Cách tìm dữ liệu thứ cấp cho Nghiên cứu khoa học [2023] – MOSL
5/5 – (1 bình chọn)
Trước khi thực hiện nghiên cứu việc đầu tiên bạn cần trước tiên sẽ là lao đầu vào việc định lượng hình dung về dữ liệu sẽ được hình thành như thế nào từ đề tài nghiên cứu. Để hình dung được dữ liệu trước tiên cần phải nắm rõ các nguồn dữ liệu hay hiểu về kiểu dữ liệu mà nghiên cứu bạn cần là loại dữ liệu nào cụ thể để việc thực hiện nghiên cứu được trở nên trơn tru và nhanh gọn hơn.
Hiện tại có khá nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp và cách tìm dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam để thực hiện nghiên cứu khoa học nhưng bạn vẫn chưa chắc chắn nguồn dữ liệu có đáng tin cậy hay không? và cách tìm nguồn dữ liệu đáng tin cậy để thực hiện nghiên cứu sẽ như thế nào? Trong bài viết này MOSL sẽ cung cấp đến các bạn câu trả lời cụ thể và chi tiết nhất so với các hướng dẫn tồn tại trước đó tại Việt Nam.
Các nguồn tài liệu và dữ liệu được MOSL sưu tầm từ kinh nghiệm thực hiện hơn 1000 Nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu liên quan và mọi thông tin dưới đây thuộc toàn bộ bảo quyền của mosl.vn. Xin hãy trân trọng và sử dụng đúng mục đích nghiên cứu!
1. Phân loại dữ liệu thứ cấp và sơ cấp trong NCKH
Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu luôn tôn thờ yếu tố chất lượng dữ liệu và xem nó như là một yếu tố đầy tính quan trọng dẫn đến sự thành công của một nghiên cứu. Vì vậy, ngoài việc tập trung vào cơ sở lý thuyết, tổng quan văn học người nghiên cứu cũng cần phải hiểu rõ được các dạng dữ liệu sẽ sử dụng cho nghiên cứu khoa học cụ thể và cách phân loại để tiện xem xét sử dụng thực hiện vào đề tài nghiên cứu của mình.
Cách tìm dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu khoa học
Có hai loại dữ liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm:
1.1. Dữ liệu sơ cấp là gì?
Dữ liệu sơ cấp hiểu đơn giản là dữ liệu không có sẵn và bạn phải tự tạo ra nó bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu là bằng các cách quan sát, thảo luận và phỏng vấn điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn.
Ưu điểm: Loại dữ liệu này là độ chính xác cao, đáp ứng nhu cầu của nghiên cứu.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức thực hiện.
Nếu không có thời gian thực hiện bạn hãy liên hệ dịch vụ thu thập dữ liệu sơ cấp của MOSL nhé!
Tham khảo bài viết để biết cách thu thập dữ liệu sơ cấp
1.2. Dữ liệu thứ cấp là gì?
Dữ liệu thứ cấp tức dữ liệu đã qua tay các nhà nghiên cứu trước hay đã được thu thập và xử lý cho mục đích nghiên cứu nào trước đó, công việc của bạn là sử dụng lại dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Nói đơn giản hơn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn và được công bố rộng rãi.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức thực hiện, đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu thứ cấp của đa phần các nghiên cứu.
Nhược điểm:
+ Thiếu tính cập nhật tại thời điểm thực hiện nghiên cứu;
+ Chưa thể hiện rõ được bản chất các mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp được phân loại thành hai dạng 1 là dữ liệu thứ cấp bên trong (báo cáo tài chính doanh nghiệp, hoạt động phân phối,…) và 2 là dữ liệu thứ cấp bên ngoài (sách báo, tạp chí, tổ chức bán dữ liệu có sẵn, các báo cáo nghiên cứu,…).
Trong bài viết này chúng ta sẽ bàn luận và đi sâu vào cách thu thập cụ thể chi tiết về dạng dữ liệu thứ cấp bên trong cùng giới thiệu các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp kèm theo.
2. Các nguồn tìm dữ liệu đáng tin cậy cho nghiên cứu khoa học
Có thể thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn nào? Đây là câu trả lời Tổng hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp về kinh tế, tài chính, xã hội chất lượng nhất để phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
Phân loạiNguồn dữ liệuLinkGhi chú Tài liệu tham khảoGoogle Scholar https://scholar.google.com/Tìm kiếm paper tham khảo (Nên sử dụng thường xuyên) Tài liệu tham khảoThư viện điện tử trực tuyếnhttps://www.sciencedirect.com/Có trả phí để xem paper nhưng có thể dùng sci-hub bên dưới để xemBẻ khóa tài liệu tham khảoSci-hubhttps://www.sci-hub.se/Trang bẻ khóa paper trả phí cho bạn tham khảoKinh tế, xã hôi, tài chínhNgân hàng thế giới https://databank.worldbank.org/Dữ liệu quan trọng và dễ tiếp cận thu thậpKinh tế, xã hôi, tài chínhTổng cục thống kê Việt Namhttp://gso.gov.vn/Chứa nhiều dữ liệu tốt cho nghiên cứuKinh tế, xã hôi, tài chínhStatistahttps://www.statista.com/Dữ liệu xem dưới dạng thống kê, bạn phải lọc về sử dụng cho nghiên cứuKinh tế, xã hôi, tài chínhThomson Reuters
– Bán dữ liệuhttps://www.thomsonreuters.comThư viện 1 số trường ĐH ở Việt Nam cho tiếp cận cơ sở dữ liệu này miễn phíKinh tế, xã hôi, tài chínhBloomberg
– Bán dữ liệuhttps://www.bloomberg.com/asiaThư viện 1 số trường ĐH ở Việt Nam cho tiếp cận cơ sở dữ liệu này miễn phíKinh tế, xã hôi, tài chínhFiinpro
– Bán dữ liệuhttp://fiinpro.com/Thư viện 1 số trường ĐH ở Việt Nam cho tiếp cận cơ sở dữ liệu này miễn phíKinh tế, tài chínhQuỹ Tiền tệ Quốc tếhttp://data.imf.org/Tận dụng để tìm topic cho bài nghiên cứu Tài chínhNgân hàng nhà nước Việt Namhttp://sbv.gov.vn/Dữ liệu về tài khoản thanh toán, thẻ, tiền gửi, … toàn bộ của ngân hàng VNTài chínhBộ tài chính Việt Namhttp://mof.gov.vn/Dữ liệu tài chính VNTài chínhTrang thông tin tài chính Việt Nam – Vietstockhttps://vietstock.vn/Trang thu thập trực tiếp BCTC của các doanh nghiệpTài chínhTrang thông tin tài chính Việt Nam – Cafefhttps://cafef.vn/Trang thu thập trực tiếp BCTC của các doanh nghiệpTài chínhTrang thông tin tài chính Việt Nam – TVSIhttps://finance.tvsi.com.vn/Sử dụng trang này để việc thu thập BCTC doanh nghiệp trở nên nhanh hơnTài chính quốc tế Investinghttps://vn.investing.com/Trang này chuyên tổng hợp về dữ liệu lịch sử của giá vàng, tiền điện tử, usd, mã cổ phiếu doanh nghiệp,…Tài chính quốc tế Ngân hàng Thanh toán Quốc tế https://www.bis.org/Về ngân hàng các nướcXã hộiUNDPhttps://www.undp.org/vi/vietnamChỉ số xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI),…Ngoại thươngUNCTADSTAThttp://unctadstat.unctad.org/FR/Toàn bộ các chỉ số xuất nhập khẩu của Việt NamTổ chứcOECDhttps://data.oecd.org/Toàn bộ thông tin về các nước thành viên của tổ chức nàyNguồn tài liệu, dữ liệu cho Nghiên cứu khoa học – mosl.vn
Các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp cùng nơi cung cấp dữ liệu kể trên là kết quả của nhiều năm nghiên cứu của MOSL trong quá trình tìm kiếm và đưa dữ liệu vào sử dụng trong nghiên cứu. Chính vì vậy các nguồn kể trên như là nguồn sống cho nghiên cứu và hy vọng nó sẽ là sự ưu tiên mà các bạn nghĩ tới khi cần tìm dữ liệu cho nghiên cứu của mình.
3. Thực chiến cách tìm dữ liệu thứ cấp cho NCKH
Dưới đây là video tổng hợp các cách tìm dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu khoa học cụ thể là cách trích lọc từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp; cách tìm kiếm dữ liệu lịch sử của bất kỳ chỉ số nào và tìm kiếm dữ liệu không thể tìm kiếm nếu không trả phí.
Hướng Dẫn Cách Tìm Dữ Liệu Thứ Cấp Cho NCKH (WorldBank, GSO, Vietstock, CafeF,…) | STATA
4. Tổng kết
Như vậy là MOSL đã giúp các bạn giải đáp được các câu hỏi về cách làm sao để tìm được nguồn đáng tin cậy và cách tìm cụ thể từ các nguồn đó như thế nào thông qua video hướng dẫn chi tiết phía trên.
Đến đây mong là các bạn trân trọng những chia sẽ và đóng góp trên của MOSL đến cộng đồng nghiên cứu khoa học Việt Nam nói chung và những người đang thực hiện nghiên cứu nói riêng, nếu có thắc mắc xin hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận để Mosl giải đáp nhé.
MOSL xin chúc các bạn học tập và làm việc hiêu quả!
Xem thêm: Dịch vụ Hỗ trợ chạy Stata của Mosl.vn