Cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ từ 6-7 tháng
Nội Dung Chính
Cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ từ 6 – 7 tháng
Ăn dặm truyền thống là phương pháp chăm sóc bé phổ biến được các mẹ bỉm quan tâm. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi trong bài viết dưới đây nhé.
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi bé cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Các mẹ hãy tìm hiểu và lựa chọn thực đơn ăn dặm một cách khoa học và hợp lý để bé được phát triển tốt nhất.
1 Ăn dặm truyền thống là gì?
Thông thường các bé ở độ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu ăn dặm. Ăn dặm là phương pháp truyền thống lâu đời và được duy trì cho đến nay. Đây là phương pháp cho bé sử dụng bột xay nhuyễn kết hợp với các thực phẩm khác trong bữa ăn. Rồi dần dần mới cho bé chuyển sang ăn cháo.
2 Tại sao nên lựa chọn thực đơn ăn dặm truyền thống?
Khi mẹ sử dụng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé sẽ giúp bé được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính: Tinh bột, chất đạm, vitamin, chất béo.
Phương pháp ăn dặm truyền thống giúp bé làm quen dần khi chuyển từ sữa mẹ đến ăn thức ăn lỏng, thức ăn đặc. Ăn dặm cũng giúp cho bé bớt biếng ăn hơn.
Vì là thức ăn lỏng dạ dày của bé sẽ khỏe hơn. Hệ tiêu hoá của bé cũng có thời gian thích ứng với các loại thực phẩm mới.
Thức ăn được chế biến rất dễ dàng giúp mẹ tiết kiệm được thời gian.
3 Lưu ý khi cho bé bắt đầu ăn dặm truyền thống
Mặc dù là phương pháp truyền thống lâu đời, nhưng bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Theo các chuyên gia cho rằng bé từ 6 tháng tuổi là độ tuổi hợp lý nhất cho bé ăn dặm. Khi bé trước 6 tháng tuổi dạ dày còn yếu, nếu đưa các chất dinh dưỡng quá sớm bé sẽ không hấp thu được. Ngược lại nếu cho bé ăn dặm muộn quá sẽ khiến bé bị thiếu các chất dinh dưỡng . Thiếu dinh dưỡng có thể gây ra bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của bé.
- Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm ở giai đoạn đầu tiên không cần phải đủ tất cả các chất. Sau đó mới đa dạng các nhóm thức ăn: Tinh bột, vitamin, chất đạm, chất béo, khoáng chất.
- Giai đoạn đầu mẹ vẫn phải duy trì lượng sữa cho bé mỗi ngày. Ở giai đoạn này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, mỗi ngày phải đảm bảo khoảng 400ml sữa cho bé.
4 Dưỡng chất nào cần được đảm bảo trong thực đơn ăn dặm truyền thống?
Thực đơn ăn dặm truyền thống cần có đủ những chất sau:
5 Các nguyên tắc cần chú ý trong bước xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé
Ăn dặm 1 đến 2 bữa một ngày, uống sữa từ 3 đến 4 bữa một ngày
Món ăn của bé phải được xay nhuyễn và mềm
Đầu tiên tập cho bé ăn dặm vị ngọt sau đó chuyển sang vị mặn. Bắt đầu từ cháo chuyển sang rau củ như cà rốt, chuối, bơ… Rồi mới chuyển sang các loại thịt
Các mẹ nên chú ý khi sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, đậu nành, mật ong…
6 Cách nấu các món ăn dặm truyền thống cho bé
Món ăn lý tưởng và đơn giản nhất lúc mới bắt đầu cho bé tập ăn dặm là cháo trắng kết hợp với các thực phẩm như bí đỏ, cà rốt, khoai tây… Sau đây là cách nấu một vài món ăn dặm cho bé chỉ trong vài bước đơn giản.
Món cháo cà rốt
Nguyên liệu: Gạo, cà rốt
Các bước:
Bước 1 Lấy gạo nấu cháo trắng với tỷ lệ 1 gạo 10 nước. Khi cháo đã chín thì lọc qua rây cho mịn.
Bước 2 Sơ chế cà rốt, đem hấp hoặc luộc cho mềm rồi nghiền mịn.
Bước 3 Cuối cùng cho cà rốt vào cháo trắng, khuấy đều rồi đun sôi trong 2 phút thì tắt bếp.
Món bơ trộn sữa
Nguyên liệu: ¼ quả bơ, 50ml sữa
Các bước:
Bước 1 Bơ lột vỏ, bỏ hạt rồi nghiền mịn
Bước 2 Cho vào 50ml sữa rồi trộn đều là xong
Lưu ý ở đây các nguyên liệu được sử dụng đều phải được xay mịn để bé có thể hấp thu dễ dàng và hiệu quả nhất.
7 Gợi ý thực đơn một tuần ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi
Thứ 2: Cháo cà rốt
Thứ 3: Cháo bí ngô
Thứ 4: Món bơ trộn sữa
Thứ 5: Cháo khoai tây
Thứ 6: Món đu đủ nghiền sữa
Thứ 7: Cháo khoai lang
Chủ nhật: Cháo bí xanh
Các món ăn dặm cho bé thật đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên bố mẹ phải chú ý một số thông tin, nguyên tắc trong các bước xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé một cách khoa học nhất nhé.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Chọn mua bột ăn dặm chất lượng cho bé tại Bách hóa XANH nhé:
Bách hóa XANH