Cách sắp xếp nhà bếp khoa học và hợp lý
5
/
5
(
1
vote
)
Một phòng bếp lộn xộn, bừa bãi chắc chắn sẽ làm cho các bà nội trợ ngán ngẩm với công cuộc nấu ăn của mình. Vậy thì, hãy xem những cách sắp xếp nhà bếp khoa học, khoa học sau đây nhé! Tôi tin rằng bạn sẽ bất ngờ với những bí quyết tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cực hiệu quả này đấy!
Cách sắp xếp nhà bếp khoa học
1. Sàng lọc, phân loại đồ dùng nhà bếp
Trước khi bắt tay vào sắp xếp lại căn bếp của bạn, hãy đi một vòng quanh bếp và lấy hết tất cả những gì bạn có trong căn bếp và đặt chúng ở dưới sàn nhà. Khi ấy bạn sẽ thực sự chóng mặt vì nhận ra căn bếp nhà mình có quá nhiều đồ dùng. Trong số đó có những thứ đã hết hạn, những thứ bạn chưa từng sử dụng bao giờ. Với những đồ dùng như vậy, bạn không nên giữ lại và hãy bỏ chúng đi. Việc có quá nhiều đồ đạc khiến căn bếp của bạn trở nên chật hẹp, bạn sẽ không có đủ không gian và việc sắp xếp nhà bếp khoa học cũng khó hơn rất nhiều.
Bạn hãy chia nhóm đồ dùng nhà bếp và để chúng vào chung một góc với nhau như nhóm đồ khô, nhóm gia vị, nhóm hộp nhựa, nhóm đồ nước… Việc phân chia nhóm sẽ là bước đầu tiên quan trọng khi bạn bắt tay vào việc sắp xếp nhà bếp khoa học.
2. Phân chia đồ dùng theo từng loại công năng
Sau khi bạn đã sàng lọc hết toàn bộ đồ dùng nhà bếp, giờ đến lúc bạn bắt tay vào phân chia chúng thành từng khu vực phù hợp trong căn bếp. Nguyên tắc bạn cần nhớ khi sắp xếp nhà bếp đó chính là dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng và dễ cất đi. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn có định hướng cho việc sắp xếp sao cho thuận tiện nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình.
2.1. Cách sắp xếp nhà bếp khoa học – khu vực bảo quản đồ
Đây là khu vực chiếm khá nhiều diện tích trong căn bếp. Bạn cũng nên để nhiều khoang tủ trống để có nhiều không gian bảo quản đồ dùng trong bếp. Khu vực này tốt nhất nên được đặt ngoài cùng hai bên tủ bếp để dễ dàng sử dụng hơn. Chúng ta nên để những đồ dùng ở khu vực này như các loại đồ khô nấu ăn, các loại hộp nhựa, gia vị, thậm chí kể cả bát đũa.
Nguyên tắc khi sắp xếp khu vực này đó là đồ nào dùng nhiều thì nên để ở dưới và phía bên ngoài. Những đồ dùng mà bạn ít sử dụng thì nên để ở phía trên. Nếu tủ bếp không được chia thành nhiều khoảng nhỏ, bạn nên sử dụng những chiếc giá, khay để chia thành nhiều khu vực khác nhau trong tủ.
2.2. Cách sắp xếp nhà bếp khoa học – khu vực sơ chế đồ ăn
Đây sẽ là nơi bạn tiến hành sơ chế đô ăn hàng ngày. Vì là sơ chế đồ ăn nên những dụng cụ không thể nào thiếu được đó chính là dao, thớt, những dụng cụ như dao nạo, dao bào…. Với những gia đình yêu thích làm bánh thì bạn cũng có thể kết hợp khu vực bếp nấu này là khu vực làm bánh. Bạn nên chọn tủ bếp có ngăn kéo để có thể dễ dàng phân chia đồ dùng sơ chế. Một ngăn sẽ đựng dao thớt, một ngăn còn lại sẽ đựng dụng cụ làm bánh. Hiện nay có nhiều loại giá dao thớt hiện đại, đa năng và tiết kiệm diện tích nên rất được ưa chuộng.
>>> Tìm hiểu báo giá tủ bếp gỗ lát nam phi có đắt không dành cho những khách hàng đang quan tâm.
