Cau Hoi Trac Nghiem Mon Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc – Free Download PDF

Cau Hoi Trac Nghiem Mon Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc

Short Description

Download Cau Hoi Trac Nghiem Mon Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc…

Description

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.

Trong nghiên cứu định tính (qualitative research), giá trị và độ tin cậy liên quan đến: a. Tính trong sạch của phương pháp được sử dụng. b. Giá trị lý thuyết, và tính mọ tả, diễn dịch (descriptive, interpretive) của kết quả. c. Báo cáo trong một tạp chí học thuật. d. Báo cáo trong một hội nghị khoa học. e. Tất cả các câu trên đều đúng.

2.

Kỹ thuật thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính bao gồm: a. Quan sát. b. Phỏng vấn, có cấu trúc và không cấu trúc. c. Bằng khảo sát. d. Thí nghiệm. e. Tất cả các câu trên đều đúng.

3.

Quá trình tiến hành nghiên cứu theo thứ tự bao gồm: a. Tìm tư liệu xác định mục tiêu nghiên cứu. Đạt được sự hỗ trợ của cơ quan chủ quản; thực hiện nghiên cứu; báo cáo kết quả. b. Xác định đề nghiên cứu, nghiên cứu tư liệu liên quan đến đề tài; xác định hướng tiếp cận và phương pháp tiếp cận; xác định khuôn khổ lý thuyết và dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá; thực hiện nghiên cứu; báo cáo kết quả. c. Xác định đề tài nghiên cứu; nghiên cứu thành quả cá nhân của các nhà khoa học liên quan đến đề tài; phỏng vấn; thực hiện nghiên cứu; báo cáo kết quả. d. Mô tả giá trị của nghiên cứu và độ tin cậy. e. Xác định được vấn đề; tìm được người hướng dẫn; thu thập dữ liệu, tiến hành nghiên cứu và phân tích các dữ liệu; báo cáo kết quả.

4.

Trong quá trình quan sát tiến hành nghiên cứu, các ghi nhận tại hiện trường quan sát (field notes) cần phải có đầy đủ những thông tin sau đây: a. Thông tin mô tả các sự kiện. b. Thông tin quy nạp và suy diễn.

c. Thông tin phản hồi từ phỏng vấn. d. Thông tin mô tả liên quan đến các lý thuyết sử dụng trong đề tài. e. Tất cả các câu trên đều đúng.

5.

Một lý thuyết được gọi là falsiflable (có thể phủ định) khi: a. Lý thuyết đó được dựa trên những kết quả không thể nhân rộng. b. Lý thuyết đó có thể được thay thế bằng một lý thuyết đơn giản hay chính xác hơn. c. ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mâu thuẫn với nó. d. Ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mơ hồ rằng nó phù hợp hơn bất kỳ và tất cả kết quả có thể đạt được. e. Tất cả các câu trên đều sai.

6.

Khi nhóm nghiên cứu A tái lập một thí nghiệm của nhóm nghiên cứn B, nhưng không tái lập được kết quả (kết quả đạt được không giống kết quả công bố), kết quả của nhóm nghiên cứu B được kết luận là không: a. Có tính tương quan (correlation). b. Có tính trung thực (truthworthy). c. Có ý nghĩa thống kê (statiscally significant). d. Có thể nhân rộng (replicable). e. Có thể chấp nhận được (acceptable).

7.

Những người tham gia thí nghiệm thường không được thông tin về các điều kiện thí nghiệm được phân công cho họ vì lý do sau đây: a. Ngăn ngừa người tham gia thông tin bừa bãi. b. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi ý tưởng chủ quan (surveyor bias). c. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi sự tưởng tượng của người đó. d. Để có thể đảm bảo dữ liệu khách quan. e. Tất cả các câu trên đều đúng.

8.

Ưu điểm chính của một nghiên cứu thử nghiệm (axperimental study), trái ngược với một nghiên cứu tương quan (correlational study) là:

a. Nghiên cứu thử nghiệm ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các biến độc lập (independent variables) như nghiên cứu tương quan. b. Nghiên cứu thử nghiệm có thể dễ thực hiện hơn. c. Nghiên cứu thử nghiệm có thể thực hiện nhanh hơn. d. Nghiên cứu thử nghiệm có thể chứng minh được các liên hệ nguyên nhân và hệ quả (cause and effect) rõ rang hơn. e. Nghiên cứu thử nghiệm ít quan tâm đến vấn đề con người và trách nhiệm (ethical consideration).

