Cách phân biệt đầu bếp chuyên nghiệp với nhân viên nấu ăn

Đánh giá post

Bạn đã biết cách phân biệt đầu bếp chuyên nghiệp với nhân viên nấu ăn bằng những tiêu chí nào chưa? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của JobsGO để có thêm thông tin hữu ích nhé.

TÌM VIỆC LÀM đầu bếp

Hiện nay có rất nhiều người chưa phân biệt được đâu là đầu bếp chuyên nghiệp, đâu là nhân viên nấu ăn. Nếu bạn đang có dự định theo đuổi con đường này thì phải nắm rõ các tiêu chí để nhận biết họ như: Trình độ, kinh nghiệm, nhiệm vụ,… 

Thế nhưng, trước tiên bạn cũng nên hiểu đầu bếp chuyên nghiệp tiếng Anh là gì? Họ còn được gọi là Professional Chef, nhân viên nấu ăn là Cooking Staff.

Trình độ, tay nghề nấu ăn

Khác nhau về trình độ, tay nghề nấu ănKhác nhau về trình độ, tay nghề nấu ăn

Đầu bếp chuyên nghiệp là người được đào tạo bài bản đến chuyên sâu trong lĩnh vực nấu nướng, ăn uống. Họ còn phải được đánh giá, công nhận dựa trên các tiêu chí về cấp bậc, khi đó mới trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Quá trình học tập của họ tương đối lâu, phải mất vài năm thì mới có thể trở thành chuyên nghiệp.

Còn đối với nhân viên nấu ăn, họ đơn giản là người làm việc trong không gian bếp, biết nấu ăn và làm các công việc bếp núc cơ bản.

Như vậy có thể thấy, đầu bếp chuyên nghiệp có một trình độ cao cấp hơn hẳn so với nhân viên nấu ăn thông thường. Có thể nói, đây cũng là tiêu chí thể hiện rõ nhất sự khác biệt giữa hai đối tượng này.

👉 Xem thêm: Ngành đầu bếp – Hướng đi hấp dẫn cho các bạn trẻ đam mê ẩm thực

Kinh nghiệm nấu ăn

Thông thường nhân viên nấu ăn sẽ phụ trách công việc đứng bếp hoặc đảm nhận vị trí thấp trong gian bếp. Nhiệm vụ chính của họ là sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn đơn giản, bình dân tại các quán ăn.

Ngược lại, với đầu bếp họ có nhiều cơ hội ứng tuyển vào các nhà hàng, khách sạn, trung tân hội nghị lớn. Có thể bạn chưa biết, môi trường làm việc có ảnh hưởng lớn đến kinh nghiệm đứng bếp. Một người làm 1 năm trong trung tâm hội nghị quốc tế còn hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc tại một quán ăn nhỏ.

Kinh nghiệm nấu ănKinh nghiệm nấu ăn

Về kinh nghiệm của một nhân viên nấu ăn, họ thường chỉ học các công thức qua mạng, qua người khác, vì thế mà món ăn của họ không đạt tuyệt đối về giá trị dinh dưỡng, khâu bày trí cũng được thực hiện đại khái. Trong khi đó, một đầu bếp chuyên nghiệp lại có thừa những kinh nghiệm này. Họ biết cân đối nguyên liệu, sử dụng thành thạo công thức nấu ăn, thao tác chuẩn với dụng cụ nhà bếp. Đặc biệt họ còn biết nêm nếm gia vị, độ to nhỏ của lửa sao cho giá trị dinh dưỡng đạt tuyệt đối.

Cấp bậc, phân chia quyền hạn

Sự khác biệt về quyền hạn, cấp bậc giữa nhân viên nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp cũng rất rõ ràng. Đương nhiên nhân viên sẽ phải làm việc dưới cấp của đầu bếp để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và nghiệp vụ. Dường như họ không có quyền hạn gì ngoại trừ việc giúp đỡ sinh viên học việc, thực tập sinh ở một số khâu cơ bản nhất.

Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ có nhiều cấp bậc hơn và được xếp hạng khác nhau. Ở mỗi vị trí họ sẽ đảm nhận từng nhiệm vụ, công việc khác nhau.

Ví dụ: Bếp trưởng là người chỉ huy, điều phối và phân công nhiệm vụ cho tất cả mọi người trong gian bếp. Bếp phó, bếp trưởng bộ phận dưới cấp của bếp trưởng và có quyền hạn điều hành khi vị trí cấp trên (bếp trưởng) vắng mặt, điều hành tại bộ phận nhỏ của mình như: Nướng, salad, nước chấm, sốt,… Tuy nhiên các vị trí nhỏ này chỉ có ở các nhà hàng, khách sạn quy mô lớn.

👉 Xem thêm: 9 vị trí làm việc trong nhà hàng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất

Nhiệm vụ và yêu cầu công việc

Nhân viên nấu ăn được tuyển về với nhiệm vụ dọn dẹp bếp, chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, làm các món ăn theo công thức có sẵn cho thực đơn đơn giản. Về cơ bản họ làm việc theo sự sắp xếp, chỉ đạo của đầu bếp hoặc quản lý.

Khác với nhân viên, đầu bếp chuyên nghiệp là người đứng bếp chính. Họ có nhiệm vụ lên thực đơn, sáng tạo ra các món ăn, đưa ra nội quy cho nhà bếp, kiểm tra nguyên liệu, tuyển dụng nhân viên, giám sát công việc của nhân viên cấp dưới,… Tùy thuộc vào từng chức vụ khác nhau mà nhiệm vụ, trách nhiệm của đầu bếp sẽ tương ứng với đó.

Nhiệm vụ và yêu cầu công việcNhiệm vụ và yêu cầu công việc

Lương, đãi ngộ, cơ hội thăng tiến

Qua những tiêu chí trên, chúng ta nhìn rõ hơn về chân dung nhân viên và đầu bếp chuyên nghiệp. Đặc biệt khi nhắc đến mức lương giữa hai đối tượng này sẽ có sự chênh lệch khá lớn.

Đối với nhân viên nấu ăn (trình độ tay nghề còn thấp, yêu cầu không cao) sẽ có mức lương dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. Khi được ký hợp đồng chính thức bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn chút từ 4 – 7 triệu đồng. Thế nhưng, con số này còn được tăng thêm nếu hiệu suất công việc cao, khối lượng công việc nhiều.

Với một đầu bếp chuyên nghiệp, mức lương phụ thuộc vào vị trí họ làm việc, quy mô nơi làm việc, kinh nghiệm, thâm niên,… Trung bình lương của đầu bếp chính sẽ từ 6 – 9 triệu đồng, bếp trưởng bộ phận là 8 – 10 triệu, bếp trưởng là 20 – 30 triệu.

Cơ hội thăng tiến của một đầu bếp chuyên nghiệp cũng rộng mở hơn, rõ ràng hơn vì họ có bằng cấp, chuyên môn rõ ràng. Còn đối với nhân viên nấu ăn bình thường thì phải nỗ lực rất nhiều để lên phó nhóm, quản lý, đồng thời còn phải học thêm chứng chỉ, nghiệp vụ có liên quan.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên Bếp

Nhìn chung, đầu bếp và nhân viên nấu ăn có sự khác nhau rõ rệt thông qua tiêu chí đánh giá đầu bếp cụ thể. Đây là vấn đề mà bạn cần phải làm rõ để phân biệt được. Rất mong rằng những chia sẻ của JobsGO đã giúp bạn phân biệt đầu bếp chuyên nghiệp với nhân viên nấu ăn.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner