Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì? Quy định mới nhất

Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì?

Thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử là giấy tờ tùy thân của công dân có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân. Tuy nhiên hiện nay, nhiều công dân đang gặp phải những khó khăn sau khi nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp là thông tin trên thẻ bị sai, quét mã QR không ra thông tin số CMND…Vậy để giải quyết vấn đề căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì? Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Thông tư 40/2019/TT-BCA

Thông tư 59/2021/TT-BCA

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước công dân gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử, là thiết bị nhận diện, xác định danh tính và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.

2. Đổi sang căn cước công dân gắn chip, người dân được lợi gì?

So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Mặc dù chức năng của thẻ khá nhiều, nhưng kích thước của e-ID vẫn giống như một thẻ ATM với một điểm trên thẻ là điểm kết nối kim loại để đọc dữ liệu hoặc không cần điểm tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID). Ngoài việc cho phép chính quyền truy xuất dữ liệu công dân nhanh, chính xác, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.

3. Căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì?

Trong quá trình cấp căn cước, ở giai đoạn đầu hệ thống hoạt động chưa ổn định, nên một số trường hợp căn cước công dân gắn chip in ra vân tay bị xấu, nhòe, không rõ nét hoặc bị sai chính tả, sai ngày tháng năm sinh, giới tính… Đối với những trường hợp khi trả căn cước công dân gắn chip có lỗi, người dân cần có ý kiến để cơ quan công an thu hồi và cấp đổi.

Có ba trường hợp dẫn đến tình trạng căn cước công dân gắn chip bị lỗi, sai chính tả, sai sót thông tin như sau:

Trường hợp thứ nhất, sai thông tin, sai chính tả trên thẻ căn cước do người dân kê khai thông tin chưa chính xác.

Người dân cần mang căn cước công dân gắn chip đến cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục thu hồi và cấp đổi. Trong trường hợp này, người dân sẽ phải chịu lệ phí cấp đổi căn cước công dân theo Luật định.

Trường hợp thứ hai, sai chính tả, in xấu, nhòe, không rõ nét do cơ quan công an. Người dân mang căn cước công dân gắn chip đến cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục thu hồi và cấp đổi. Trong trường hợp này, người dân sẽ được cấp đổi hoàn toàn miễn phí.

Trường hợp thứ ba, Mã QR trên CCCD gắn chíp không có số CMND cũ

Do công dân không kê khai thông tin số chứng minh nhân dân (CMND) 9 số trong phiếu thu thập thông tin dân cư nên nhiều thẻ CCCD gắn chip mã QR không chứa số CMND 9 số. Để khắc phục vấn đề này, công dân có thể làm theo 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng giấy xác nhận số CMND

Về việc cấp giấy xác nhận số CMND, Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA) quy định như sau:

– Công dân được cấp Giấy xác nhận số CMND đối với tất cả các trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ CCCD.

– Khi đi đổi CMND 12 số qua CCCD, nếu trường hợp CMND số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì được cấp Giấy xác nhận số CMND.

Như vậy nếu mã QR trong CCCD gắn chíp không hiển thị số CMND cũ thì công dân có thể sử dụng giấy xác nhận số CMND để thực hiện các giao dịch, thủ tục.

Cách 2: Liên hệ công an nơi đã làm thủ tục cấp CCCD gắn chíp để tiến hành bổ sung, cập nhật thông tin.

4. Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân

Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA, thủ tục đổi thẻ căn cước công dân được thực hiện như sau:

Trước hết, bạn hãy đến cơ quan công an, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và yêu cầu đổi thẻ căn cước công dân. Khi đi, bạn cần mang theo sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bản gốc. Đó là những loại giấy tờ có thể hiện thông tin về ngày sinh của bạn.

Tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị, bạn xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh được thông tin ngày sinh của mình. Sau đó, bạn sẽ được hỗ trợ thực hiện kiểm tra, đối chiếu và sửa thông tin công dân (nếu sai) trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau khi thông tin của công dân trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được sửa và cập nhật thông tin chính xác, bạn sẽ được tiến hành làm thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân.

Cán bộ Công an sẽ thực hiện lần lượt các thủ tục sau:

– Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhận dạng; thu nhận vân tay;

– Chụp ảnh chân dung;

– In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.

Trong trường hợp phải nộp lệ phí, bạn cần nộp theo quy định. Ngoài ra, theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, đổi thẻ căn cước công dân gắn chip khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chíp do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân thì người dân không phải nộp lệ phí.

Sau đó, cán bộ Công an sẽ thu hồi Căn cước công dân bị lỗi của bạn và cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ cấp cho bạn giấy hẹn trả kết quả.

Đúng ngày hẹn được in trên giấy, bạn đến nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện (nếu bạn đăng ký trả thẻ đến địa chỉ). Trường hợp bạn đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an sẽ lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và bạn phải trả phí theo quy định.

Trên đây là tư vấn của Phamlaw về vấn đề căn cước công dân gắn chip bị lỗi, phải làm gì? Nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

5.0