Cách Nuôi Tôm Cảnh Thủy Sinh

Trong những năm trở lại đây, phong trào nuôi tôm cảnh được phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Các cửa hàng mua bán tôm cảnh (tôm kiểng) xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ…

Tuy nhiên, để đào tạo được một bể tôm như ý muốn thì bạn cần phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cơ bản trong bài bên dưới này.

TÔM THỦY SINH

Tôm cảnh hay còn được gọi là tôm kiểng, đây là loại giáp xác nước ngọt có đặc điểm tương tự như tôm hùm và nhu cầu tương tự như cá cảnh. Chúng có nhiều loài màu sắc khác nhau, chúng biết bò, trèo lên cành cây, mỏm đá và thậm chí là đào hang.

Vì vậy trong bài viết này, Thủy Sinh sẽ chia sẻ chi tiết về cách nuôi tôm thủy sinh để mọi người cùng tìm hiểu và áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất nhé..

Tôm Cảnh Thủy Sinh Là Gì?

Tôm cảnh Crayfish  là loài giáp xác, một loại tôm nước ngọt đặc điểm bề ngoài trông giống với Tôm Hùm. Chúng có nhiều tên và màu sắc khác nhau như tôm hùm đất (tên khoa học là Decapod), tôm hùm nước ngọt (Astacoidea) hay tên thường gọi nhất là Crayfish – tôm càng xanh (tên khoa học là Palinuridae).

Tôm cảnh thủy sinh có nhu cầu như cá cảnh nhưng bản chất của chúng ăn uống không cầu kỳ nên chúng rất dễ nuôi, chính là xu hướng mới của dân chơi cá cảnh hiện nay thì Tôm cảnh cũng đang ngày càng được ưa chuộng hơn.

Tôm Cảnh Thủy SinhTôm Cảnh Thủy Sinh

 

Cách Nuôi Tôm Kiểng?

Chọn giống

Hiện nay các loại giống tôm kiểng trên thị trường rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau từ vài chục đến vài triệu đồng một con. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế cho phép mà bạn có thể chọn loại thích hợp. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:

  • Về màu sắc: Lựa chọn màu đỏ, màu cam, trắng và màu xanh lạ mắt, giúp nổi bật cho hồ thủy sinh.
  • Về đặc điểm: Chọn những con tôm năng động, có khả năng leo trèo, bơi khỏe, màu đẹp, cơ thể con nguyên 2 càng và 8 chân.
  • Địa điểm mua: Tại các cơ sở cung cấp tôm cảnh uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh nhiễm bệnh.

Sau khi lựa chọn được giống ưng ý, bạn bỏ chúng vào một hộp đựng, cho phần nước cũ ngập đến đầu tôm và thêm xủi oxy vào. Sau đó, từ từ thả tôm vào bể nuôi cho chúng thích nghi với môi trường nước mới.

Chuẩn bị hồ nuôi

Tôm kiểng thủy sinh rất dễ thích nghi với môi trường nên việc chuẩn bị hồ nuôi không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

  1. Nhiệt độ: 20 – 30oC
  2. Độ pH: 6.5 – 8.2
  3. Sử dụng bộ lọc trong hồ để cung cấp oxy.
  4. Thay nước từ 1 – 2 lần/ tuần. Mỗi lần thay từ 30 – 50% thể tích nước trong hồ.
  5. Nước đảm bảo sạch, phơi ít nhất 1 ngày trước khi thay.

Trong hồ nuôi cần được trang bị thêm sỏi suối, nham thạch to hoặc nhuyễn để giúp tôm đào hàng hoặc trú ẩn khi thay vỏ.

Bố trí thêm mỏm đá hoặc nhánh cây để tôm thỏa sức leo trèo. Bạn có thể sử dụng ống nước PVC cắt khúc nhỏ vừa để làm hang cho tôm. Ngoài ra, mọi người cũng có thể decor thêm đèn, bụi cây rậm rạp tạo cảm giác bắt mắt hơn.

