Cách sử dụng nồi cơm điện nấu 9 món cực ngon đãi khách cuối tuần | Cleanipedia
Nồi cơm điện luôn là trợ thủ đắc lực của các chị em giúp tạo ra những hạt cơm dẻo, thơm ngon trong mỗi bữa ăn. Không những vậy, nhiều nồi cơm điện còn tích hợp thêm những chức năng nấu nướng tiện dụng, hỗ trợ công việc bếp núc tối ưu hơn bao giờ hết. Vậy cách sử dụng nồi cơm điện nấu những món ngon đãi khách cuối tuần như thế nào? Hãy cùng Cleanipedia khám phá ngay nhé!
Nội Dung Chính
1. Nồi cơm điện hoạt động như thế nào?
Chỉ cần cho gạo và nước vào nồi nấu, chọn chương trình tương ứng (nếu có) và nhấn nút để bắt đầu là xong. Khuấy đều hỗn hợp bột và nước cho thật nhuyễn, rồi đặt tất cả và dàn đều vào nồi nấu trước khi đậy nắp – điều này sẽ giúp bánh chín đều nhất. Sau khi nước sôi và nhiệt độ nước bắt đầu tăng lên trên 212°F (~100°C), nồi cơm điện sẽ tự động tắt, bất kể dòng máy cao cấp hay cơ bản. Thời gian nấu khác nhau tùy thuộc vào loại gạo và số lượng gạo được nấu.
Đôi khi, cách sử dụng nồi cơm điện có thể bị bắn tung tóe do tích tụ quá nhiều tinh bột. Để tránh điều này, hãy vo gạo trước khi nấu và tuân thủ các hướng dẫn về công suất tối đa của nồi cơm điện. Thêm chất béo, như bơ hoặc dầu vào nồi và nấu cùng với gạo, việc này cũng giúp giảm thiểu tình trạng bắn tung tóe trên.
Nồi cơm điện có thể được sử dụng cho tất cả các loại gạo, bao gồm gạo trắng, gạo lứt, hạt dài, hạt ngắn, gạo nhài thơm, gạo basmati và lúa thóc dại. Nồi cơm điện cũng có thể được sử dụng để làm chín các loại ngũ cốc khác nhau, như diêm mạch và bột yến mạch. Chỉ cần đảm bảo điều chỉnh tỷ lệ nước cho phù hợp, kể cả khi nồi cơm điện của bạn không được tích hợp nhiều chế độ nấu nướng.
Nồi cơm điện cũng có thể được sử dụng để chế biến các món ăn hỗn hợp, bằng cách xếp rau hoặc thực phẩm đạm đã cắt nhỏ lên trên cơm trước khi nấu. Một số loại nồi cơm điện còn đi kèm với giá đỡ và hoặc giỏ rổ nhằm hỗ trợ cho việc hấp chín thức ăn và nấu chín cơm cùng một lúc, rất tiện lợi.
2. Tại sao hạt cơm của tôi lại quá dẻo?
Cơm nấu chín có thể bị dính vì một số lý do: có thể bạn đã sử dụng quá nhiều nước so với quy định hoặc có thể bạn chưa vo gạo sạch trước khi nấu. Điều quan trọng là phải vo gạo trước khi nấu để rửa sạch tinh bột thừa. Nếu không, tinh bột thừa này khi nấu chín sẽ tạo ra một kết cấu dính, khiến cho hạt cơm bị nhão và dẻo hơn so bình thường. Điều này sẽ khiến chúng bết dính vào nhau thay vì phải tách rời như mong muốn. Để có kết quả tốt nhất, hãy vo gạo thật sạch cho đến khi nước trong. Một số người thích vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện trước khi nấu.
3. Làm cách nào để tạo hương vị thơm ngon cho cơm trước và sau khi nấu?
Cách sử dụng nồi cơm điện thông minh như thế nào? Trong cùng một công thức nấu ăn, thay vì sử dụng nước sạch như hằng ngày để nấu cơm, thì bạn có thể thay đổi bằng cách cho cùng một lượng nước dùng hoặc nước kho để tăng thêm hương vị cho cơm. Riêng Cleanipedia lại rất thích sử dụng loại nước lọc không chứa muối hoặc khoáng chất để có thể kiểm soát hiệu quả hàm lượng natri.
Các loại thảo mộc và gia vị cũng có thể được thêm vào nồi trước khi nấu. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại rau củ tạo hương khác, chẳng hạn như hành tây hoặc tỏi xào. Muối có thể được thêm vào trước hoặc sau khi nấu ăn. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng một lượng nhỏ muối cho vào khi cơm chưa nấu chín và điều chỉnh theo khẩu vị sao cho vừa ăn và tránh để quá mặn.
Khi cơm chín, bạn có thể nêm nhiều gia vị hơn hoặc một chút vị chua, chẳng hạn như chanh. Bạn cũng có thể cho rau thơm hoặc loại rau mà bạn yêu thích, đã được cắt nhỏ vào trong cơm . Để có một món ăn đặc biệt khác, hãy thử trái cây xắt lát nhỏ, ví dụ như dứa hoặc xoài.
4. Cách luộc trứng bằng nồi cơm điện
Nhiều người thích luộc trứng bằng phương pháp truyền thống là cho trứng vào nồi với nước và đun sôi. Đun nhỏ lửa trong một vài phút nhất định để đạt được độ chín tới như mong muốn. Nghe có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, luộc trứng trong nồi cũng có những khuyết điểm nhất định.
Đôi khi vỏ trứng bị nứt trong quá trình luộc với nước sôi và điều này khiến cho một phần lòng trắng trứng bị rò rỉ ra ngoài. Vậy thì món trứng luộc của bạn sẽ bị vón cục, không còn đẹp mắt, làm mất đi một phần vị ngon và chiếc nồi luộc trứng cũng trông rất lộn xộn, không vệ sinh chút nào. Chắc chắn là bạn đã hình dung ra được vấn đề này.
Nhưng khi luộc trứng bằng nồi cơm điện thì giúp loại bỏ triệt để vấn đề này. Nước hấp từ cơm bốc lên sẽ làm chín trứng trong khi trứng nằm yên và không bị xáo trộn bên trong khay hấp. Bạn có thể tưởng tượng rằng nồi cơm điện như một phòng tắm hơi dành riêng cho những quả trứng.
Và với cách nấu nhẹ nhàng này, trứng cũng dễ dàng đạt được độ chín như mong muốn. Không còn màu xám khó coi xuất hiện xung quanh lòng đỏ do trứng bị luộc quá chín như cách làm truyền thống. Cách sử dụng nồi cơm điện để luộc trứng như sau:
Tất cả những gì bạn làm là cho nước vào nồi cơm điện. Sau đó, xếp gọn trứng vào khay hấp rồi đặt vào nồi. Đóng nắp và nhấn nút “Khởi động”, bạn có thể cài đặt thêm bộ hẹn giờ sao cho phù hợp nếu như nồi cơm điện bạn đang dùng có hỗ trợ chức năng này.
Vớt trứng vào thời điểm thích hợp và đặt trứng ngay vào bát nước đá để làm nguội trứng và tránh trứng sẽ tiếp tục bị nấu chín do nhiệt độ còn sót lại trên trứng.
Chờ một vài phút trước khi bóc vỏ và sau đó bạn nhận được ngay những quả trứng luộc tròn trịa, thơm ngon và đẹp mắt! Đây là công thức luộc trứng hoàn hảo: cần 20 phút cho trứng chín. Và từ 13 – 15 phút cho trứng chín mềm (nghĩa là lòng đỏ hoặc lòng trắng của trứng chưa thực sự chín tới).
