Cảm lạnh thông thường (Common cold) – Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

I. TỔNG QUAN VỀ CẢM LẠNH

Cảm lạnh thông thường là bệnh phổ biến ở trẻ em. Trẻ em dễ bị mắc bệnh thường xuyên hơn và triệu chứng kéo dài hơn người lớn. Hôm nay chúng ta tìm hiểu xem nguyên nhân, triệu chứng và điều trị cảm lạnh thông thường ở trẻ em.

Nguyên nhân gây cảm lạnh?

  • Siêu vi: là 1 nhóm các triệu chứng gây ra bởi 1 số các loại virus khác nhau. Có trên 100 chủng khác nhau của Rhinovirus, là loại thường gây ra cảm lạnh nhất. Một số loại virus khác gây bệnh như: Enterovirus ( Echovirus và Coxsackievirus) và Coronavirus. Vì có rất nhiều loại virus gây cảm lạnh thông thường nên chúng ta có thể bị nhiều lần trong năm.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi trung bình từ 6-8 đợt cảm lạnh trong năm ( có thể 1lần/tháng, từ tháng 9- đến tháng 4), với triệu chứng kéo dài trung bình 14 ngày. những trẻ đi nhà trẻ dường như bị cảm lạnh nhiều hơn trẻ chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên khi trẻ đi học tiểu học chúng lại bị cảm lạnh ít hơn, có lẽ vì đã có hệ miễn dịch tốt hơn.
  • Mùa: Cảm lạnh thông thường có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong năm, mặc dù thường xảy ra nhất vào mùa thu và đông, Cảm lạnh không phải do tiếp xúc với khí hậu lạnh hoặc không khí lạnh.
  • Sự lây nhiễm: Cảm lạnh được truyền từ người này sang người khác, hoặc bằng tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc với virus trong môi trường. và dễ lây nhất trong 2-4 ngày đầu.

II. TRIỆU CHỨNG CỦA CẢM LẠNH THÔNG THƯỜNG

–  Triệu chứng xuất hiện sau 1-2 ngày phơi nhiễm. Ở trẻ em, nghẹt mũi là triệu chứng nổi bật. Trẻ cũng có thể sổ mũi nước trong, vàng hoặc xanh; sốt ( nhiệt độ cao hơn 380C) là triệu chứng phổ biến trong 3 ngày đầu của bệnh.

– Triệu chứng khác bao gồm: đau họng, ho, quấy, khó ngủ, và giảm sự thèm ăn.  Niêm mạc mũi có thêt đỏ và sưng, hạch bạch huyết ở cổ có thể hơi to.

Các triệu chứng cảm lạnh thường nghiêm trọng nhất trong 10 ngày đầu. Tuy nhiên, 1 số trẻ có triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi,và ho trên kéo dài trên 10 ngày. Ngoài ra, không có gì lạ khi trẻ bị cảm lạnh lần 2 khi mà các triệu chứng đợt đầu thuyên giảm, điều đó có thể cho thấy dường như trẻ bị cảm lạnh kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông. Đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nếu không có bất kỳ những triệu chứng nghiêm trọng. (phần dưới)

III. BIẾN CHỨNG CẢM LẠNH THÔNG THƯỜNG

Hầu hết trẻ bị cảm lạnh không có biến chứng. Tuy nhiên, ba mẹ nên nhận thức được các triệu chứng có thể của các biến chứng.

– Viêm tai : khoảng 5-19% trẻ cảm lạnh tiến triển đến viêm tai ( do vi trùng hoặc siêu vi). Nếu trẻ sốt (>38 độ) sau 3 ngày đầu của cảm lạnh, thì tình trạng viêm tai có thể giải thích được.

– Suyễn: cảm lạnh có thể gây khò khè ở trẻ mà không có khò khè trước đó hoặc làm suyễn nặng hơn ở trẻ có tiền căn suyễn.

– Viêm xoang: trẻ nghẹt mũi mà không cải thiện sau 10 ngày có thể có tình trạng nhiễm trùng xoang.

– Viễm phổi: trẻ tiến triển sốt cao sau 3 ngày đầu của cảm lạnh có thể có viêm phổi do vi trùng, đặc biệt có kèm theo ho, và thở nhanh.

IV. ĐIỀU TRỊ:

  1. Điều trị triệu chứng:

– Cảm lạnh ở trẻ em điều trị khác với người lớn. Anti histamin, thuốc làm thông mũi, thuốc ho,thuốc long đàm, đơn trị hoặc kết hợp điều được bán trên thị trường. Tuy nhiên, 1 vài thử nghiệm lâm sàng về các sản phẩm này dành cho trẻ em, và không có nghiên cứu nào chứng minh lợi ích cho trẻ em. FDA khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm này cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các sản phẩm này không được chứng minh hiệu quả và có khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm. Đối với trẻ > 6 tuổi, các thuốc này có thể ít rủi ro hơn, tuy nhiên vẫn không có lợi ích được chứng minh.

– Ba mẹ có thể cho ACETAMINOPHEN (ví dụ Tylenol) để điều trị cho trẻ (>3 th) khó chịu vì sốt trong 3 ngày đầu của cảm lạnh. IBUPROFEN ( ví dụ Advil, Motrin) có thể cho trẻ trên 6th ( chú ý loại trừ khả năng sốt xuất huyết ở Việt Nam). ASPIRIN không nên cho trẻ < 18 tuổi. Lưu ý nếu trẻ không khó chịu vì sốt thì những thuốc này cũng ko hiệu quả.

– Độ ẩm không khí có thể cải thiện triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi. Đối với trẻ nhũ nhi, ba mẹ có thể cố gắng nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy, và sau đó là hút mũi. (nước muối có thể mua tại nhà thuốc hoặc tự pha 1/4 muỗng cà phê muối + 1 cốc nước ấm) nên làm trước ăn để tránh trẻ bị ói ( lưu ý nhỏ mũi để vài phút cho nước nhầy loãng rồi sau đó mới hút) . Còn trẻ lớn có thể dùng dạng xịt.

– Mật ong: có thể giúp giảm triệu chứng ho ban đêm ở trẻ trên 12 tháng.

– Ba mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước , tránh nước có ga. Trẻ thường chán ăn và ăn ít hơn bình thường. Nếu trẻ từ chối ăn hoàn toàn trong thời gian dài, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

  1. Kháng sinh:

– Kháng sinh không hiệu quả điều trị cảm lạnh. Cần thiết khi cảm lạnh có biến chứng là bội nhiễm vi trùng, như viêm tai, viêm phổi, hoặc viêm xoang. Sử dụng kháng sinh không thích hợp dẫn đến nguy cơ đề kháng kháng sinh và có thể có tác dụng phụ như phản ứng dị ứng.

  1. Những điều trị khác:

Có vài bằng chứng cho thấy sử dụng vitamin C có thể làm giảm thời gian cảm lạnh thông thường.

V. PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH THÔNG THƯỜNG

Vệ sinh sạch sẽ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus gây cảm lạnh. Bao gồm:

– Rửa tay : rửa tay bằng nước và xà phòng 15-30s. Hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau ăn và sau ho hoặc hắt hơi. Trường hợp không có bồn rửa thì có thể dùng rửa tay bằng cồn.

–  Ba mẹ cố gắng cho trẻ hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.

– Sử dụng chất tẩy rửa gia dụng diệt virus như phenol ( như Lysol) có thể giúp giảm lây truyền virus.

VI. KHI NÀO ĐƯA TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ

Nếu trẻ có những đặc điểm dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế , bất kể thời gian nào:

–  Bỏ ăn uống trong thời gian dài.

–  Thay đổi thói quen, bao gồm: quấy bức rức hoặc lơ mơ;

– Khó thở, hoặc thở nhanh.

Ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu những triệu chứng dưới đây tiến triển hoặc quá lo lắng cho trẻ:

  • Sốt cao từ 38.50C trên 3 ngày.
  • Nghẹt mũi nặng hơn hoặc không cải thiện sau 10 ngày.
  • Mắt đỏ hoặc vàng hơn .
  • Triệu chứng của viêm tai ( đau, chảy dịch, ù tai)

TÓM LẠI:

  • Cảm lạnh thường do virus. Trẻ dưới 6th trung bình 6 -8 lần cảm lạnh/năm( có thể 1 lần/tháng từ T9-T4), kéo dài trung bình 14 ngày.
  • Cảm lạnh dễ lây nhất trong 2-4 ngày đầu tiên. Những người bị cảm lạnh mang virus trên tay có thể lây nhiễm cho người khác trong ít nhất 2h tiếp xúc.
  • Triệu chứng cảm lạnh thường bắt đầu sau 1-2 ngày sau phơi nhiễm. Ở trẻ em, nghẹt mũi là triệu chứng nổi bật nhất. Ngoài ra có có thể chảy nước mũi trong, vàng hoặc xanh. Sốt > 380C trong 3 ngày đầu. Còn có thể đau họng, ho, quấy, khó ngủ,và chán ăn.
  • Hầu hết cảm lạnh không tiến triển biến chứng. Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý các triệu chứng chỉ điểm các biến chứng như: viêm tai, hen, viêm xoang, viêm phổi.
  • Có 1 vài thử nghiệm lâm sàng về thuốc cảm lạnh ( kháng histamin, thuốc long đàm, thuốc ho) cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và không có nghiên cứu nào chứng mình bất kỳ lợi ích nào.
  • Ba mẹ có thể cho Acetaminophen hoặc Ibuprofen ( chú ý không loại trừ sốt xuất huyết thì không nên dùng). Làm ẩm không khí có thể cải thiện triệu chứng sổ mũi và nghẹt mũi. Mật ong có thể giúp ích cho ho về đêm của trẻ >12 th.
  • Bố mẹ nên khuyến khích trẻ uổng đủ nước, tránh nước có gas.
  • Kháng sinh không hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Nó thật sự cần thiết nếu có biến chứng bội nhiễm vi trùng như viêm tai, viêm phổi, viêm xoang.
  • Một số bằng chứng cho thấy sử dụng Vitamin C phòng ngừa có thể giảm thời gian bị cảm lạnh. Ngoại trừ Vitamin C không có phương pháp điều trị thay thế nào được chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng.
  • Vệ sinh sạch sẽ có thể giúp ngăn nhiễm virus gây cảm lạnh, bao gồm rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay bằng cồn, và tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Nguồn: https://www.uptodate.com/contents/the-common-cold-in-children-beyond-the-basics?search=common%20cold%20children&source=search_result&selectedTitle=4~150&usage_type=default&display_rank=4