=> Lưu ý: Một con tôm cảnh cần 5 – 10 lít nước, ví dụ: một hồ nuôi có 64 lít nước thì nên nuôi khoảng 6 con. Khuyến khích không nuôi từ 2 – 4 con/ hồ.

Cách Nuôi Tôm KiểngCách Nuôi Tôm Kiểng

Xem thêm:

Thức ăn

Tôm kiểng là loài ăn tạp, chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, có 3 loại thông dụng như:

  • Thức ăn chính: Trùm chỉ, cá nhỏ, rong rêu, bắp cải luộc, cây thủy sinh, lá bàng khô,…
  • Thức ăn bổ sung: Artemia giúp cung cấp đạm, hỗ trợ mau lột vỏ. Ngoài ra, một số thức ăn bổ trợ khác như viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu,…
  • Thức ăn khô: Các loại thức ăn tổng hợp thành viên được ăn kèm với thức ăn chính cho tôm(Khi mua sản phẩm cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.)

Không nên cho ăn quá nhiều, cần chia nhỏ và cho tôm ăn nhiều lần trong ngày với sản lượng vừa phải. Sau khi ăn cần loại bỏ hết thức ăn dư thừa, tránh gây ô nhiễm nước và môi trường sống.

Chăm sóc tôm lột vỏ

Theo kinh nghiệm của một số người nuôi tôm cảnh nước ngọt cho biết, khi đến thời kỳ lột vỏ tôm sẽ bỏ ăn một ngày và xuất hiện hai đốm trắng mờ mờ dưới lớp vỏ, nằm sau góc mắt ngay phần tiếp nối giữa cổ và đâu tôm.

Lúc này, mọi người nên cho tôm ra một chiếc hộp riêng để tiện chăm sóc, tránh được tình trạng tổn thương thịt hoặc bị gãy càng.

Thông thường, mỗi con tôm kiểng thủy sinh sẽ lột xác khoảng 11 lần nên bạn cần theo dõi và chăm sóc tôm lột vỏ một cách tốt nhất. Bổ sung thêm oxy và khoáng chất giúp tôm mau cứng vỏ.

Chăm sóc Tôm kiểng Crayfish khi sinh sản

Thông thường, thời gian giao phối của tôm sẽ là trong vòng 1 – 2 tuần, nếu trong hồ có nhiều con trống giao phối với một con mái thì con trống sau cùng sẽ là cha.  Tôm mái sẽ đẻ trứng trong vòng 1 – 2 tháng sau khi giao phối, trong thời gian này, nên bố trí hang để tôm đẻ trứng, tôm sẽ ôm trứng và đẻ trong vòng 2 tuần.

Thức ăn để chăm và nuôi tôm con cũng sẽ nuôi giống tôm lớn bình thường, nhưng phải chịu khó nghiền nhỏ bóp nát thức ăn một thời gian để tôm con có thể quen với thức ăn.

Xem thêm:

Tôm kiểng thủy sinh nên nuôi chung với cá gì tốt?

Trong tự nhiên, tôm tép là món mồi hấp dẫn của nhiều loài cá lớn có răng. Tuy nhiên, trong cách nuôi tôm kiểng bạn có thể nuôi chung với một số loại cá sau:

  • Cá chuột otto
  • Cá trâm
  • Cá chuột pugmy
  • Các bống vàng
  • Các dòng cá Pleco: Tỳ bà bướm, tỳ bà thường,…

Các loài cá không thả chung với tôm cảnh mini:

  1. Cá Danios
  2. Cá thủy tinh, cá bít chì
  3. Cá Neon
  4. Dòng cá Guppy, bảy màu rừng
  5. Dòng cá Raboras
  6. Cá Angels
  7. Cá Gouramis

Kết luận

Những chia sẻ vừa rồi về cách nuôi tôm kiểng hay tôm cảnh thủy sinh được chúng tôi đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế. Hy vọng bài viết đã cung cấp những tin tức bổ ích cho bạn. Nếu có gì thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn hay thấy hay hãy thả một commet bên dưới nhé.

2.3/5 – (3 bình chọn)