5. Cách nấu thịt lợn quay kiểu Trung Quốc bằng nồi cơm điện
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị
-
350gr Thịt lợn tươi để làm thịt lợn quay (xắt khối mỏng)
-
40ml Nước tương
-
100ml Rượu Sake
-
100ml Rượu Mirin
-
50ml Nước lọc
-
1 tép Gừng và tỏi
Các bước sử dụng nồi cơm điện để nếu ăn
-
Cắt thịt lợn theo các khối mỏng.
-
Áp chảo để giúp bề mặt của thịt lợn được săn lại. Bạn không cần phải nấu quá chín, bạn chỉ cần làm bề mặt thịt săn lại và có màu nâu vàng là được.
-
Cho thịt lợn và các nguyên liệu vào nồi cơm điện và nhấn nút khởi động. Nếu bạn còn thừa một chút hành lá, tỏi tây hoặc bất kỳ loại rau thơm nào, hãy cho tất cả chúng vào trong nồi thịt lợn này luôn nhé!.
-
Khi thịt lợn đã sôi và chín thì nồi cơm điện sẽ tự động tắt.
-
Cắt thịt lợn đã được quay chín thành độ dày mong muốn của bạn.
6. Cách nướng sườn BBQ bằng nồi cơm điện
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị
-
1kg hoặc 4 miếng Sườn non (thịt heo) cao cấp, bạn cũng có thể thay thế bằng Sườn lưng (thịt bò) tùy theo sở thích.
-
2 muỗng canh dầu ô liu.
-
3/4 cốc Đường nâu.
-
350ml Bia đen.
-
2/3 cốc Sốt BBQ sánh đặc và cay
-
1 muỗng cà phê Sốt Worcestershire.
Cách sử dụng nồi cơm điện để nướng sườn BBQ cụ thể như sau:
-
Cho dầu ô liu vào lòng chảo và đun nóng.
-
Đổ 3/4 cốc đường nâu đã chuẩn bị vào bát và trộn với sườn – nhớ trộn thật kỹ. Điều này sẽ giúp tạo ra nước sốt caramen đẹp mắt trên miếng sườn ở giai đoạn chế biến cuối cùng.
-
Sau khi trộn với đường nâu, tiếp tục cho sườn vào trong dầu và rán chín.
-
Sau khi bề mặt miếng sườn đã chuyển màu nâu, vớt sườn ra cho ráo dầu. Rồi cho tất cả bia vào chảo và thêm một chút đường nâu vào nếu muốn.
-
Đừng quên sốt BBQ & sốt Worcestershire nhé.
-
Đợi đến khi hỗn hợp sốt sôi và sủi bọt thì đã đủ nguyên liệu để nấu.
-
Lúc này cho tất cả sốt và thịt sườn vào trong nồi cơm điện.
-
Đậy nắp nồi cơm điện và nhấn nút khởi động. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng là nướng để nấu món ăn này.
-
Nồi cơm điện của tôi tự động tắt khi thịt được nấu xong –
-
Đối với nồi cơm điện, thời gian cần để thịt chín tới thường là sau 1 giờ. Nếu nấu trong lò nướng, thì bạn cũng nên kiểm tra thịt sau 1 giờ nhé!.
7. Hướng dẫn cách sử dụng nồi cơm điện trước khi nấu
Sau khi bạn đã “tậu” được nồi cơm điện ưng ý, điều đầu tiên bạn cần phải làm là lau sạch nồi từ trong ra ngoài. Công việc này nhằm mục đích lấy đi hết lớp bụi bẩn bị bám dính trong đáy và thân nồi.
Sau đó, bạn đổ nước vào thang cao nhất của nồi và thực hiện cắm, bật công tắc cho nồi hoạt động. Sau 10-15 phút nước sôi, thực hiện tắt thiết bị điện trên nồi. Với cách làm này, các loại vi khuẩn sẽ được loại bỏ nhanh chóng và sử dụng được nồi ngay sau đó.
