Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Trong Luận Văn, Tiểu Luận
Khi làm các bài tiểu luận, luận văn chúng ta không thể không tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau để làm cho bài luận của mình được thuyết phục và có sức nặng hơn. Tuy nhiên, trong các bài viết học thuật, việc sử dụng tài liệu tham khảo từ các nguồn không được trình bày theo cảm tính mà cần tuân thủ quy tắc trích dẫn tài liệu tham khảo, đảm bảo tài liệu được trích dẫn đầy đủ và đúng quy tắc. Trên thực tế, có rất nhiều bạn sinh viên, học viên cao họcm, nghiên cứu sinh vẫn chưa biết cách trích dẫn tài liệu tham khảo này vào bài tiểu luận của mình như thế nào để phù hợp với quy định chung. Bài viết dưới đây của luanvanbeta.com sẽ giải đáp những thắc mắc cho các bạn và hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn, tiểu luận phù hợp.
Tài liệu tham khảo là gì? Danh mục tài liệu tham khảo là gì?
Tài liệu tham khảo hay trích dẫn hoặc nguồn tài liệu xác định nguồn thông tin của các tác giả khác được người viết đề cập trong bài tiểu luận/ luận văn của mình. Tài liệu tham khảo rất cần thiết đối với bất kỳ tác phẩm học thuật nào vì chúng cho phép người đọc xác minh tính chính xác của thông tin trong bài luận bằng cách xác định nguồn gốc của thông tin. Các tác phẩm văn bản, bộ dữ liệu, phương tiện nghe nhìn và phương tiện được trực tuyến đều có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo. Một số tài liệu tham khảo phổ biến thường dùng trong tiểu luận, luận văn kể đến như:
- Bài báo, tạp chí
- Chương trong sách
- Hình ảnh, đồ thị và biểu đồ
- Bảng và sơ đồ
- Bài nghiên cứu khoa học, luận văn
- …
Các nguồn không nên đưa vào trang danh mục tài liệu tham khảo bao gồm thông tin liên lạc cá nhân (chẳng hạn như tên của những người được phỏng vấn cho một bài luận), trích dẫn từ những người tham gia nghiên cứu và đề cập chung về các trang web, phần mềm hoặc ứng dụng quen thuộc với hầu hết người đọc.
Danh mục tài liệu tham khảo là một hệ thống cho phép bạn thừa nhận những đóng góp của người khác được đề cập trong bài viết học thuật của mình bằng cách trích dẫn nguồn tham khảo. Hay nói cách khác, danh mục tài liệu tham khảo là danh sách tất cả các nguồn được trích dẫn và là trang cuối cùng của bài báo. Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp một cách nhất quán và có tổ chức cho phép người đọc nhanh chóng xác định nguồn gốc của một phần thông tin cho các mục đích nghiên cứu tiếp theo. Nó cho phép tác giả ghi nhớ và nhanh chóng tham khảo các nguồn mà họ đã sử dụng để viết bài luận của mình, cho dù để thông báo cho người khác hay chính họ.
Hai nội dung quan trọng khi ghi trích dẫn tài liệu tham khảo cần nắm gồm:
Trích dẫn trong văn bản
Danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài luận
Mỗi nguồn được liệt kê trong trang tham khảo cũng phải được trích dẫn trong bài tiểu luận, cho dù trong văn bản, bảng, chú thích hoặc phụ lục. Điều này được gọi là trích dẫn trong văn bản. Một trích dẫn trong văn bản khác với một trang tham khảo, mặc dù cả hai đều được yêu cầu trong một bài báo Kiểu APA. Trong khi một trang tham khảo được tìm thấy ở cuối bài luận, một trích dẫn trong văn bản xuất hiện trực tiếp trong chính bài luận, gần văn bản mà nguồn hỗ trợ. Nó cung cấp cho người đọc thông tin cần thiết để xác định vị trí của cùng một nguồn trong trang tham khảo. Một trích dẫn trong văn bản theo Phong cách APA bao gồm họ của tác giả nguồn cũng như năm mà nguồn được xuất bản.
Một trích dẫn trong văn bản có thể được trích dẫn hoặc tường thuật. Trích dẫn trong văn bản có dấu ngoặc đơn bao gồm cả họ của tác giả và năm xuất bản bên trong một bộ dấu ngoặc đơn. Phần trích dẫn tường thuật chỉ ghi năm xuất bản bên trong ngoặc đơn, còn tên tác giả ghi bên ngoài ngoặc đơn. Khi nguồn có hai tác giả, ký hiệu dấu và (&) sẽ phân tách các tên trong phần trích dẫn trong ngoặc đơn, trong khi trong phần trích dẫn tường thuật, các tên có thể được phân tách bằng từ “và”. Đối với ba tác giả trở lên, họ của tác giả đầu tiên được liệt kê xuất hiện trong phần trích dẫn, theo sau là cụm từ “et al” trong cả phong cách ngoặc đơn và tường thuật. Các ví dụ dưới đây minh họa cả hai loại trích dẫn trong văn bản, bao gồm nguồn có một tác giả, hai tác giả và nhiều tác giả.
Mục đích của việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn, tiểu luận
Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả, cụ thể:
Trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận giúp bài luận trở nên có giá trị hơn nhờ có đối chiếu, tham khảo và so sánh,… với các nguồn tài liệu bên ngoài, thể hiện rõ các thông tin được đề cập trong bài luận.
Việc trích dẫn tài liệu tham khảo giúp người viết phát triển năng lực nghiên cứu, tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp đưa vào bài luận của mình.
Khi trích dẫn có dẫn chứng cụ thể, rõ ràng thể hiện tác giả đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài mà mình thực hiện và có những đánh giá tốt cho việc đào sâu nghiên cứu kiến thức.
Việc trích dẫn tài liệu cụ thể giúp người đọc dễ dàng tìm được tài liệu mà bạn đề cập khi cần thiết.
Việc trích dẫn giúp cho bài luận của bạn có những minh chứng chính xác vì nhiều bài viết khi bạn không có khả năng tìm hiểu cụ thể thì việc nghiên cứu các tài liệu liên quan sẽ là căn cứ xác thực cho ý kiến của bạn.
Việc trích dẫn tài liệu trong bài tiểu luận một cách chính xác, đúng nguồn sẽ giúp bài luận được đánh giá cao về độ unique, tránh được tình trạng đạo văn đang rất phổ biến hiện nay.
Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận cũng thể hiện sự tôn trọng của người viết đối với chất xám của tác giả. Điều này cũng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và tránh hiện tượng chảy máu chất xám.
Các hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn, tiểu luận phổ biến
Trích dẫn trực tiếp: Là việc người viết trích dẫn nguyên văn một câu, một đoạn văn, hình ảnh… của bản gốc vào bài viết của mình. Nếu áp dụng hình thức này, người viết cần trích dẫn chính xác từng câu, từng chữ trong văn bản gốc và đặt trong dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc vuông. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng cách trích dẫn này vì sẽ khiến bài viết trở nên nặng nề và đơn điệu.
Trích dẫn gián tiếp: là việc người viết sử dụng ý tưởng, kết quả hoặc một ý trong vấn đề được nói đến và diễn đạt lại theo cách viết của mình nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung trong văn bản gốc. Cách trích dẫn này được khuyến khích sử dụng trong các bài nghiên cứu khoa học nhưng cần diễn đạt đúng ý, trung thực với nội dung của bài gốc.
Trích dẫn thứ cấp: Là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn từ tài liệu của một tác giả khác. Ví dụ, khi bạn muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A nhưng không tìm trực tiếp bản gốc của tác giả này mà thông qua tài liệu của tác giả B. Khi dùng cách trích dẫn này, chúng ta không liệt kê tài liệu trích dẫn qua tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu càng có yêu cầu cao về tính khoa học thì nên hạn chế các trích dẫn thứ cấp mà cần tiếp cận tài liệu gốc để đảm bảo tính xác thực.
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA
Có rất nhiều sự lựa chọn về phong cách khi sắp xếp các tài liệu tham khảo cho bài luận. Bài học này sẽ tập trung vào Phong cách APA. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (viết tắt: APA), đã tạo ra Phong cách APA như một bộ hướng dẫn tiêu chuẩn hóa cho tài liệu tham khảo và ngữ pháp trong các tác phẩm học thuật. Tại Việt Nam, trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA cũng là phong cách thường được nhiều trường đại học áp dụng đối với quy định trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận của sinh viên, học viên. Chính vì thế, trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào tìm hiểu cách ghi tài liệu tham khảo theo phong cách APA.
Ngoài ra, các phong cách trích dẫn thường được sử dụng khác bao gồm MLA, Chicago và Turabian. Trong MLA, hoặc Hiệp hội ngôn ngữ hiện đại, kiểu định dạng, các nguồn được liệt kê trong một phần gọi là Tác phẩm được trích dẫn. Phong cách Chicago và Phong cách Turabian yêu cầu các nguồn phải được liệt kê trong thư mục. Tương tự như trang tham khảo Phong cách APA, thư mục và danh sách trích dẫn tác phẩm cũng được đặt ở cuối bài luận; tuy nhiên, chúng tuân theo các quy tắc định dạng khác nhau quy định các yếu tố như dấu chấm câu và thứ tự từ của từng trích dẫn tham khảo.
Nguyên tắc khi trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận
Tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng cho phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu và bàn luận. Không nên trích dẫn ở phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu,…
Khi trích dẫn, tác giả cần thống nhất cho toàn bộ bài viết và cách trình bày phù hợp trong danh mục tài liệu tham khảo.
Cần trích dẫn theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và đặc trong dấu ngoặc vuông, kèm theo số trang. Với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu phải được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần.
Nếu trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, cần có sự đồng ý của tác giả và phải dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng.
Khi trích dẫn bất kỳ tài liệu này, người viết cần có tài liệu đó và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, những ý kiến cá nhân và kinh nghiệm chủ quan hay những kiến thức đã trở nên phổ thông với tất cả mọi người.
Khi có một thông tin được nhiều người nói đến thì người viết nên trích dẫn những bài nghiên cứu/ bài luận của tác giả có tiếng trong lĩnh vực đó.
Cách viết tài liệu tham khảo trong bài luận
Trích dẫn đầy đủ họ, tên lót, tên tác giả và năm xuất bản được đặt trong dấu ngoặc đơn.
- Đối với tài liệu chỉ có một tác giả: (họ và tên tác giả, năm xuất bản). Ví dụ: (Quách Ngọc Ánh, 1992)
- Đối với tài liệu có hai tác giả: (họ và tên tác giả 1 và họ và tên tác giả 2, năm xuất bản). Ví dụ: (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2004)
- Đối với tài liệu có từ ba đến năm tác giả thì trong lần trích dẫn đầu tiên, người viết cần ghi đầy đủ họ và tên của năm tác giả. Trong các lần trích dẫn tiếp theo chỉ cần gi (họ và tên tác giả 1, et al., năm xuất bản). Ví dụ: (Nguyễn Minh Tuệ, et al., 1999)
- Đối với tài liệu có từ 6 tác giả trở lên: (họ và tên tác giả đầu, et al., năm). Ví dụ: (Trần Văn Thông, et al., 1999)
- Một câu được trích dẫn bởi nhiều tài liệu: các tài liệu đều đặt trong dấu ngoặc đơn, được sắp xếp theo họ tác giả. Trong trường hợp trùng họ tên tác giả thì sắp xếp theo thứ tự năm giảm dần. Nếu các tài liệu có cùng tác giả, xuất bản cùng một năm thì phải thêm chữ ‘a’, ,’b’, ‘c’,… ngay sau năm xuất bản. Ví dụ: (Quách Ngọc An, 2000, 1992a, 1992b & Võ Thị Kim Huệ, 2000)
Cách ghi tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo:
Danh mục tài liệu tham khảo trong tiểu luận được sắp xếp theo trình tự sử dụng trong bài luận,…không phân biệt ngôn ngữ. Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo số đã được xác định trong danh mục, không theo tên tác giả hay năm xuất bản
Khi có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải giữ nguyên văn, không phiên âm hay dịch nghĩa. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài mà ít được người việt biết thì có thể ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu đó.
Trình bày tài liệu tham khảo là bài báo, tập san:
Đối với tác giả là người Việt Nam cần ghi đầy đủ họ tên.
Ví dụ: Nguyễn Kim Sơn. Đột biến gen mã hóa EHFT trong ung thư gan. Tạp chí nghiên cứu y học, 2, 20-27.
Đối với người nước ngoài thì cần ghi đầy đủ họ, tên gọi và tên đệm.