9.

Một lý thuyết loại suy (falsiflable) là một lý thuyết có thể: a. Dùng để dự đoán được kết quả thử nghiệm qua các giả thuyết đối lập. b. Trái ngược với các bằng chứng được thiết lập. c. Lám ra các giả định không cần thiết. d. Quá mơ hồ để có thể sử dụng được. e. Nhân rộng các kết quả dựa trên lý thuyết đó.

10. Phương pháp nghiên cứu nào cho phép thiết lập quan hệ nguyên nhân và hệ quả một cách đáng tin cậy: a. Tương quan (correlation). b. Thử nghiệm (experiment). c. Loại suy (falsification). d. Quan sát thực địa (natural observation).

e. Phân tách dữ liệu (data analysis).

11. Trong một nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu kiểm tra tác dụng của nhạc Mozart trên hiệu suất lao động. Họ thấy rằng những người nghe Mozart làm việc tốt hơn những người không nghe, đặc biệt trong các công việc đòi hỏi sự lý luận. Sau đó họ lại thấy các khám phá này không có thể xác thực (validate) được. Theo bạn nguyên nhân quan trọng nhất là do: a. Kết quả không thể nhân rộng cho tất cả các trường hợp thử nghiệm. b. Kết quả ban đầu không được kiểm tra kỹ lưỡng. c. Quan sát ban đầu quá chủ quan. d. Nghiên cứu ban đầu là một nghiên cứu trừu tượng.

e. Biến độc lập về việc nghe nhạc Mozart không chính xác.

12. Sự khác biệt chính giữa một nghiên cứu tương quan (correlation stud) và thí nghiệm là: a. Trong thí nghiệm, những người tham gia đều nhận thức được về giả thuyết đang thử nghiệm. b. Trong thí nghiệm, tất cả các cá nhân đều được đối xử đồng đều như nhau. c. Trong thí nghiệm, ta có thể thiết lập quan sát tự nhiên. d. Trong thí nghiệm, ta có thể thay đổi các trị số của các biến độc lập. e. Tất cả các câu trên đều đúng.

13. Điều nào sau đây là một tính năng cần thiết nhất trong một nghiên cứu khoa học? a. Sự chọn lọc trên các dữ kiện. b. Nhu cầu đặc trưng của các đề tài khoa học. c. Khả năng nhân rộng cho các trường hợp khác. d. Sự tương quan giữa các lãnh vực khoa học tự nhiên. e. Tất cả các câu trên đều đúng. LITERATURE REVIEW – ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO 14. Một tổng quan tài liệu được xem là thành công khi nó có thể: a. Tổng hợp các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên cùng một câu hỏi/ đề tài nghiên cứu. b. Đánh giá hiện trạng kiến thức về một chủ đề bằng cách so sánh các đề tài nghiên cứu và các hướng tiếp cận. c. Đánh giá hiện trạng kiến thức về một chủ đề bằng cách so sánh các cách phân tích dữ liệu, kết luận được rút ra. d. Đặt vấn đề nghiên cứu hoặc giả thuyết khoa học tiền đề cho nghiên cứu. e. Tất cả các câu trên đều đúng.

15. Các nguồn tài liệu nghiên cứu có thể tìm được từ: a. Các giáo sư hướng dẫn. b. Báo chí. c. Bloga hoặc mạng xã hội.

d. Tài liệu tham khảo trên đề cương nghiên cứu tương tự. e. Tất cả các câu trên đều sai.

16. Khi viết một báo cáo khoa học cho một tạp chí học thuật hay cho một hội nghị khoa học, phần dẫn nhập (introduction) phải: a. Hướng dẫn người đọc về tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu của bạn. b. Phát biểu được vấn đề nghiên cứu (câu hỏi/giả thuyết khoa học). c. Từng bước thu nạp chủ đề hướng đến vấn đề cụ thể của bài báo. d. Trình bày được tình trạng kiến thức về vấn đề này (sơ lược công trình liên quan gần nhất và các ưu khuyết điểm). e. Tất cả các điều trên.

17. Khi viết một bài báo cáo khoa học cho một tạp chí học thuật hay cho một hội nghị khoa học, phần thân bài (body) phải: a. Mô tả và đánh giá từng nguồn tài liệu tham khảo. b. Có bố cục vững chắc. c. Có so sánh hoặc tương phản các yếu tố quan trọng. d. Có diễn tả về phương pháp/ lý thuyết tiếp cận và đánh giá kết quả. e. Tất cả các điều trên.

18. Khi viết một báo cáo khoa học cho một tạp chí học thuật hay cho một hội nghị khoa học, phần kết luận cần phải: a. Đánh giá và tổng kết những gì đã diễn đạt trong thân bài. b. Hiển thị những điểm mạnh và điểm yếu của kết quả đạt được. c. Cung cấp các câu hỏi đưa đến các nghiên cứu bổ sung. d. Rõ rang và trung thực, không hứa hẹn tương lai. e. Tất cả các điều trên.

19. Một tài liệu chuẩn có thể: a. Công bố từ một trường đại học nổi tiếng.

b. Được phản biện bởi các chuyên gia. c. Công bố bởi một nhóm tư duy chính trị nổi tiếng. d. Tìm thấy từ một trang web bất kỳ. e. Tất cả các điều trên.

20. Khi đánh giá bài báo khoa học qua tiềm năng của các tác giả, ta có thể dựa vào các thông tin sau: a. Số lượng các đồng tác giả: càng nhiều càng có tiềm năng. b. Tác giả có bằng Tiến sĩ. c. Tác giả biết quân bình cách trình bày các bằng chứng thực nghiệm (empirical evidence) và các vấn đề có thể trái ngược đến các bằng chứng đó (anecdoctal evidence). d. Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm. e. Tất cả các điều trên đều đúng.

21. Tính chất khách quan của một bài báo có thể nhận định được bởi: a. Sự hiện hữu của các tập dữ kiện từ các nguồn khác dùng để đánh giá kết quả. b. Cách trình bày dữ liệu mang tính cách phản biện. c. Sự né tránh các từ ngữ kích thích suy diễn về giá trị đạt được. d. Không có mâu thuẫn trong đánh giá. e. Tất cả các điều trên.

22. Giá trị một bài báo có thể tìm thấy: a. Bởi sự nhìn nhận cần them nghiên cứu bổ sung. b. Khi có kết luận hợp lý dựa trên các dữ liệu và kết quả đạt được c. Khi tác giả xác nhận rằng cần phải có them nghiên cứu hoàn chỉnh. d. Khi bài báo được xuất bản trong một tạp chí phổ biến. e. Tất cả các điều trên.

23. Trong báo cáo nghiên cứu của bạn, bạn nên đưa phần tổng quan khoa học (bao gồm việc nghiên cứu tài liệu về các công trình liên quan):

a. Ngay phần đầu của báo cáo. b. Ngay sau phần “Giới thiệu” (introduction). c. Ngay trong phần “Phương pháp” (research method). d. Ngay trước phần “Thư mục” (references). e. Trong phần “Tóm lược” (abstract).

24. Trong đề cương nghiên cứu, phần tổng quan tài liệu (literature review) của bạn nên: I. Giải thích tại sao đề tài nghiên cứu của bạn được chọn. II. Cung cấp cho người đọc một cách chi tiết về đề tài nghiên cứu của bạn, và nên bao gồm các sơ đồ và hình ảnh minh họa. III.

Mô tả tóm tắt phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của bạn.

IV. So sánh hướng nghiên cứu của bạn với các tác giả khác và nhấn mạnh về lý do tại sao công việc của bạn khác với họ.

a.

Chỉ I.

b.

II và III.

c.

I, III và IV.

d.

I và IV.

e.

Tất cả các điểm trên.

25. Bạn tìm kiếm thông tin về sự hình thành của các đám mây và bạn tìm thấy 2 trang web cung cấp các thông tin tương tự sử dụng trong cùng một từ ngữ. Bằng cách tham khảo chéo, bạn cho rằng cả hai trang web đều đáng tin cậy về nội dung nên được sử dụng mà không cần lo lắng về sự không chính xác của thông tin. a. Đúng. b. Sai.

26. Bạn muốn tìm hiểu cách thức rượu vang đỏ được thực hiện. Bạn tìm kiếm trên Google với từ khóa “Red Wine” nhưng kết quả bao gồm nếm rượu vang, các thương hiệu rượu vang và cửa hàng bán rượu vang đỏ. Để thu hẹp các truy vấn bạn nên sử dụng từ khóa nào ? a. Rượu vang đỏ và rượu vang. b. Rượu vang đỏ không nếm rượu không nhãn hiệu không cửa hàng.

c. Rượu vang đỏ và rượu vang không nếm rượu không nhãn hiệu không cửa hàng. d. Rượu vang đỏ không nhãn hiệu không cửa hàng. e. Tất cả các từ khóa trên đều sai.

27. Hình thức trích dẫn sách biên tập nào theo format CBB ? a. Smith, A.B. và Jones, C.D. (2007). Khởi công nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của chúng tôi. Sổ tay nghiên cứu. (Ed. A. Giáo sư). pp. 12-34 New York: Nhà Xuất bản Thành Công. b. Smith, A.B. và Jones, C.D. (2007). Khởi công nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của chúng tôi. Sổ tay

nghiên cứu. (Ed. A. Giáo sư). pp. 12-34. Nhà Xuất bản Thành Công (New York). c. Smith, A.B. và Jones, C.D. (2007). Khởi công nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của chúng tôi. Sổ tay

nghiên cứu. (Ed. A. Giáo sư). pp. 12-34. New York: Nhà Xuất bản Thành Công. d. Smith, A.B. và Jones, C.D. (2007). Khởi công nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của chúng tôi. Sổ tay

nghiên cứu. (Ed. A. Giáo sư). pp. 12-34. New York: Nhà Xuất bản Thành Công. e. Smith, A.B. và Jones, C.D. (2007). Khởi công nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của chúng tôi. Sổ tay

nghiên cứu. (Ed. A. Giáo sư). pp. 12-34. Nhà Xuất bản Thành Công (New York).

28. Khi viết tổng quan tài liệu (literature review), điều nào sau đây không nên làm: a. Khi bạn đọc mỗi tài liệu, bạn ghi lại những điểm có liên quan đến đề tài nghiên cứu của bạn. b. Sử dụng một phạm vi rộng các nguồn, trong đó bao gồm Internet, thư viện trường học báo chí, thay vì chỉ có một nguồn thu thập thông tin qua Google Scholar. c. Google từ khóa tài liệu và bao gồm “.pdf” cho các bài viết học thuật. Khi thấy những tài liệu có thể đáng quan tâm, nhẫn Ctrl – C và Ctrl –V. d. Xem đi xem lại bài viết của bạn nhiều lần để sữa các lỗi văn phạm. e. Tất cả các điều trên. EVALUATING A RESEARCH PAPER 29. Chúng ta luôn luôn bắt đầu một bài phê bình với phân tích kỹ thuật của mục tiêu nghiên cứu: a. Đúng. b. Sai.

30. Tất cả những báo cáo khoa học đều phải bao gồm phát biểu về giả thiết (hypothesis) khoa học của đề tài

a. Đúng.

b. Sai.

31. Các đặc tính và chiến lược lấy mẫu (sampling) luôn luôn được mô tả trong phần phương pháp của bài báo. a. Đúng. b. Sai.

32. Mục tiêu chính của việc đánh giá một bài báo khoa học là: a. Cung cấp một cái nhìn cân bằng về những điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu. b. Tìm ra điểm yếu ẩn mà phản biện không nhân ra sự quan trọng của nó. c. Đảm bảo sự chính xác của tất cả các khía cạnh nghiên cứu. d. Đánh giá xem kết quả có vượt xa so với các mục tiêu nghiên cứu hay không. e. Tất cả những điểm trên.

33. Những điều sau đây thường không thấy trong abstract của một bài báo khoa học a. Cơ sở lý thuyết (background literature). b. Mục đích của bài báo (purpose of study). c. Những khám phá chính (key findings). d. Phương pháp hoặc hướng tiếp cận (methode or appreson) e. Tất cả những điều trên.

34. Phần dẫn nhập của một bài báo thông thường trình bày: a. Định nghĩa của tất cả các biến trong nghiên cứu (study variables).

b. Tóm tắt các kết quả. c. Mô tả về mục đích nghiên cứu. d. Mô tả chi tiết của thiết kế thử nghiệm. e. Tất cả những điều trên.

