Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân sang, bên cạnh bánh chưng, hoa đào, thì mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.

Việc lựa chọn 5 loại quả bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng, thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc hay thậm chí là cả cách đọc tên.

Cách bày mâm ngũ quả ở 3 miền

Miền Bắc: Bày mâm ngũ quả theo ngũ hành

Mâm ngũ quả của miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành của văn hóa phương Đông, mang ý nghĩa vạn vật dung hòa cùng trời đất, do đó được phối theo 5 màu đại diện cho từng yếu tố: Kim-trắng, Mộc-xanh, Thủy-đen, Hỏa-đỏ, Thổ-vàng.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có các loại quả: Hồng, quýt, táo, chuối, bưởi.

Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết  - 1

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tế ở miền Bắc: Bày theo thuyết ngũ hành.

Cách trình bày truyền thống thường là: Nải chuối đặt ở giữa đỡ lấy các loại quả khác, ở giữa thường là bưởi hoặc phật thủ vàng, xung quanh điểm xuyết xen kẽ các loại khác nhau.

Cách trang trí mâm ngũ quả miền Trung: Có gì cúng nấy

Miền Trung nắng gió đất đai cằn cỗi, ít hoa quả hơn nên người dân ở đây cũng không quá câu nệ về việc phải chọn gì cho mâm ngũ quả, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính gia tiên là được. Cũng chính vì như thế nên mâm ngũ quả của mỗi nhà một khác, miễn là các loại quả còn tươi ngon.

Các loại quả thường thấy nhất là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết  - 2

Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung là sự giao thoa giữa hai miền Nam, Bắc.