Ngoài ra, nồi mới mua về sẽ có mùi khó chịu. Vì vậy, bạn nên khử mùi hôi này để sử dụng an toàn, đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể áp dụng một mẹo nhà bếp chính là khử mùi bằng baking soda, axit citric, giấm ăn… trong lòng nồi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên rửa lại nồi cơm điện bằng nước rửa chén để đảm bảo vệ sinh.
8. Cách sử dụng nồi cơm điện khi nấu cơm
Bước 1. Cách vo gạo trước khi cho vào nồi
Đây là công việc hầu như tất cả mọi người đều làm trước khi nấu cơm. Đối với nồi cơm điện thông thường không có lớp chống dính đáy nồi, bạn có thể vo gạo trực tiếp trong nồi. Đối với các loại nồi có chống dính, bạn cần vo gạo ngoài nồi, sau đó đổ vào nồi và nấu.
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của nhà sản xuất, dù nồi có chống dính hay không đều cần vo ngoài nồi. Lý do được đưa ra bởi đáy nồi có một lớp bảo vệ bề mặt giúp bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu thực hiện vo gạo nhiều lần trong nồi, sau một thời gian, nồi sẽ bị trầy xước dẫn đến vừa mất an toàn, vừa làm mất thẩm mỹ.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn ngay lúc này là nên vo gạo trong rổ (rá) có rây nhỏ, sau đó trút phần gạo đã được vo (2-3 lần nước) vào nồi, đổ nước theo tỷ lệ thích hợp và nấu.
Bước 2. Cách điều chỉnh tỷ lệ gạo và nước
Cũng giống như cách nấu cơm truyền thống bằng củi, rơm… nồi cơm điện nấu cơm hoạt động trên nguyên lý đun sôi nước để làm chín gạo. Để cho ra hạt cơm mềm, dẻo vừa độ, mức nước trong nồi sẽ quyết định khả năng đó.
Tùy thuộc vào loại gạo mà tỷ lệ nước với gạo sẽ khác nhau. Nếu tỷ lệ nước thấp hơn so với đặc trưng “ưa nước” của loại gạo đó, cơm nấu sẽ bị khô, sượng sóng. Nếu tỷ lệ nước cao hơn so với đặc trưng “ưa nước” của gạo, cơm sẽ bị nhão nát. Vì vậy, nấu cơm cũng là cả một nghệ thuật.
Công thức chung cho tỷ lệ gạo: nước là 1 chén gạo : 1,25 chén nước.
Lưu ý: Công thức này chỉ áp dụng cho loại gạo có độ dẻo vừa phải. Đối với gạo dẻo cao, nước điều chỉnh ít hơn. Đối với gạo khô (nở), nước điều chỉnh cao hơn.
Bước 3. Cách nấu và hâm chín cơm
Sau khi có tỉ lệ đạt chuẩn giữa nước và gạo, thực hiện ấn nút công tắc “cook” để nấu cơm. Ngay khi cơm chín, nồi cơm sẽ thông báo tiếng “bíp” hoặc âm thanh chuyển chế độ “cook” thành “warm”.
Sau khi hoàn thành công đoạn nấu, nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ hâm nóng cơm từ 5 đến 10 phút. Chế độ này giúp cân bằng độ ẩm, làm khô cơm vừa phải bằng cách làm bốc hơi hết phần nước dư bám trên cơm, tạo độ tơi xốp và mềm cho hạt cơm.
Lưu ý: Bạn không nên mở nắp khi cơm đang được hâm ủ chín để quá trình ủ một cách trọn vẹn.
9. Những điều KHÔNG NÊN trong cách sử dụng nồi cơm điện
Không lau khô thành nồi trước khi nấu
Khi nấu cơm, bạn sẽ không tránh khỏi thành và đáy ngoài nồi bị dính nước. Nước đọng lại trên nồi khiến cho nồi dễ bị cháy xém, làm đen vỏ nồi.
Vì vậy, bạn cần lấy khăn khô và mềm để lau khô bên ngoài thành nồi. Điều này giúp nồi của bạn có hiệu suất sử dụng cao hơn mà không gây mất thẩm mỹ do vết đen cháy trên nồi.
Nấu thực phẩm khác vào trong nồi cơm điện
Nồi cơm điện có hai chức năng chính là nấu cơm và giữ ấm. Thế nên, ngoài cách sử dụng nồi cơm điện hai chức năng này thì bạn không nên sử dụng nồi để nấu ăn như: chiên, xào…
Với ruột của nồi được là từ hợp kim không có lớp men chống dính thì bạn không nấu các món ăn có axit hoặc kiềm, còn nồi có lớp chống dính thì bạn hạn chế mạnh tay khi nấu cơm tránh tình trạng làm trầy xước lòng nồi.
Nhấn nút “cook” trên nồi cơm điện nhiều lần
Nhấn nút “cook” nhiều lần là sai lầm phổ biến khi nấu cơm. Nhiều bạn cố tình ấn nút này nhiều để có lớp cơm cháy hoặc hầm, ninh khi nấu thực phẩm.
Nhưng đây là điều rất tai hại nếu thực hiện nhiều lần. Hành động bấm đi bấm lại công tắc nhiều lần khiến cho nồi dễ hư và rơ le nhiệt sẽ bị lỗi khi không đo chính xác được thời gian cơm chín.
Dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị điện có công suất cao
Những thiết bị điện có công suất không nên dùng chung 1 ổ cắm với nồi cơm điện để đảm bảo an toàn điện. Các thiết bị này có thể kể đến như lò vi sóng, tủ lạnh, bếp điện, bếp từ…
Nồi cơm điện cần sử dụng ổ điện riêng hoặc sử dụng không đồng thời các thiết bị điện khác trên cùng một ổ cắm để tránh bị chập cháy, điện áp không ổn định khiến hệ thống điện bị ảnh hưởng.
Sử dụng các dụng cụ bằng kim loại tác động lên nồi
Cấu tạo của nồi cơm điện có một phủ một lớp mạ chống trầy xước và chống dính trên đáy và thành nồi. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các vật liệu kim loại tác động cơ học lên nồi cơm sẽ khiến làm mất lớp phủ đó.
Lời khuyên ngay lúc này là bạn cần dùng muỗng, vá, đũa bới cơm bằng gỗ hoặc nhựa an toàn để bảo vệ nồi cơm điện nhà mình nhé!
Vệ sinh nồi cơm điện khi còn nóng
Một cách sử dụng nồi cơm điện chúng tôi muốn lưu ý với bạn nữa là không nên mang nồi đi rửa khi chúng còn nóng. Bởi khi nồi còn nóng, nước lạnh khiến lớp phủ chống dính bị bong tróc dễ dàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nồi mà còn không còn an toàn đối với sức khỏe.
Vì vậy, hãy để nồi cơm nguội hẳn rồi mang đi vệ sinh. Nếu cơm bám dính chặt khó rửa, bạn có thể ngâm nồi trong nước từ 15-30 phút để lớp cứng đó mềm ra nhé!
Vệ sinh nồi cơm điện không đúng cách và không thường xuyên
Vệ sinh nồi thường xuyên và đúng cách sẽ giúp hiệu suất sử dụng và tuổi thọ của nồi cao hơn. Tuy nhiên, vệ sinh những bộ phận nào, cách vệ sinh ra sao cho đúng cách lại khiến nhiều bạn lúng túng.
Bạn cần vệ sinh ở các bộ phận: mặt trong và ngoài lòng nồi, nắp trong và ngoài, van thoát hơi, khay hứng nước thừa.
Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh, bạn sử dụng bằng các dụng cụ mềm, tránh bằng kim loại gây hư hỏng nồi
Qua bài viết chia sẻ cách sử dụng nồi cơm điện khi mới mua về, hy vọng đã chỉ ra được những thông tin có ích cho người nội trợ, từ đó dễ dàng hơn trong việc nấu nướng và hoàn thành bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho cả gia đình.
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.