35. Phần thân bài của một bài báo cần cung cấp

a. Đầy đủ cơ sở nền tảng để biện minh cho phương pháp được sử dụng. b. Lý do (rationales) cho tất cả giả thiết nghiên cứu. c. Đủ chi tiết để nghiên cứu có thể được lặp lại và nhân rộng. d. Mô tả đầy đủ các quy trình thống kê dữ liệu. e. Tất cả những điều trên.

36. Điều nào sau đây sẽ là điểm yếu chính trong phần thảo luận của một bài báo a. Tác giả không liên kết được kết quả với các nghiên cứu liên quan (existing literature).

b. Tác giả tóm tắt được những kết quả chính (key findings). c. Tác giả cung cấp đầy đủ chi tiết về điểm yếu của bài báo. d. Tác giả suy đoán được những ảnh hương của kết quả về mặt lý thuyết. e. Tất cả những điều trên. KHOA HỌC LÀ GÌ 37. Một trong những mục tiêu của khoa học là để khám phá ra những quy luật (regularities) hoặc định luật

(laws): a. Đúng. b. Sai.

38. Khoa học khác trực giác vì nó đánh giá một cách khách quan: a. Đúng. b. Sai.

39. Lý thuyết giải thích các định luật nhưng cũng có thể có định luật mà không có lý thuyết. a. Đúng. b. Sai.

40. Điều kiện nào sau đây không phải là một giả định (assumption) của khoa học: a. Sự kiện có thể được lặp đi lặp lại. b. Sự kiện lúc nào cũng có một nguyên nhân.

c. Lúc nào cũng có giải pháp cho bất cứ mọi vấn đề. d. Sự có thể khám phá (discoverability). e. Khoa học là tuyệt đối.

41. Cách mạng khoa học thường xảy ra khi : a. Trợ lý phòng thí nghiệm quyết định thành lập nghiệp đoàn. b. Các mô hình phức tạp được biến đổi để trở thành đơn giản. c. Những định luật và những lý thuyết hiện hữu được thay thế bởi những khám phá mới. d. Những nhà khoa học đầu ngành quyết định đổi mới. e. Tất cả điều trên đều sai. TÌM Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU 42. Kỹ năng định hướng là một thuộc tính quan trọng trong việc đi tìm ý tưởng nghiên cứu. a. Đúng. b. Sai.

43. Sự tò mò khoa học là một thuộc tính quan trọng trong việc đi tìm ý tưởng nghiên cứu.

a. Đúng. b. Sai.

44. Sự quan sát (một cách khoa học) là một thuộc tính quan trọng trong việc đi tìm ý tưởng nghiên cứu.

a. Đúng. b. Sai.

45. Internet là một nguồn ý tưởng hữu ích trong việc đi tìm ý tưởng nghiên cứu

a. Đúng. b. Sai.

46. Hội nghị khoa học chuyên ngành là một nguồn ý tưởng cho các sinh viên nghiên cứu bởi họ được tiếp cận với :

a. Các khám phá khoa học chưa được phản biện. b. Các thông tin chưa được thông báo rộng rãi, c. Các nhà tài trợ. d. Các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. e. Các câu trên đều sai.

47. Sự quan sát khoa học là a. Một nguồn ý tưởng nghiên cứu quan trọng bởi vì ta luông quan sát các hiện tượng bằng một sự quan

tâm đặc biệt. b. Một nguồn ý tưởng nghiên cứu quan trọng bởi vì tất cả các nghiên cứu tốt đều thích ứng với thực tế. c. Một nguồn ý tưởng nghiên cứu nghèo nào bởi vì sự quan sát luôn chủ quan. d. Một nguồn ý tưởng nghiên cứu nghèo nàn bởi thiếu tính cách khoa học. e. Một nguồn ý tưởng bình thường dành riêng cho sinh viên.

48. Việc đọc một bài báo khảo sát đặc biệt hữu ích để tạo ra ý tưởng khi : a. Ta có một mô hình chi phối tất cả các nghiên cứu. b. Bạn không tin tưởng vào ý tưởng của mình. c. Có nhiều bài báo liên quan đến cùng một chủ đề. d. Có một hai bài báo quan trọng về chủ đề đó. e. Tất cả đều đúng.