2.3.Cách sắp xếp nhà bếp khoa học – khu vực nấu ăn
Đây là khu vực quan trọng không thể thiếu được trong mỗi căn bếp. Với khu vực nấu ăn này, điều quan trọng không thể thiếu bao gồm xoong nồi, gia vị. Bạn có thể thiết kế một chiếc giá xoong nồi ngay phía dưới bếp nấu. Khi nấu nồi sẽ dễ dàng được lấy ra một cách đơn giản. Giá gia vị cũng là điều cần thiết. Bạn không nên bày gia vị lên bề mặt bàn bếp nhìn rất bừa bộn và không hề khoa học chút nào. Tốt nhất sẽ thiết kế thêm một chiếc giá đựng gia vị tiện dụng để nhìn căn bếp trở nên gọn gàng hơn.
2.4. Cách sắp xếp nhà bếp khoa học – khu vực vệ sinh
Khu vực vệ sinh là khu vực có vòi và chậu rửa. Bát đũa sau khi rửa luôn cần phải để ráo nước. Bạn hãy thiết kế một chiếc giá úp bát có khay hứng nước phía trên để tránh nước nhỏ xuống ướt bồn. Với phần khoang chậu rửa, hãy tận dụng nơi này để đặt thùng đựng rác có nhiều ngăn và nắp đậy. Bạn cũng nên để những loại dung dịch vệ sinh nhà bếp tại đây, cho chúng vào khay để dễ dàng sắp xếp và lấy ra khi cần.
Một lưu ý cho bạn là hãy cố gắng giữ cho căn bếp trở nên khô ráo, không nên để nước ở chậu rửa bắn ra làm ảnh hưởng đến cả không gian bếp.
3. Sử dụng những chiếc giá treo trong bếp
Đừng bỏ qua việc lắp một chiếc giá hay móc treo trong phòng bếp nhé, nó rất hữu ích cho các bà nội trợ đó. Với những không gian tường trống, bạn cũng có thể tận dụng chúng vào cách sắp xếp nhà bếp khoa học. Những chiếc móc treo sẽ giúp bạn có nhiều chỗ để treo đồ dùng nhà bếp, thậm chí là cả những đồ trang trí nhà bếp nhỏ nhắn. Tuy nhiên không vì thế mà góc tường nào bạn cũng treo đồ lên. Hãy lựa chọn những vị trí phù hợp và nhớ là chúng cần có sự liên kết với các không gian khác trong bếp.
4. Vệ sinh đồ dùng bếp ngay sau khi nấu
Đây tưởng như là điều cơ bản nhưng lại rất quan trọng. Để có một cách sắp xếp nhà bếp khoa học và hợp lý nhất, việc vệ sinh là thứ không thể bỏ qua. Căn bếp muốn sạch, muốn gọn gàng thì luôn cần được vệ sinh. Việc bạn thường xuyên vệ sinh sẽ đơn giản và dễ hơn việc 2 3 tháng bạn mới vệ sinh bếp một lần.
Vệ sinh bếp thường xuyên giúp căn bếp của bạn trở nên gọn gàng hơn rất nhiều. Đó cũng là cách bảo vệ sức khỏe gia đình bạn khỏi vi khuẩn tấn công.
>>> Chú trọng trong khâu thiết kế tủ bếp làm bằng gỗ lát cũng góp phần giúp cho việc sắp xếp đồ đạc trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
5. Để đồ lại vị trí cũ ngay sau khi dùng xong
Sau một ngày dọn dẹp mệt nhọc và kì công, căn bếp của bạn đã trở nên gọn gàng, ngăn nắp nhưng đến ngày hôm sau mọi thứ lại trở nên rối tung thì công sức sắp xếp của bạn cũng vô ích. Hãy tạo cho bản thân và người thân gia đình thói quen cất đồ dùng về đúng vị trí sau khi sử dụng. Đây tưởng là điều dễ nhưng không hẳn ai cũng làm được dù người lớn hay trẻ nhỏ.
Để đồ dùng đúng vị trí giúp bạn dễ dàng quản lý, việc lấy đồ cũng nhanh hơn. Nếu bạn giữ được căn bếp đúng như cách bạn bố trí trong một thời gian dài thì bạn đã thực sự thành công trong cách sắp xếp nhà bếp khoa học rồi đấy.
>>> Xem thêm: Cách chống mối mọt hiệu quả bạn nên biết khi sử dụng tủ bếp gỗ.