Cách tráng bánh cuốn thơm ngon – chuẩn vị như ngoài hàng

Bánh cuốn là món ăn thơm ngon, dễ ăn được nhiều người yêu thích và chọn làm món ăn sáng hằng ngày. Bài viết dưới đây Vaobep365 sẽ hướng dẫn bạn cách tráng bánh cuốn thơm ngon chuẩn vị như ngoài hàng với công thức làm bột bánh độc đáo!

Những người đã từng ghé đến Hà Nội hay sống lâu năm ở mảnh đất này thì cũng ít nhất một lần được nghe đến món bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn là món ăn sáng yêu thích của người Hà Thành. Lớp vỏ bánh mềm mịn, dai ngon cuốn với nhân thịt bên trong ăn kèm với nước chấm chả quế hoặc giò lụa hấp dẫn biết bao thực khách.

Chế biến được một đĩa bánh cuốn cũng khá công phu và tốn nhiều thời gian. Bởi món bánh này được làm từ bột gạo tẻ phải ngâm vài tiếng trước khi đem đi xay thành bột nước. Các thao tác khi tráng bánh cũng phải rất chuyên nghiệp và tỉ mỉ mới ra được lớp vỏ bánh mỏng mà không bị rách.

Bánh cuốn Hà Nội

Bánh vừa tráng xong sẽ được đặt ngay vào đĩa và rắc thêm chút hành phi thơm nức lên trên để có được đĩa bánh cuốn nóng hổi. Cách làm bánh cuốn tuy khá cầu kỳ nhưng không phải là bạn không thể tự làm tại nhà được. Chỉ với những nguyên liệu và dụng cụ đơn giản bạn hoàn toàn có thể tráng những mẻ bánh cuốn thơm ngon như ngoài hàng để thưởng thức.

Nguyên liệu tráng bánh cuốn 

Phần vỏ bánh

  • 200g bột gạo tẻ
  • 100g bột năng

Phần nhân

  • 200g thịt nạc và mỡ đã xay nhuyễn
  • Nước lọc khoảng 1 lít
  • Mộc nhĩ: 100g
  • 200g bột năng
  • Giá đỗ, hành tây, rau thơm, hành phi, dầu ăn, muối ăn…

Làm nước chấm

  • 4 thìa canh nước mắm
  • 1 thìa canh giấm
  • 2 thìa canh đường
  • 3 thìa canh nước sôi để nguội
  • 1 quả chanh
  • 2 quả ớt
  • 1 củ tỏi

nguyên liệu

>>Xem thêm: Nguyên liệu nấu chè bưởi An Giang chuẩn vị tại nhà

Hướng dẫn cách tráng bánh cuốn

Bước 1: Làm bột bánh

  1. Cho bột gạo, bột năng và ½ thìa cafe muối, 1 thìa cafe dầu ăn và 500ml nước lọc vào một tô lớn rồi khuấy đều cho hỗn hợp bột tan ra.
  2. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh ngâm khoảng 2 tiếng.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu làm nhân bánh

  1. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm khoảng 10 phút sau đó rửa sạch, cắt bỏ cuống và thái nhỏ.
  2. Hành tây, hành khô bóc vỏ, rửa sạch sau đó cũng thái hạt lựu.
  3. Cho thịt xay, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa hạt nêm vào bát rồi đảo đều cho ngấm gia vị, ướp trong khoảng 5 phút.
  4. Đặt chảo lên bếp sau đó cho một chút dầu ăn vào vào đun sôi sau đó cho hành tây và hành khô vào phi thơm lên rồi thịt vào xào.
  5. Khi thịt gần chín thì cho mọc nhĩ và nấm vào xào cùng cho tới khi thịt chín.

Bước 3: Cách tráng bánh cuốn

  1. Phết một lớp dầu ăn lên tấm vải tráng bánh. Dùng một cái muỗng to múc một thìa bột đổ vào giữa tấm vải.
  2. Tán đều bột thật mỏng sang xung quanh. Sau đó úp vùng lại và đợi khoảng 30 giây là bánh đã chín.
  3. Bạn lấy một cái đũa hoặc 1 cái que tròn bằng inox để nhấc bánh ra ngoài rồi trải ra đĩa. Múc nhân vào trong và cuốn lại

Bước 4: Pha nước chấm

  1. Đun ấm 300ml nước lạnh, cho thêm 50ml nước mắm, 50g đường, nước cốt chanh, cắt thêm một chút ớt và khuấy đều để làm nước chấm.
  2. Khi ăn có thể cắt thêm chả quế hoặc chả giò vào bát nước chấm để tăng thêm hương vị

Bước 5: Hoàn thành

  1. Bánh cuốn sau khi tráng xong thì bày ra đĩa và rắc thêm một chút hành khô lên trên cho dậy mùi

Chi tiết cách tráng bánh cuốn 

Bước 1: Làm bột bánh

Bột bánh đạt chuẩn sẽ được pha giữ bột gạo tẻ và bột năng. Bột gạo tẻ sẽ khiến bánh mềm mịn và thơm. Còn bột năng sẽ là chất kết dính để bánh có độ bóng, dai, không bị bở.

Đầu tiên bạn cho bột gạo, bột năng và ½ thìa cafe muối, 1 thìa cafe dầu ăn và đổ từ từ 500ml nước vào tô bột. Vừa đổ nước bạn vừa khuấy đều liên tục để bột tan ra và không bị vón cục.

Sau khi bột đã tan hết bạn có thể lọc bột qua rây 1 lượt và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô. Bạn cho tô bột vào ngăn mát tủ lạnh trong 2 tiếng để ngâm bột.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu làm nhân bánh

Trong lúc đợi bột bánh được, bạn ngâm mộc nhĩ, nấm hương vào nước ấm trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch và cắt bỏ cuống, thái nhỏ.

Hành tây và hành khô bạn bóc vỏ và rửa sạch rồi thái lát. Bạn phi vàng hành khô trong chảo ngập dầu hoặc có thể dùng lò vi sóng để làm hành phi. Bạn chỉ cần cho hành đã cắt lát vào tô dùng được trong lò vi sóng rồi đổ một chút dầu vào hành rồi bọc kín miệng bát bằng màng bọc thực phẩm. Quay hành trong lò vi sóng khoảng 3 phút, sau đó bạn lấy bát ra đảo một lượt rồi bỏ vào lò quay tiếp thêm 3 phút nữa. Bạn cứ tiến hành đảo hành đến khi thấy hành chín vàng đều là được.

Thịt lợn bạn rửa sạch và trụng qua nước sôi sau đó đem xay nhuyễn. Rồi cho thịt vào tô và bỏ gia vị gồm hạt tiêu, muối và hạt nêm ướp trong khoảng 5 phút cho ngấm.

Khi thịt đã ngấm gia vị bạn cho một chút hành tây, hành khô thái lát vào chảo phi thơm cùng chút dầu rồi đổ thịt vào đảo. Xào thịt khoảng 5 phút là thịt đã gần chín lúc này bạn đổ mọc nhĩ và nấm đã thái nhỏ vào đảo cùng. Đảo thêm khoảng 3 phút thì bạn nêm lại gia vị một lần nữa rồi tắt bếp. Nên để phần nhân hơi nhạt thì khi chấp với nước chấm sẽ cân bằng hơn.

Bước 3: Tráng bánh cuốn

Để thiết kế xoong tráng bánh cuốn bạn cần chuẩn bị một tấm khăn xô trắng sạch. Sau đó bạn dùng một chiếc xoong to và lấy khăn xô bịt kín miệng xoong. Vẫn phải chừa lại một chút để đổ nước từ ngoài vào. Hoặc bạn có thể đổ nước trước rồi mới bịt miệng xoong.

Đổ nước đến khoảng gần ngập miệng xoong là được. Để cố định được khăn xô vào miệng xoong bạn dùng dây thép cuốn quanh miệng xoong.

Sau đó bạn để xong lên bếp bật lửa lớn đến khi nướng sôi thì hạ lửa xuống. Bạn phết một lớp mỡ lên bề mặt khăn và dùng thìa sắt đổ bột bánh vào giữa tấm khăn. Sau đó dùng thìa hoặc đũa tán mỏng bột ra xung quanh. Tiếp theo bạn úp vung lại và để khoảng 30 giây cho bột chín. Dùng một cái que tròn cẩn thận lấy bánh ra khỏi nồi và xếp ra đĩa.

Múc một thìa nhân vào giữa chiếc bánh rồi cuộn lại. Lấy bánh ra cho từng chiếc vào đĩa. Khi đã được một đĩa bánh hoàn chỉnh bạn rắc một chút hành khô lên mặt bánh cho dậy mùi.

tráng bánh cuốn

Bước 4: Pha nước chấm

Nước chấm bánh cuốn bạn nên pha gần giống nước chấm nem hoặc bún chả. Công thức để pha nước chấm bánh cuốn đó là:

4 thìa nước mắm, 1 thìa giấm, 3 thìa nước sôi, 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa đường. Sau đó bạn khuấy đều lên hoặc có thể cho lên bếp đun ấm lên.

Tỏi băm và ớt băm bạn có thể cho vào sau tùy khẩu vị của mỗi người.

Bước 5: Hoàn thành

Đĩa bánh cuốn nóng đã hoàn thành bạn có thể ăn luôn để thưởng thức được độ ngon của bánh. Khi ăn bạn có thể ăn kèm chả giò, chả quế hay nem rán tùy vào sở thích của bạn. Chỉ cần cắt giò vào bát nước chấm rồi dầm miếng bánh cuốn vào đĩa nước chấm cho thật đẫm bỏ vào miệng là bạn đã thưởng thức được bữa sáng nhẹ nhàng của người Hà Nội rồi.