49. Khi tiến hành tìm kiếm tài liệu, ta nên cố gắng nắm bắt tất cả những nghiên cứu quan trọng bằng cách sử

dụng các từ khoá chung chung (general keywords). a. Đúng. b. Sai.

50. Đề tài luận văn cao học cần nhấn mạnh chữ ″ Nghiên cứu ″

a. Đúng. b. Sai.

để nêu rõ tính chất của công việc.

51. Do hạn chế thời gian và tài chính, các mẫu dữ liệu sử dụng trong một luận văn cao học không nhất thiết phải

đến từ các tập dữ liệu chuẩn. a. Đúng. b. Sai.

52. Việc hạn chế tìm kiếm tài liệu ở các tạp chí điện tử có thể gây ra: a. Thiếu các bài báo quan trọng trong các tạp chí cũ b. Dựa quá nhiều vào các kiến thức chỉ có rong các tài liệu trên mạng c. Tốn thời gian chờ đợi d. Sự dư thừa về các trích dẫn không quan trọng e. Tất cả các điều trên

53. Các sinh viên nghiên cứu nên viết về các giới hạn của đề tài khi làm kế hoạch nghiên cứu nhằm mục đích a. Báo cáo cho giáo sư hướng dẫn sự giới hạn của đề tài và các giới hạn của công việc b. Bảo đảm các kết quả nghiên cứu đồng thuận với giả thuyết nghiên cứu c. Xác định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tính xác thực (validity) và có thể bao gồm các kiểm tra thích hợp d. Tránh những sự trì hoãn tiêu cực đến luận văn e. Tiết kiệm thời gian và năng lượng

54. Sai lầm phổ biến nhất của các sinh viên nghiên cứu khi rút ra kết luận về nghiên cứu của họ là: a. Cung cấp giải thích nhưng bỏ qua những phát hiện quan trọng nhất b. Trình bày một kết luận hẹp rút ra từ kết quả nghiên cứu c. Cung cấp một giải thích khoa học vượt qua giới hạn của nghiên cứu d. Quên xác định lại các phát hiện của nghiên cứu e. Tất cả các điều trên THIẾT KẾ KHẢO SÁT 55. Khi thiết kế một khảo sát để đi tìm giải pháp cho một vấn đề, ta bắt đầu bằng các câu hỏi

a. Từ phức tạp đến đơn giản b. Từ tổng quát đến cụ thể c. Từ cụ thể tới tổng quát d. Từ đơn giản đến phức tạp e. Từ mở đến đóng

56. Những câu hỏi tế nhị thông thường được đặt ở

của bảng khảo sát nhằm mục đích

a. Cuối bảng, để những người được khảo sát có thể giải thích kỹ càng hơn b. Bất cứ chỗ nào trong bảng khảo sát; có câu trả lời tốt nhất c. Đầu bảng; làm rõ câu trả lời tế nhị d. Giữa bảng; cho phép thiết lập quan hệ tin tưởng e. Tất cả đều có thể được

57. Thứ tự các mục trong bảng khảo sát quan trọng vì a. Nội dung của mục trước có thể ảnh hưởng đến mục sau b. Người tham gia có thể mệt mỏi sau khi trả lời c. Các mục có thể đi từ tổng quát cho đến cụ thể d. Các cuộc khảo sát luôn bắt đầu với các thông tin cơ bản e. Tất cả đều đúng THỐNG KÊ DỮ LIỆU 58. Khi biểu diễn các biên độ biến (varibility) của một tập dữ liệu ta thông thường sử dụng a. Khoản tứ phân vị (interquatile range) b. Độ lệch chuẩn (standard deviation) c. Varlance d. Range e. Tất cả đều sai

59. Khi dữ liệu không được phân bố một cách bình thường (normally distributed ) các phương pháp đo về trong tâm (central tendency) và biên độ biến (variability) nào nên được sử dụng

a. Median and variance b. Mean and standard deviation c. Mean and range d. Median and range e. Median and standard deviation

60. Khi dữ liệu được phân bố bình thường, tỷ lệ nào rơi vào trong một khoảng lệch chuẩn (-1SD đến +1 SD) chung quanh trị số trung bình (mean) a. 100% b. 95% c. 68.28% d. 34.14% e. 17.07%

View more…

Comments

Download Cau Hoi Trac Nghiem Mon Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc…