Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu
Bảng câu hỏi là công cụ nghiên cứu phổ biến nhất khi thu thập dữ liệu gốc trong nghiên cứu. Có hai loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ nhiều người, và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu. Đó là vì bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc này là nền tảng cho các hành vi của con người. Mục đích không phải chỉ để hiểu hành vi này – từ đó để tiến đến bước giải thích, mà còn để vượt qua những rào cản do chính những hành vi này tạo ra. Những sự thật mà chúng ta đang tìm kiếm từ các câu trả lời cho những câu hỏi chúng ta đưa ra thường không như chúng ta dự kiến, đó là vì người trả lời vô tình hay cố ý đã làm sai lệch thông tin – tạo ra rào cản cho chúng ta tiếp cận thông tin. Tại sao lại có tình trạng này và cách xử lý như thế nào sẽ được thảo luận trong chủ đề này.
Vấn đề cần quan tâm nhất trong thiết kế bảng câu hỏi đã được đề cập ở phần giới thiệu. Những rào cản sẽ gây ra sự thất vọng, nhưng không có nghĩa là thất bại cho những nhà điều tra chuyên nghiệp hay nghiệp dư, điều khác biệt duy nhất là nhà chuyên nghiệp họ biết được những rào cản này có nguồn gốc từ đâu/nguyên nhân do đâu. Đó là tình huống khó xử. Vấn đề khó khăn là: bảng câu hỏi tốt nhất là bảng câu hỏi có những câu hỏi đơn giản nhất, nhưng rất khó khăn để làm cho câu hỏi trở nên đơn giản.
Thiết kế bảng câu hỏi là một trong những công việc mà mục tiêu là làm cho bảng câu hỏi không giống như một nhiệm vụ. Tuy nhiên, có nhiều cách sáng tạo trong thiết kế bảng câu hỏi. Bạn lưu ý rằng trong nhiều cuốn sách về nghiên cứu có đề cặp một vài điểm khá hay về sự sáng tạo, vấn đề này còn đang gây tranh cãi, và “phương pháp hoàn hảo” cũng khác nhau.
Thiết kế bảng câu hỏi chưa bao giờ là dễ dàng. Chủ đề này bàn luận về các yếu tố chính để xem xét việc tiến hành lập bảng câu hỏi mà từ đó sẽ gợi ra những thông tin chính xác để dễ dàng điền vào.
Nhiệm vụ thiết kế bảng câu hỏi là nhiệm vụ không dễ dàng và nó nhấn mạnh quan điểm nghiên cứu là một quá trình. Nếu không có sự hiểu biết về đề tài của bạn, căn cứ vào công việc sơ bộ như tìm kiếm tài liệu, bạn không thể bắt đầu đặt câu hỏi hợp lý và có liên quan theo một cách đạt hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, thật đáng để suy nghĩ cẩn thận về đặc điểm của đối tượng điều tra của bạn.
Ví dụ, nếu đối tượng điều tra là các chuyên gia có trình độ cao về đề tài bạn đang nghiên cứu, hoặc chỉ là một nhóm người chung, bạn cần phải xem xét cả hai vấn đề là dạng câu hỏi và từ ngữ.
Sau đây là những ví dụ về các câu hỏi khảo sát chia thành hai nhóm: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Bạn nên làm quen với dạng câu hỏi này và suy nghĩ về cách mỗi câu hỏi có thể được sử dụng trong đề tài của bạn. Hãy nghĩ về kiểu dữ liệu mà câu hỏi được thiết kế để trình bày và những kết luận bạn có thể rút ra:
1. Câu hỏi đóng
a. Câu hỏi phân đôi
Một câu hỏi đưa ra hai lựa chọn cho câu trả lời.
Ví dụ: Có phải đây là lần đầu tiên bạn tham gia trả lời phỏng vấn? Có hoặc Không
b. Câu hỏi nhiều lựa chọn
Một câu hỏi đưa ra ba hoặc nhiều hơn sự lựa chọn cho câu trả lời.
Ví dụ: Bạn thường tham quan mô hình khuyến nông với ai? Một mình – Vợ – Người thân / Bạn bè – Nhóm tổ chức phối hợp kinh doanh.
c. Thang đo Likert
Một phát biểu mà người trả lời cho thấy mức độ cụ thể của sự đồng ý hoặc không đồng ý.
Ví dụ: Những tư vấn của cán bộ khuyến nông giúp tôi tự tin hơn trong quyết tâm thoát nghèo. 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = phân vân, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý 1_ 2_ 3_ 4_ 5_
d. Thang đo đối nghĩa
Một thang đo được ghép từ hai từ đối nghĩa, và người trả lời sẽ lựa chọn theo quan điểm của mình. Ví dụ:
Lãi suất vay vốn cao ……….Lãi suất vay vốn thấp…….;
e. Thang đo quan trọng
Một thang đo đánh giá tầm quan trọng của một số thuộc tính. Ví dụ: lãi suất ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đối với tôi là … 1 = vô cùng quan trọng, 2 = rất quan trọng, 3 = khá quan trọng, 4 = không rất quan trọng, 5 = không quan trọng chút nào. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_
f. Thang đo xếp hạng
Một thang đo xếp hạng một số thuộc tính từ “tệ hại” đến “tuyệt vời”.
Ví dụ: Chất lượng tư vấn khuyến nông mà bạn tham gia là … 1 = rất tốt, 2 = tốt, 3 = trung bình, 4 = kém, 5 = tồi tệ. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_
g. Thang đo dự định
Một thang đo mô tả dự định của người trả lời về một hành động.
Ví dụ: Nếu buổi trình diễn khuyến nông được thực hiện bằng người thực- việc thực, tôi sẽ … 1 = chắc chắn tham gia, 2 = có thể tham gia, 3 = không chắc chắn tham gia, 4 = có thể không tham gia, 5 = chắc chắn không tham gia. 1_ 2_ 3_ 4_ 5
2. Câu hỏi mở
a. Câu hỏi tự do trả lời
Một câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời không giới hạn các cách trả lời khác nhau.
Ví dụ: Bạn mong Nhà nước giúp gì cho bạn trong quá trình thoát nghèo?
b. Phối hợp từ
Ngay lúc từ được trình bày, người trả lời đề cập ngay đến từ đầu tiên xuất hiện trong đầu.
Ví dụ: Từ gì bạn nghĩ ngay đầu tiên khi bạn nghe những điều sau đây?
Nghèo đói……, Khuyến nông………, Ngân hàng chính sách……….
c. Hoàn chỉnh câu
Khi những câu không hoàn chỉnh được trình bày, ngay lúc đó, người trả lời hoàn chỉnh câu.
Ví dụ: Khi tôi chọn một loại cây trồng để sản xuất, việc cân nhắc quan trọng nhất trong quyết định của tôi là ___
Ý nghĩa của các từ ngữ đơn lẻ được sử dụng trong các câu hỏi có thể mang tính mơ hồ, khó hiểu. Nếu có sự hiểu lầm ở đây, thì sau đó ngay cả khi các câu hỏi được thực hiện trực tiếp bởi người thiết kế ra nó, điều không chính xác vẫn sẽ xảy ra bởi vì người phỏng vấn sẽ không bao giờ nhận ra đã có một sự hiểu lầm. Dạng đặc biệt của vấn đề này được coi là khá tinh tế, và hiếm khi được đề cập đến trong những cuốn sách nghiên cứu. Mặc dù vốn dĩ là đơn vị nhỏ nhất của một câu hỏi – từ – nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu như mắc lỗi trong việc kết hợp từ, chính vì vậy nó đáng được thảo luận đầu tiên.
Việc hiểu sai đầy tiềm năng có thể đề cập ở đây là những từ vốn dĩ được dùng rất đặc trưng.Ví dụ: khi một câu hỏi bắt đầu với từ “bạn”, đối với một số loại câu hỏi thì người trả lời thường chuyển đổi trong suy nghĩ của người trả lời là “bạn và gia đình của bạn” hay “ bạn và vợ chồng của bạn / đối tác “. Điều này thường xuyên xảy ra nhất khi người ta được hỏi về sự tham gia của họ trong hoạt động giải trí hoặc xem truyền hình. Và điều này có thể làm sai lệch kết quả các cuộc điều tra do người trả lời đôi khi sẽ trả lời “có” nếu gia đình của họ tham gia, mặc dù chính họ lại không làm điều đó. Nếu bạn đã từng được phỏng vấn bởi một người phỏng vấn đến tận từng nhà của một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn, bạn sẽ biết lỗi này được tránh như thế nào. Câu hỏi bắt đầu với những thứ như: ‘Bạn, chính bạn, bao giờ …?’. Việc thêm từ “chính bạn” có thể tạo ra sự khác biệt khá lớn trong nhận thức của người trả lời.
Các giai đoạn trong việc chuẩn bị một bảng câu hỏi
Sau đây là danh sách các giai đoạn trong việc chuẩn bị một bảng câu hỏi. Thứ tự này nói chung là thứ tự hiệu quả nhất. Nó có thể giúp bạn tránh khỏi việc dùng quá nhiều thời gian vào thứ gì đó mà có thể sẽ phải thay đổi sau đó.
1. Quyết định về nội dung của câu hỏi.
2. Quyết định việc định dạng cho các câu trả lời.
3. Quyết định về từ ngữ trong các câu hỏi.
4. Quyết định về trình tự của các câu hỏi.
5. Quyết định về các đặc tính hình thức của bảng câu hỏi.
6. Kiểm tra thử, rà soát lại và sau đó tạo ra bản thảo cuối cùng.
Hãy nhớ luôn luôn kiểm tra trước, hoặc “khảo sát thử” câu hỏi của bạn đối với một vài người bạn hoặc người quen. Họ phải thuộc loại đối tượng mà bạn dự định hỏi. Nếu bạn có cơ hội hỏi nhiều đối tượng, thì cố gắng để có được 12 người hoặc nhiều hơn cho phần khảo sát thử của bạn. Hãy hỏi họ xem có đề nghị gì không hoặc có vấn đề gì khi điền vào không. Nếu có một số vấn đề tiềm ẩn, thì một thí điểm thứ hai nên được thực hiện sau khi những vấn đề đó đã được điều chỉnh.
Bảng câu hỏi khảo sát là công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất. Mục đích của nó là cung cấp cho bạn những dữ liệu bạn cần, trong một biểu mẫu có thể là không có sai lệch. Để không gây trở ngại cho mục đích này, các câu hỏi phải được hiểu một cách rõ ràng là cực kỳ quan trọng, và bản thân các câu hỏi đó không có vẻ làm nản lòng bằng bất kỳ cách nào, dù là được thực hiện bằng điện thoại, thư từ hoặc cuộc phỏng vấn cá nhân. Khi gửi qua bưu điện, nó phải được kèm theo một thư ngỏ, và mong đợi nó sẽ được gởi trả về. Chủ đề này kết thúc với các bước được đề nghị để thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát.
Bài và ảnh:
Trung Nguyễn