Ngoài ra để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món ăn bạn có thể ăn cùng cả rau sống như khi ăn bún chả.

bánh cuốn

>>Xem thêm: Nguyên liệu làm kẹo Nougat tại nhà cực tiết kiệm

Lưu ý khi làm bánh cuốn tại nhà

  • Nếu muốn tiết kiệm thời gian bạn có thể mua sẵn bột làm bánh cuốn tại siêu thị tuy nhiên khi sử dụng loại bột này bánh sẽ không được mềm và mướt như khi bạn tự pha bột
  • Trong quá trình tráng bánh phần bột chưa dùng đến bạn phải đậy nắp cẩn thận để bột không bị khô
  • Để thịt làm nhân bánh không bị hôi bạn có thể chần qua nước sôi có bỏ một chút muối trước khi đem xay nhuyễn.
  • Không đển phần mặt vải quá nóng khi tráng bánh, bánh sẽ bị chín nhanh và khô lại. Khi cuốn sẽ rất khó và làm mất thẩm mĩ.
  • Không phết quá nhiều dầu lên mặt vải vì khi đổ bột vào màu sẽ không được trong.

Bánh cuốn 3 miền

Bánh cuốn là món ăn phổ biến không chỉ có ở miền Bắc hay Hà Nội mà ở khắp các miền của Tổ quốc mỗi nơi lại có món bánh cuốn với những hương vị riêng. Bạn hãy cùng xem qua các món bánh cuốn đế từ 3 miền của đất nước nhé!

Bánh cuốn Cao Bằng

Bánh cuốn Cao Bằng trong những năm gần đây cũng rất hot tại Hà Nội. Bánh được làm từ bột gạo xay và tráng mỏng bọc phần nhân mọc nhĩ thịt băm bên trong hoặc nhân trứng gà để nguyên lòng đỏ. Bên trên mỗi đĩa bánh cuốn sẽ được phủ hành phi như bánh cuốn Hà Nội.

Nhưng điểm khác biệt chính là phần nước chấm, bánh cuốn Cao Bằng không dùng nước mắm mà là nước hầm xương lợn trong 3 – 4 tiếng để có vị thanh ngọt. Bát nước chấm sẽ được rắc thêm một chút rau mùi, hành lá cùng với đó là một vài miếng chả giò. Khi ăn bạn có thể thêm ớt, dấm hoặc các gia vị khác cho đậm đà.

bánh cuốn Cao Bằng

Bánh cuốn Nghệ An

Bánh cuốn ở Nghệ An hay còn gọi với tên gọi thân thuộc là bánh mướt. Thoạt nhìn bạn sẽ thấy vỏ bánh trắng trong giống như bánh cuốn của miền Bắc thế nhưng cách ăn lại rất đa dạng. Đối với những người dân dã, đơn giản thì thường ăn bánh cuốn không nhân chấm cùng một chút nước mắm chanh. Còn người sành ăn thì ăn bánh cuốn kèm với chả, thịt vịt, thịt bò,…hoặc xào lòng (nội tạng heo ).

Bánh cuốn Sài Gòn

Bánh cuốn của người Sài Gòn nhìn chung vẫn có nguồn gốc từ miền Bắc. Nhưng hương vị được điều chỉnh và thay đổi sao hợp với khẩu vị của người miền Nam hơn. Điểm khác biệt lớn nhất phải kể đến chinh là ở bát nước chấm sẽ được pha ngọt hơn. Ngoài phần nhân ăn kèm thì bánh cuốn Sài Gòn còn ăn kèm rau sống, giá trụng, bánh tôm hoặc chả giò.

Một số câu hỏi thường gặp

Cách làm bánh cuốn từ bánh tráng?

Trả lời

Cách làm bánh cuốn từ bánh tráng, đầu tiên bạn phải chuẩn bị một chậu nước nhỏ và cho vào một chút dầu ăn.

Nhúng chiếc bánh tráng khô vào chậu nước, sau đó thả hẳn vào bên trong. Đợi khoảng 15 – 20 phút thì vớt từng chiếc bánh tráng ra.

Cho phần nhân thịt vào giữa mỗi chiếc bánh tráng và cuộn lại. Rồi xếp từng chiếc bánh vào đĩa.

Phần nhân và phần nước chấm làm tương tự như ở trên.

Lời kết

Cách tráng bánh cuốn chuẩn vị Hà Nội tại nhà không quá phức tạp như bạn nghĩ đúng không? Sau khi đã học xong công thức thì bạn có thể bắt tay vào làm ngay những đĩa bánh cuốn nóng hổi cho cả nhà thưởng thức thôi nào!

Xem thêm

5/5 – (1 bình chọn)