Cách tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp (chi tiết 2023)
Hiện nay có thể bạn đọc sẽ thắc mắc về khái niệm hay các quy định liên quan đến mẫu dấu doanh nghiệp. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết về Cách tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp (chi tiết 2022) cùng với ACC:
Cách tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp (chi tiết 2022)
Nội Dung Chính
1. Mẫu dấu doanh nghiệp là gì?
Mẫu dấu của doanh nghiệp hay mẫu dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Kể từ ngày 01/07/2015, các doanh nghiệp, công ty được quyền chủ động trong việc quản lý và sử dụng mẫu dấu.
2. Cách tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp
Bước 1: Truy cập trang: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Các bạn truy cấp vào công thông tin đăng ký kinh doanh của Bộ kế hoạch và đầu tư theo đường dẫn sau đấy: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ chi tiết theo hình hướng dẫn bên dưới
Tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp
Bước 2: Gõ mã số doanh nghiệp cần tra cứu (hoặc tên doanh nghiệp)
Các bạn gõ các thông tin doanh nghiệp như Mã số thuế hoặc tên doanh nghiệp (nếu các bạn chưa có mã số thuế xem hướng dẫn tra cứu mã số thuế doanh nghiệp) vào công cụ tra cứu ==> Sau đó ấn tìm kiếm. Màn hình hiện lên như sau:
Bước 3: Truy cập vào doanh nghiệp tra cứu, chọn doanh mục sản phẩm
Bước 4: Chọn danh mục tra cứu thông tin doanh nghiệp tra cứu mẫu dấu
Các bạn chọn danh mục tra cứu thông tin doanh nghiệp, như hình bên dưới
Chọn công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp để tra cứu mẫu dấu
Tiếp đến màm hình hiện thị như sau:
Tiếp đến các bạn làm như sau:
Tiếp đến các bạn làm như sau:
Bước 5: Hoàn thành việc tra cứu mẫu mẫu dấu của doanh nghiệp
Các bạn làm thực hiện theo hình như sau:
Màm hình hiển thị như sau:
3. Những quy định mới về mẫu dấu của doanh nghiệp
3.1 Dấu dưới hình thức chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện hành có quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
3.2 Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng
Hiện nay, theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện hành đã bỏ quy định này tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Đồng nghĩa, kể từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu mẫu dấu.
3.3 Không quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên mẫu dấu của doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì nội dung mẫu dấu phải thể hiện những thông tin như sau:
– Tên doanh nghiệp;
– Mã số doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện hành không đề cập đến vấn đề này.
3.4 Điểm mới trong quản lý, lưu giữ mẫu dấu của doanh nghiệp
Quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ mẫu dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp năm 2020 (hiện hành) bổ sung thêm căn cứ thực hiện. Theo đó, việc quản lý và lưu giữ mẫu dấu còn được thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Nếu như Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định mẫu dấu được quản lý và lưu giữ theo Điều lệ doanh nghiệp thì tại Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 (hiện hành), chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có thể tự ban hành quy chế đối với việc sử dụng mẫu dấu của mình.
Bên cạnh đó, quy định mới còn hạn chế trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2014 hiện đang cho phép mẫu dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Tuy nhiên kể từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng mẫu dấu mà chỉ được sử dụng mẫu dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Cách tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp (chi tiết 2022) gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin