Cách tạo bảng kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất

Bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, có đang hoạt động kinh doanh tập thể hay một mình thì đều phải xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh thể hiện đủ các tiêu chí gồm mục tiêu thực hiện, tính toán ngân sách, dự trù kinh phí, vay vốn, kêu gọi đầu tư,…

Như vậy việc xây kế hoạch kinh doanh chi tiết chính là tiền đề quan trọng để triển khai cũng như đánh giá sự khả thi, quyết định thành công cho dự án kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, Revup sẽ hướng dẫn bạn cách lập bảng kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất. Cùng tham khảo ngay nhé!

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh tên tiếng Anh là Business Plan, đây là dạng tài liệu có chứa nội dung phác thảo chi tiết nhất tiến trình kinh doanh của công ty/doanh nghiệp ở trong khoảng thời gian nhất định. Theo đó một bản kế hoạch chuẩn chỉnh nhất sẽ bao gồm mục tiêu, định hướng cùng những kế hoạch khác nhau.

Chính chủ doanh nghiệp, giám đốc Marketing, giám đốc điều hành hay những người hoạt động ở vị trí liên quan trực tiếp đứng ra xây dựng kế hoạch kinh doanh. Nói chung bản kế hoạch mà càng chi tiết và nội dung cụ thể thì đương nhiên sẽ có khả năng thực hiện cực cao.

Hiện nay có khá nhiều mẫu quy trình lập kế hoạch kinh doanh khác nhau. Nhưng tóm lại chúng vẫn mô phỏng hoạt động ở trong tương lai của công ty/doanh nghiệp. Qua đó họ sẽ chủ động chuẩn bị trước rủi ro, thách thức và nắm bắt cơ hội được tốt hơn. Ngoài ra bạn cần phải xây dựng kế hoạch kinh doanh bởi vì:

  • Hỗ trợ hoạch định hướng đi đúng đắn trong suốt quá trình kinh doanh
  • Dễ dàng đưa ra những chiến lược bán hàng sao cho hiệu quả nhất
  • Thu hút nhà đầu tư lớn tầm cỡ quyết định đầu tư vốn cho doanh nghiệp
  • Góp phần định hướng mức độ khả thi đối với dự án
  • Xác định các cột mốc quan trọng, mức phí cần chi trả dành cho mỗi hoạt động
  • Dễ dàng khảo sát thị trường một cách nhanh chóng
  • Có thêm nhiều hơn những ý tưởng kinh doanh mới lạ, khác biệt

Một số lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Một số nguyên tắc phổ biến cần lưu ý dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc có thể lập được một bảng kế hoạch nhanh chóng và tránh mắc lỗi sai.

Trình bày kế hoạch kinh doanh ngắn gọn

Lúc lập kế hoạch, hãy thiết kế dàn ý thật ngắn gọn và súc tích nhất. Lý do cho điều này là giúp cho người đọc không thấy chán nản cũng như dễ dàng chỉnh sửa, theo dõi bao quát toàn bộ bảng kế hoạch.

Ngôn ngữ phù hợp với người đọc

Ví dụ nếu như công ty của bạn đang thực hiện phát triển một phần mềm công nghệ nào đó nhưng mà các nhà đầu tư của bạn không biết từ ngữ chuyên ngành. Tốt nhất hãy tránh viết những thuật ngữ chuyên ngành hoặc viết tắt từ ngữ không thông dụng. Cần giải thích sản phẩm, thuật ngữ đi kèm tại cuối mục lục ở trong bảng kế hoạch kinh doanh.

Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của bạn

Thử nghiệm ý tưởng bằng một quảng cáo rồi kiểm tra độ khả thi của ý tưởng kinh doanh để căn cứ vào đó lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Thiết lập mục tiêu

Đừng kinh doanh nếu như mà không biết mục tiêu bạn đang nhắm đến là đối tượng nào. Bên cạnh đó bạn cần đặt mục tiêu ứng với những cột mốc để làm sao hoàn thành trước khi bắt đầu. Tiếp đến bạn lên kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đó.

Đừng quá lo lắng khi viết bảng kế hoạch kinh doanh

Dành cho bạn nào chưa biết, phần lớn những doanh nhân hay chủ doanh nghiệp đều không phải là chuyên gia kinh doanh. Vậy làm sao để họ thành công đến vậy? Đó là do họ đang học hỏi khi họ đi cũng như tìm kiếm công cụ giúp họ phát triển hơn. Thực ra viết một bản kế hoạch sẽ không quá khó như bạn nghĩ và bây giờ hãy cùng đi vào chi tiết nhé!

Cách thức lập bảng kế hoạch kinh doanh hiệu quả

  • Thu thập thông tin: Có thể tổng hợp các số liệu, thông tin chính xác để giúp kế hoạch kinh doanh hiệu quả và đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên trước khi lên quy trình bạn phải thu thập một số thông tin gồm lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, quy mô, tài chính, sản phẩm chính, hoạt động marketing và những rủi ro có thể gặp,…
  • Chuẩn bị tài liệu: Tiếp theo bạn cần phải chuẩn bị tài liệu có liên quan nhiều đến dự án kinh doanh gồm logo thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cáo tài chính, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ và chứng từ liên quan. Ngoài ra còn có tài liệu nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, phân tích ngành,…
  • Xác định đối tượng thực hiện: Đây sẽ là công đoạn cuối cùng dành cho bước chuẩn bị. Theo đó bạn cần phải chọn ra đối tượng thực hiện kế hoạch. Người này có thể ở bộ phận hành chính, marketing hoặc kinh doanh,.. Nói chung bất kỳ ai mà thấy tiềm năng, có năng lực vững chắc để giúp dự án phát triển đều được.

Hướng dẫn lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết

Dù cho bạn đang xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh để gọi vốn hay phát triển doanh nghiệp hay muốn xem ý tưởng có hiệu quả không,… Bạn có thể nhận thấy có nhiều bảng kế hoạch dài đến 8, 9 bước. Thế nhưng lập kế hoạch kinh doanh sẽ cần đầy đủ 6 yếu tố chính là:

  1. Tóm tắt điều hành: Phác thảo công ty, tuyên bố sứ mệnh cùng bất kỳ thông tin nào liên quan đến ban lãnh đạo, đến nhân viên, vị trí và hoạt động của công ty.
  2. Kế hoạch vận hành: Tại đây doanh nghiệp có thể phác thảo sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp và có thể bao gồm cả tuổi thọ, giá cả sản phẩm và lợi ích đi kèm. Một số yếu tố khác bổ sung thêm vào phần này gồm quy trình sản xuất – chế tạo, bằng sáng chế hay công nghệ độc quyền. Bên cạnh đó những thông tin về nghiên cứu – phát triển (R&D) đều có thể đưa vào đây.
  3. Phân tích thị trường: Chỉ rõ đối thủ cạnh tranh là ai, yếu tố của nó trong ngành như thế nào cũng như những điểm mạnh, điểm yếu liên quan. Đồng thời mô tả nhu cầu dự kiến người tiêu dùng với những gì mà doanh nghiệp đang bán, mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi dành lấy thị phần từ công ty đương nhiệm.
  4. Chiến lược tiếp thị: Phần này là mô tả cách thức mà công ty thu hút khách hàng và cách thức để tiếp cận người tiêu dùng. Nó cũng trình bày kế hoạch chiến dịch tiếp thị, quảng cáo qua các phương tiện truyền thông mà chiến dịch đó tồn tại.
  5. Lập kế hoạch tài chính: Muốn thu hút đối phương đọc bảng kế hoạch kinh doanh thì công ty cần đưa vào trong kế hoạch tài chính, những dự kiến trong tương lai. Với những cá nhân mà kinh doanh khởi nghiệp cần có mục tiêu, ước tính dành cho vài năm đầu tư cho những nhà đầu tư ấy.
  6. Nguồn lực: Với bất kỳ công ty nào muốn tốt hơn cũng cần phải có nguồn ngân sách. Theo đó chi phí này gồm những chi phí có liên quan đến việc phát triển, sản xuất, nhân sự, tiếp thị hoặc bất kỳ chi phí nào cần chi ra trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt người lập bảng kế hoạch kinh doanh cần có phụ lục nhằm trình bày rõ ràng tài liệu đi kèm, các hình ảnh, bằng sáng chế hoặc giải thích thuật ngữ ngành.

Hy vọng rằng với một số thông tin chia sẻ ở trên đã giúp cho bạn đọc có cái nhìn đúng đắn hơn trong quá trình lập bảng kế hoạch kinh doanh. Từ đó dễ dàng lên kế hoạch, đo lường tiến độ triển khai, hiệu suất làm việc đến đâu hay doanh nghiệp có cần đến công cụ quản lý và đo lường hay không?… Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc bài viết. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp thì hãy liên hệ với Revup ngay qua số hotline 0979 737 173 nhé!