối với ngành Khoa học Sức khỏe và Khoa học sự sống, cần công khai các phương pháp, và khi sử dụng động vật hoặc con người làm thí nghiệm thì phải có:
- Giấy chứng nhận thí nghiệm được thông qua Hội đồng y đức (bắt buộc)
Kết quả – Results and discussion
Phần này tác giả cần trình bày các phân tích thống kê về tất cả các thử nghiệm được đã được thực hiện để đưa đến kết luận của bài báo. Tác giả nên diễn giải kết quả, không nên đưa vào quá nhiều chi tiết thí nghiệm, chỉ đánh giá kết quả. Trình bày bằng văn bản càng ngắn gọn càng tốt, các bảng biểu và hình ảnh cần phải đánh số theo thứ tự mà chúng được trích dẫn chính xác trong văn bản.
Tác giả phải giải thích được các kết quả tìm ra và những thí nghiệm đã làm trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Lưu ý rằng không nên lặp lại nội dung đã có trước ở phần Kết quả hoặc phần Giới thiệu, thay vì đó nên trình bày những kết luận chính cùng với một số giải thích hoặc suy đoán về ý nghĩa của những kết luận này. Nội dung thảo luận cần ngắn gọn và lập luận chặt chẽ.
Kết luận – Conclusion
Kết luận của tác giả về nghiên cứu, đánh giá tổng thể và định hướng nghiên cứu tiếp theo nếu có.
Lời cảm ơn (tùy chọn)
Gửi lời cảm ơn đến những cá nhân đã đóng góp công sức vào dự án nghiên cứu cùng với tác giả.
Kinh phí nghiên cứu (nếu có)
Phần này nên mô tả các nguồn tài trợ đã hỗ trợ công việc. Nếu không có kinh phí nghiên cứu, vui lòng viết: Các tác giả tự túc thực hiện nghiên cứu này.
Đóng góp của tác giả (bắt buộc)
Vui lòng liệt kê các hạng mục công việc của từng tác giả đóng góp vào bài báo hay công trình nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
Tất cả các tài liệu tham khảo được trích dẫn phải được ghi đầy đủ, đúng theo định dạng của mẫu của Tập san. Tập san sử dụng phong cách Vancouver / ICMJE cho các tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo được liệt kê và đánh số theo thứ tự xuất hiện trong bản thảo.
Trong văn bản, các trích dẫn phải được biểu thị bằng số tham chiếu trong ngoặc [1]. Nhiều trích dẫn trong một tập hợp dấu ngoặc đơn phải được phân tách bằng dấu phẩy [1,2]. Trong trường hợp có nhiều hơn ba trích dẫn liên tiếp, thì sử dụng theo dạng [1-4]. Vui lòng sử dụng kiểu sau cho danh sách tham khảo:
Các bài báo đã xuất bản bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác
Đối với bài báo có dưới 06 tác giả:
- Halpern SD, Ubel PA, Caplan AL. Solid-organ transplantation in HIV-infected patients. N Engl J Med. 2002; 347(4):284-7.
Đối với bài báo có trên 06 tác giả
- Rose ME, Huerbin MB, Melick J et al. Regulation of interstitial excitatory amino acid concentrations after cortical contusion injury. Brain Res. 2002;935(12):40-6.
Đối với bài báo sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Anh:
- Ellingsen AE, Wilhelmsen I. Sykdomsangst blant medisin- og jusstudenter. Tidsskr Nor Laegeforen. 2002;122(8):785-7. Norwegian.
Các bài báo đã xuất bản bằng tiếng Việt
- Dương Thị Hồng, Đặng Thị Thanh Huyền (2016), "Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota tại một số điểm giám sát năm 2014", Tập san Y học dự phòng. 26(5), tr. 43-50.
- Lý Văn Xuân (2010), "Đánh giá xét nghiệm SD Bioline Rotavirus trong chẩn đoán phát hiện vi-rút rota", Tập san y học thành phố Hồ Chí Minh. 14, tr. 1-7.
Sách và chương sách
- Murray PR, Rosenthal KS, Kobayashi GS, Pfaller MA. Medical microbiology. 4th ed. St. Louis: Mosby; 2002.
- Gilstrap LC 3rd, Cunningham FG, VanDorsten JP, editors. Operative obstetrics. 2nd ed. New York: McGraw-Hill; 2002.
- Đỗ Tất Lợi. “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y học, Hà Nội, Việt Nam, 2014.
Luận văn
- Borkowski MM. Infant sleep and feeding: a telephone survey of Hispanic Americans. Central Michigan University; 2002.
- Đoàn Thị Bảo Ân. “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện gải đồ và nồng độ glucose máu trong bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Dược Huế (2016).
Kỷ yếu hội nghị
- Harnden P, Joffe JK, Jones WG. Germ cell tumours V. Proceedings of the 5th Germ Cell Tumour Conference; 2001 Sep 13-15; Leeds, UK. New York: Springer; 2002.
Báo cáo hội thảo
- Christensen S, Oppacher F. An analysis of Koza's computational effort statistic for genetic programming. In: EuroGP 2002: Proceedings of the 5th European Conference on Genetic Programming; 2002 Apr 3-5, Berlin, Germany.
- Lê Minh Quang, Trần Văn Hùng. “Nghiên cứu hoàn thiện quá trình thu hoạch cây Mộc Hương theo tiêu chuẩn Vietgap”. Hội thảo: Phát triển nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 2-4 tháng 8 năm 2021, Hà Nội, Việt Nam.
Xuất bản online.
Các bản thảo khi được chất nhận xuất bản sẽ được đăng trực tuyến ngay lập tức. Các tác giả cần lưu ý rằng không thể thay đổi các nội dung sau khi đã xuất bản trực tuyến.
Bài báo mẫu (xem file đính kèm)