Cách viết thư giới thiệu xin việc bất chấp mọi đối thủ

Nếu chỉ dựa vào sơ yếu lý lịch, CV xin việc hay bằng cấp thì hồ sơ của bạn chưa đủ sức thuyết phục. Nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng một bản pr bản thân một cách đúng nghĩa, vừa thú vị đồng thời cũng cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình tìm người phù hợp. Vậy cách viết thư giới thiệu xin việc nên trình bày thế nào mới đúng ý nhà tuyển dụng? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu ngay với những thông tin sau đây.

1. Thư giới thiệu xin việc thực chất là gì? Cách viết thư giới thiệu xin việc

Thư giới thiệu xin việc không còn xa lạ gì với thời buổi hiện tại thế nhưng vẫn còn không ít ứng viên chưa hiểu rõ về nó bởi nó được tồn tại dưới nhiều cái tên khác nhau như thư xin việc hay thư ứng tuyển việc làm.

Với sự đa dạng về tên gọi này, chắc chắn ai cũng phải hoang mang không biết đâu mới là bản chất thật của nó, liệu trong đó có bạn?

Thực chất, thư giới thiệu xin việc chính là thư ứng tuyển mà bạn vẫn thường dùng trong hồ sơ xin việc. Giống như CV xin việc mẫu, đây là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với bất cứ ứng viên khi đi xin việc ở vị trí nào.

Thư giới thiệu xin việc thực chất là gì Thư giới thiệu xin việc thực chất là gì? cách viết thư giới thiệu xin việc

Thư giới thiệu xin việc bày tỏ nguyện vọng của bản thân đối với công việc và doanh nghiệp tuyển dụng. Hiện nay nhiều ứng viên thường sử dụng mẫu thư giới thiệu xin việc thay cho lá đơn xin việc làm có sẵn trong hồ sơ xin việc

Sự thay thế này thực chất không ảnh hưởng gì đến hồ sơ của bạn thậm chí còn có tác dụng ngược, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy sự chu đáo, cẩn thận và tỉ mỉ của ứng viên thông qua lá thư này. 

Cách viết thư giới thiệu xin việc không được quy định theo một form nhất định nào bởi mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu riêng cho lá thư của ứng viên. Nhưng nhìn chung thì thư giới thiệu xin việc hay thư ứng tuyển thì vẫn phải cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết.

2. Cách viết thư giới thiệu xin việc chuẩn mẫu

Nếu không nắm rõ bố cục bạn có chắc rằng mình sẽ tạo ra một nội dung hấp dẫn và thu hút nhà tuyển dụng? Chỉ khi bạn tự tin với sườn lá thư thì lúc ấy sự chỉn chu mới có tác dụng, thông tin trình bày cũng chất lượng hơn đáng kể. 

Sau đây là cách viết thư giới thiệu xin việc mà vieclam123.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn, hãy cùng tôi tham khảo chúng nhé.

2.1. Nắm bắt bố cục và không bỏ sót khi viết thư tự giới thiệu xin việc

Có lẽ bạn cũng đã quen với mẫu thư ứng tuyển rồi, vậy thì ở thư giới thiệu xin việc bố cục cũng sẽ tương tự nếu không muốn nói là y hệt nhau.

Không cần biết bạn trình bày theo thứ tự nào, bài trí ra sao thế nhưng trong thư giới thiệu xin việc nhất định phải xuất hiện một số phần quan trọng sau đây:

Thứ nhất, thư giới thiệu xin việc phải chứa đầy đủ thông tin về ứng viên, nói rõ nguyện vọng nhưng không quá dài dòng.

Thứ hai, trong thư giới thiệu xin việc, hãy đề cập tới những thông tin không xuất hiện ở CV xin việc và kèm theo chúng để làm căn cứ xét duyệt.

Nắm bắt bố cục và không bỏ sót khi viết thư giới thiệu xin việc Nắm bắt bố cục và không bỏ sót khi viết thư giới thiệu xin việc

Thứ ba, nói rõ cho nhà tuyển dụng biết giá trị của bản thân bằng cách liệt kê ra những lợi ích bạn có thể đem về cho doanh nghiệp.

Nói là vậy nhưng bạn cũng không thể nào có một lá thư hoàn hảo nếu cứ vô tổ chức trong cách trình bày được. Hãy học các chuyên gia sắp xếp thứ tự là Đầu thư, nội dung chính và kết thư. Khi phân chia 3 phần rõ ràng như vậy bạn sẽ hình dung ra mình cần lồng ghép những thông tin nào vào phần nào cho đúng mục đích và đạt hiệu quả tối đa.

Tham khảo ngay: Những cách viết thư xin việc chuẩn, hay hạ gục nhà tuyển dụng

2.2. Chú trọng nội dung để có phần thông tin chất lượng

2.2.1. Cách viết thư giới thiệu xin việc phần đầu

Ở mẫu thư giới thiệu xin việc, hãy nhớ trình bày dòng Quốc hiệu và Tiêu ngữ cho đầy đủ trước khi bắt đầu nội dung chính bạn nhé.

Khi dòng tên thư được trình bày xong, hãy bắt đầu nội dung với phần “Kính gửi”. Thông tin cần điền vào đây là tên đơn vị tuyển dụng một cách đầy đủ nhất.

Ví dụ: 

Kính gửi: Ban tuyển dụng công ty TNHH MTV ABC

Cách viết đầu thư giới thiệu xin việc Cách viết thư giới thiệu xin việc phần đầu

Sau đó là giới thiệu thông tin về bản thân đầy đủ kèm theo lý do viết thư giới thiệu xin việc này.

Ví dụ:

Tôi tên là: NGUYỄN VĂN A

Qua website tuyển dụng vieclam123.vn tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí Nhân viên kinh doanh. Tôi mong muốn mình sẽ là ứng viên may mắn được tham gia công tác tại một môi trường chuyên nghiệp, lại có nhiều cơ hội của quý công ty. Với kiến thức được học ở trường cộng thêm những kinh nghiệm và kỹ năng có được trong quá trình làm việc trước đây thì tôi tự tin rằng mình hoàn toàn có đủ năng lực để đảm nhận tốt vị trí công việc này.

Không cần quá nhiều lời hay dài dòng, với mở đầu ấn tượng như vậy thì chắc chắn sớm muộn gì nhà tuyển dụng sẽ bị bạn hạ gục mà thôi.

2.2.2. Nội dung chính lá thư tự giới thiệu xin việc nên trình bày thế nào?

Nội dung chính của thư giới thiệu xin việc đương nhiên là rất quan trọng, đó cũng là nội dung then chốt để khiến nhà tuyển dụng “chốt đơn” với bạn. Nhưng làm sao để có được nội dung hoàn hảo? Cùng xem bí quyết với những chia sẻ bên dưới nhé.

Ở nội dung, cách viết thư giới thiệu xin việc chuẩn là ứng viên cần làm nổi bật lên những ưu điểm của mình về nơi đào tạo, liệt kê một số kinh nghiệm xuất sắc phục vụ cho công việc hiện tại đồng thời cũng nói về thành tựu mình đạt được trong suốt quãng thời gian học tập và làm việc trước đây.

Khi nêu kinh nghiệm, hãy kèm theo tên doanh nghiệp mà bạn từng gắn bó để tăng tính thuyết phục. 

Nội dung chính lá thư giới thiệu xin việc nên trình bày thế nào Nội dung chính lá thư giới thiệu xin việc nên trình bày thế nào?

Ví dụ:

“Như phần Thông tin cá nhân ở trên, tôi là ứng viên được đào tạo ở một ngôi trường uy tín về chất lượng là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, vì vậy tôi rất tự tin về trình độ cũng như năng lực của bản thân.

Tôi đã từng tham gia công tác tại công ty Cổ phần XYZ với vị trí Nhân viên kinh doanh trong khoảng 3 năm, tôi đã học hỏi và tích lũy được cách thuyết phục khách hàng hiệu quả, trình độ tư vấn cũng điêu luyện hơn và kỹ năng chốt đơn nhanh chóng.

Ngoài ra, từ năm 2018 – 2020, tôi cũng có tham gia làm việc tại một công ty nước ngoài (AAC), đây là môi trường làm việc thực sự nghiêm khắc và đầy tính kỷ luật cao, ở đó tôi học được rất nhiều bài học về tính tự giác và trách nhiệm của bản thân với công việc.

Với những gì được học tập ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cho tới khi tiếp xúc với môi trường thực tế, tôi tin rằng mình có đủ năng lực và trách nhiệm để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó từ phòng Kinh doanh nói riêng và công ty nói chung”

Tìm hiểu thêm: Cách viết thư từ chối tuyển dụng mà không làm ứng viên buồn

2.2.3. Kinh nghiệm viết phần kết cho thật ấn tượng

Kết thư là phấn chiếm ít diện tích nhất tuy nhiên không vì thế mà nó trở thành thừa thãi và vô tác dụng đâu nhé. Muốn được chú ý về nội dung hay và ấn tượng thì bắt buộc bạn không được bỏ qua phần kết này đâu nhé.

Hãy dành cho nhà tuyển dụng lời cảm ơn chân thành bởi họ đã bỏ thời gian và công sức để đọc lá thư của bạn, đồng thời khéo léo nhắc đến một cuộc hẹn phỏng vấn để được trình bày bản thân một cách cụ thể hơn.

Kinh nghiệm viết phần kết thư giới thiệu xin việc cho ấn tượng Kinh nghiệm viết phần kết thư ấn tượng

Ví dụ:

“Cảm ơn Quý công ty đã dành chút thời gian vàng bạc của mình để xem xét lá thư này. Hy vọng tôi sẽ được chứng minh năng lực bản thân một cách trực tiếp ở cuộc phỏng vấn sắp tới và sẽ có cơ hội tham gia vào hệ thống của Quý công ty để cùng tập thể cống hiến hết mình cho mục tiêu phát triển”

3. Vài lưu ý dành cho cách viết thư giới thiệu xin việc

3.1. Thư giới thiệu xin việc không trình bày dài dòng

Nếu như bạn chủ động trình bày dài dòng trong cách viết thư giới thiệu xin việc thì đồng nghĩa với việc bạn đang tự hủy hoại đi cơ hội của chính bản thân mình.

Vốn dĩ nhà tuyển dụng chỉ cảm thấy hào hứng với những lá thư chứa ít thông tin mà đầy đủ ý thay vì phải đọc những lá thư xin việc dài dòng văn tự mà không rõ ràng.

Thư giới thiệu xin việc không trình bày dài dòng Thư giới thiệu xin việc không trình bày dài dòng

Đối với thư giới thiệu xin việc, bạn nên tiết chế cảm xúc của bản thân, Mặc dù có nhiều kinh nghiệm, có nhiều kỹ năng hay học vấn có cao siêu đến đâu thì cũng nên tóm lược chúng để thể hiện mục đích chính. Như vậy bạn mới có cơ hội được chú ý và khám phá nhiều hơn.

Xem thêm: Tiêu đề thư xin việc nên viết như thế nào là chuẩn nhất

3.2. Mẫu thư tự giới thiệu xin việc không chứa lỗi chính tả

Rất nhiều nhà tuyển dụng phản ánh vì ứng viên viết sai lỗi chính tả, điều đó khiến họ cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp tục tìm hiểu về ứng viên đó nữa.

Vậy bạn có phải là một trong những số những người thường viết sai chính tả khi viết thư giới thiệu xin việc? Nếu phải thì cần khắc phục ngay lập tức nếu như bạn còn muốn mình tìm được việc làm nhanh chóng.

Mẫu thư giới thiệu xin việc không chứa lỗi chính tả Mẫu thư giới thiệu xin việc không chứa lỗi chính tả

Vậy là cách viết thư giới thiệu xin việc đã được làm rõ, hy vọng rằng mỗi ứng viên sẽ sớm hoàn thiện hồ sơ xin việc và sớm nhận được kết quả tốt từ nhà tuyển dụng. Đón đọc những bài viết của vieclam123.vn để cập nhật nhiều tin tức mới và hữu ích hơn mỗi ngày bạn nhé.