Nếu bài báo có nhiều tác giả, chỉ cần ghi tên 3 tác giả đầu và công sự, năm xuất bản, tên bài báo và tập.
Ví dụ: Hanad B.R, Donna P.A, Sophia J.L et al (2008). The Total prostate specific antigen stability confirmed before long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-538.
Tài liệu tham khảo là một chương (một phần) trong sách:
Ghi đầy đủ họ và tên tác giả của chương (phần) sách hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản. Tên chương (phần), tên sách (ghi chữ in nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất bản (ghi đối với lần xuất bản thứ 2 trở đi), nhà xuất bản,nơi xuất bản, tập, trang,…Nếu có từ 2 tác giả thì sử dụng chữ “và” để nối tên hai tác giả. Nếu có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cộng sự. Ví dụ:
Kouchoukos N.T (2013). Processing care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, third edition, Elsevier Saunder, Philadelphia, 1, 170-239.Bottom of Form
Tài liệu tham khảo là sách:
Tên tác giả hoặc cơ quan xuất bản, năm xuất bản. Tên sách (ghi chữ in nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (đối với sách xuất bản lần thứ 2 trở đi), nhà xuất bản, nơi xuất bản. Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ “và” để nối hai tác giả. Nếu có từ 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự.
Ví dụ: Nguyễn Bảo và Phạm Thắng (2007). Bệnh ung thư da, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Đối với tài liệu tham khảo là luận án, luận văn:
Tên tác giả, năm bảo vệ. Tên đề tài luận án, luận văn (ghi chữ in nghiêng, dấu phẩy cuối tên luận án/luận văn), bậc học, tên chính thức của cơ sở đào tạo.
Ví dụ: Đoàn Quốc Chiến (2020). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh thiếu máu ở tuổi trung niên, Luận án tiến sĩ y học, trường đại học Y dược Huế.
Đối với tài liệu tham khảo là bài đăng ở hội nghị, hội thảo, diễn đàn,…
Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên kỷ yếu/ tên hội nghị/ diễn đàn (ghi chữ in nghiêng), địa điểm, thời gian, cơ quan tổ chức và số thứ tự trang của bài viết.
Ví dụ: Nguyễn Minh Châu, Bùi Ngọc Thúy và cs (2017). Nghiên cứu tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Mỹ giai đoạn 2010-2015. Hội nghị khoa học về phòng chống HIV/ AIDS lần thứ VI, trường đại học y dược Huế ngày 5-6/11/2016, Bộ Y tế, 215-246.
Tài liệu là giáo trình, bài giảng lưu hành nội bộ:
Cung cấp thông tin cơ bản về tên tác giả, năm xuất bản, tên giáo trình, bài giảng, nhà xuất bản, đơn vị chủ quản.
Ví dụ: Nguyễn Thành An (2018), Giáo trình hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, trường đại học Y dược Hà Nội.
Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong Word
Ở những phần trước, Luận Văn Beta đã chia sẻ đến bạn những nội dung quan trọng liên quan đến trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận, luận văn. Từ những nội dung đó, bạn đọc có thể hiểu rõ khái niệm, tầm quan trọng cũng như cách trích dẫn, cách ghi tài liệu tham khảo như thế nào cho đúng chuẩn. Hiện nay, việc trích dẫn tài liệu tham khảo đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Thay vì trích dẫn tài liệu tham khảo thủ công, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng công cụ trích dẫn nguồn tích hợp trong phần mềm soạn thảo Microsoft Word. Microsoft Word hỗ trợ trích dẫn tài liệu tham khảo theo các phong cách trích dẫn khác nhau như APA, MLA, Chicago-Style, GOST, IEEE, ISO 690… Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong Word từng bước kèm hình ảnh minh họa thực tế. Lưu ý rằng các hình ảnh bên dưới là từ Word trong Microsoft 365. Các bước tương tự trong Word 2021, Word 2019 và Word 2016. Tuy nhiên, giao diện của bạn có thể trông hơi khác trong các phiên bản phần mềm cũ hơn đó.
Cách chọn kiểu trích dẫn trong Microsoft Word
Trên thanh công cụ phần mềm Microsoft Word chọn References
Chọn kiểu trích dẫn của bạn từ menu Style trong nhóm Bibliography Style
Cách chèn trích dẫn cho nguồn mới trong Microsoft Word
Bước 1: Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn trích dẫn.
Bước 2. Chọn tab References trong thanh công cụ (xem hình 1).
Bước 3. Chọn nút Insert Citation trong nhóm Citations & Bibliography.
Bước 4: Chọn Add New Source từ trình đơn thả xuống.
Bước 5: Chọn loại nguồn từ menu Type of Source trong hộp thoại Create Source.
Trong đó:
Bước 6: Nhập thông tin nguồn vào các trường thư mục.
Trong đó:
- Author: Tên tác giả
- Title: Tiêu đề bài viết
- Year: Năm xuất bản
- …
Bước 7: (Bước tùy chọn) Chọn Show All Bibliography Fields nếu bạn cần thêm thông tin bổ sung.
Bước 8: (Bước tùy chọn) Nhập thông tin nguồn vào các trường bổ sung.
Bước 9: Chọn nút OK
Trích dẫn của bạn sẽ xuất hiện trong văn bản của bạn.
Cách chèn trích dẫn cho các nguồn hiện có trong Microsoft Word
Khi bạn nhập một nguồn, như đã trình bày trong phần trên, bạn có thể tạo các trích dẫn bổ sung cho nguồn đó mà không cần nhập lại thông tin.
Bước 1: Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn trích dẫn (xem hình 3).
Bước 2: Chọn tab References trong ribbon (xem hình 1)
Bước 3: Chọn nút Insert Citation trong nhóm Citations & Bibliography (xem hình 4).
Bước 4: Chọn nguồn từ trình đơn thả xuống.
Trích dẫn của bạn sẽ xuất hiện trong văn bản của bạn (xem hình 10)
Cách chỉnh sửa nguồn trong Microsoft Word
Khi bạn chỉnh sửa một nguồn hiện có, bạn cũng sẽ chỉnh sửa mọi trích dẫn hiện có cho nguồn đó trong tài liệu hiện tại của mình.
Bước 1: Chọn tab References trong ribbon (xem hình 1).
Bước 2: Chọn nút Manage Sources trong nhóm Citations & Bibliography.
Bước 3: Chọn nguồn bạn muốn chỉnh sửa trong Danh sách chính (Master List) hoặc Danh sách hiện tại (Current List) trong hộp thoại Source Manager.
Bước 4: Chọn nút Edit.
Bước 5: Nhập các chỉnh sửa của bạn vào hộp thoại Edit Source. (Chọn Show All Bibliography Fields nếu cần).
Bước 6: Chọn nút OK.
Bước 7: Chọn Có hoặc Không trong hộp cảnh báo cho biết rằng bạn sẽ cập nhật nguồn trong cả Danh sách Chính và Danh sách Hiện tại. (Hãy hết sức cân nhắc việc chọn Có để cập nhật cả hai danh sách nếu bạn định trích dẫn nguồn này trong các tài liệu sau này.)
Bước 8: Chọn nút Close trong hộp thoại Source Manager.
Cách chèn danh mục tài liệu tham khảo trong Microsoft Word
Các bước này sẽ chỉ hoạt động nếu bạn đã chèn nguồn của mình bằng công cụ trích dẫn và thư mục của Word.
Bước 1: Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn thư mục, danh sách tài liệu tham khảo hoặc danh sách tác phẩm được trích dẫn.
Bước 2: Chọn tab References trong ribbon (xem hình 1).
Bước 3: Chọn nút Bibliography trong nhóm Citations & Bibliography.
Bước 4: Chọn Bibliography, References hoặc Works Cited từ trình đơn thả xuống.
Thư mục, danh sách tài liệu tham khảo được trích dẫn của bạn sẽ xuất hiện trong danh mục tài liệu tham khảo của bạn.
Trên đây, Luận Văn Beta đã chỉ ra những nội dung liên quan đến cách viết tài liệu tham khảo trong tiểu luận, luận văn và hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong Word. Việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc trích dẫn tài liệu và những nguyên tắc quan trọng cần chú ý khi trích dẫn sẽ giúp các bạn tránh khỏi đạo văn, đồng thời dễ dàng thực hiện bài luận một cách chuẩn chỉ, khoa học và được đánh giá cao về chất lượng bài viết.
5/5 – (3 bình chọn)