Câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội

I. Phần trắc nghiệm

1. Chọn 1 đáp án mà anh (chị) cho là đúng: C.Mác và Ph.Ăngghen đã trực tiếp kế thừa di sản tư tưởng của những nhà triết học nào để xây dựng học thuyết của mình:

A. Shenlinh và Fichter

B. Phơbách và Hêghen

C. Hium, Phơbách

D. Cantơ và Hopxo

2. Chọn câu trả lời Sai. Điều kiện kinh tế – xã hội của sự ra đời triết học Mác là:

A. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp.

B. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách là một lực lượng chính trị xã hội độc lập.

C. Giai cấp vô sản đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

D. Nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng.

3.Cấp độ phát triển cao nhất của thế giới quan là:

A. Thế giới quan Thần thoại

B. Thế giới quan Tôn giáo

C. Thế giới quan Duy Vật Biện chứng

D. Thế giới quan Kinh nghiệm

4. Chọn 1 đáp án mà anh (chị) cho là đúng:Sự xuất hiện của triết học Mác là:

A. Sản phẩm tất yếu của điều kiện kinh tế – xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa giữa thế kỷ XIX.

B. Sự “lắp ghép” phép biện chứng duy tâm của Hêghen với chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phơ – bách.

C. Sự kế thừa thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học cổ điển Đức.

D. Kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại

5.Chọn câu trả lời đúng. Chức năng của triết học Mác là:

A. Giải thích cấu trúc thế giới

B. Xây dựng phương pháp cho các khoa học

C. Xác lập thế giới quan, Phương pháp luận chung cho các khoa học..

D. Giải thích các hiện tượng tâm linh

6.Các  bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin:

A. Triết học, Nghệ thuật, Chính trị

B. Triết học, Chính trị, Tôn giáo

C. Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị học Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học

D. Cả A và B

8. Khái niệm triết học (philosophia) thời Hy Lạp cổ đại nghĩa là gì?

A. Nhân sinh quan của con người

B. Con đường suy ngẫm để đi đến chân lý

C. Thế giới quan của con người

D. Yêu mến sự thông thái

9. Những cống hiến của Lênin đối với triết học Mác – Ăngghen?

A. Phê phán, khắc phục và chống lại những quan điểm sai lầm xuất hiện trong thời đại đế quốc chủ nghĩa như: chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa Mác; chủ nghĩa duy tâm vật lý học, bệnh ấu trĩ tả khuynh trong triết học, chủ nghĩa giáo điều…

B. Hiện thực hóa lý luận chủ nghĩa Mác bằng sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga.

C. Bổ sung và hoàn chỉnh về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề như lý luận về cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản, chính sách kinh tế mới…

D. Cả A, B, C

10. Quan điểm của CNDV về mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là gì?

A. Cuộc sống con người sẽ đi về đâu?

B. Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?

C. Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới.

D. Cả ba đáp án trên.

11. Về thực chất, chủ nghĩa nhị nguyên triết học có cùng bản chất với hệ thống triết lý nào?

A. Chủ nghĩa duy tâm*

B. Chủ nghĩa xét lại triết học.

C. Chủ nghĩa hoài nghi

D. Chủ nghĩa tương đối.

12. Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng cổ đại là gì?

A. Biện chứng duy tâm.

B. Biện chứng ngây thơ, chất phác.

C. Biện chứng duy vật khoa học.

D. Biện chứng chủ quan.

13.Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hóa từ sự tự vận động của ý niệm tuyệt đối. Quan niệm trên thuộc lập trường triết học nào ?

A. Chủ nghĩa duy vật.

B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.*

D. Chủ nghĩa nhị nguyên triết học.

14. Điểm chung trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại về vật chất là:

A. Đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể cảm tính, với thuộc tính phổ biến của vật

thể.

B. Đồng nhất vật chất với nguyên tử.

C. Đồng nhất vật chất với thực tại khách quan.

D. Đồng nhất vật chất với nước.

15.Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại

là:

A. Xuất phát từ thế giới vật chất, từ kinh nghiệm thực tiễn để khái quát quan niệm

về vật chất.

B. Xuất phát từ tư duy.

C. Xuất phát từ ý thức.

D. Xuất phát từ ý muốn khách qua

16.Trong mối quan hệ giữa vận động và đứng im thì vận động là:

A. Tương đối.

B. Tuyệt đối.

C. Vĩnh viễn.

D. Tạm thời

16.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian?

A. Vận động cơ giới

B. Vận động vật lý

C. Vận động hóa

D. Vận động sinh vật

17.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các phân tử, các hạt cơ bản?

A. Vận động cơ giới

B. Vận động vật lý

C. Vận động hóa

D. Vận động sinh vật

18.Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải?

A. Vận động cơ giới

B. Vận động vật lý

C. Vận động hóa

D. Vận động sinh vật

19. Theo Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường?

A. Vận động cơ giới

B.  Vận động vật lý

C. Vận động hóa

D. Vận động sinh vật

20.Theo Ăngghen, hình thức vận động đặc trưng của con người và xã hội loài người là hình thức?

A. Vận động cơ giới

B. Vận động vật lý

C. Vận động xã hội

D. Vận động sinh vật

21.Hình thức nào là hình thức vận động đa dạng, phức tạp nhất trong thế giới vật chất?

A. Xã hội.

B. Các phản ứng hạt nhân.

C. Sự tiến hóa các loài.

D. Vận động sinh học

22.Lựa chọn mệnh đề phát biểu đúng trong số các mệnh đề được liệt kê sau đây:

A) Các hình thức vận động của vật chất tồn tại độc lập với nhau.

B) Các hình thức vận động của vật chất có thể chuyển hóa lẫn nhau.

C) Giữa các hình thức vận động của vật chất có tồn tại hình thức vận động trung gian.

D) Cả b và c.

23.Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:

A) Lao động và ngôn ngữ.

B) Lao động trí óc và lao động chân tay.

C) Thực tiễn kinh tế và lao động.

D) Lao động và nghiên cứu khoa học.

24.Quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản chất của ý thức?

A) Bản chất của ý thức con người là sự sáng tạo.

B) Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực

tiễn xã hội.

C) Ý thức mang bản chất trực giác.

D) Ý thức có bản chất là tư duy.

25.Quan điểm nào  là của Chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A) Vật chất và ý thức là hai lĩnh vực riêng biệt không cái nào liên quan đến cái nào.

B) Ý thức có trước vật chất và quyết định vật chất.

C) Vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.

D) Vật chất và ý thức không cái nào quyết định cái nào.

26.Theo triết học Mác – Lênin, vai trò của ý thức đối với vật chất là gì?

A) Ý thức sinh ra vật chất

B) Ý thức và vật chất không có mối quan hệ với nhau

C) Ý thức có vai trò quyết định đối với vật chất

D) Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người

27.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thực hiện thông qua:

A) Sự suy nghĩ của con người.

B) Hoạt động thực tiễn

C) Hoạt động lý luận.

D) Cả a, b, c.

28.Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong nhận thức và thực tiễn cần:

A) Phát huy tính năng động chủ quan.

B) Xuất phát từ thực tế khách quan.

C) Cả a và b

D) Không có phương án đúng.

29.Theo anh (chị) bệnh chủ quan, duy ý chí biểu hiện như thế nào?

A) Chỉ căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để định ra chiến lược và sách lược cách mạng.

B) Chỉ căn cứ vào quy luật khách quan để định ra chiến lược và sách lược cách mạng

C) Chỉ căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác để định ra chiến lược và sách lược cách

mạng

D) Chỉ căn cứ vào mong muốn chủ quan để định ra chiến lược và sách lược cách

mạng

30. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Mọi chủ trương, đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Quan điểm này xuất phát từ:

A) Nguyên lý mối liên hệ phổ biến

B) Nguyên lý về sự phát triển

C) Mối quan hệ biện chứng vật chất quyết định ý thức

D) Mối quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng quyết định ý thức xã hội

31.Nguyên tắc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, đồng thời

phát huy tính năng động chủ quan đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tránh rơi vào……

A) Giáo điều, kinh nghiệm

B) Trì trệ, thụ động và chủ quan duy ý chí

C) Chiết trung

D) Tất cả các đáp án đều sai