Cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ – AmBeauty
Người Phú Thọ có cách nấu rau sắn muối chua riêng tạo nên hương vị ngon độc đáo mà cho đến ngày nay, có thể một số vùng miền khác tại miền Bắc có trồng rau sắn cũng học tập nhưng không sánh được. Vậy bí quyết nấu ăn của họ là gì thì mời bạn đọc cùng theo dõi tại bài viết này của Ambeauty nhé!
Xem thêm:
=> Tương hột là gì? Các món ăn phải có tương hột mới ngon
=> Đặc sản Ninh Bình đâu chỉ có thịt dê cơm cháy
Bí quyết trong cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ
Để có được món ngon từ rau sắn muối chua, trước tiên, chúng ta cần đảm bảo từng nguyên liệu đầu vào phải thật sự chất lượng. Trong đó, rau sắn là thành phần quan trọng nhất.
– Bí quyết chọn lá sắn:
Rau sắn muối chua được sử dụng để kết hợp trong các chế biến này phải đạt đến vị chua vừa đủ độ, lá sắn muối ngả vàng óng đẹp, không dập nát. Muốn đạt được chất lượng thành phẩm đó, ngay từ khâu chọn lá, người dân Phú Thọ đã phải đặc biệt cẩn trọng.
Tương truyền, lá sắn đem muối chỉ hái nguyên phần ngọn non, cùng lắm là xuống đến 2-3 lá bánh tẻ. Các búp non này phải lựa kỹ càng từ những cây sắn mọc trên bờ, bụi thấp quanh nhà, ưu tiên rau sắn nếp (cây sắn ta) chứ không ngẫu nhiên dùng đại trà ngọn sắn trồng trên các quả đồi chuyên phục vụ thu hoạch củ.
Đặc biệt, người ta thậm chí phải săn tìm những búp non ưu tú còn nguyên lớp phấn phủ trên đầu ngọn cây. Đó mới chính là những lá sắn giá trị nhất. Chính vì thế, rau sắn muối ra mới đảm bảo độ mềm hoàn hảo.
– Bí quyết muối dưa sắn:
Qua bước hái rau sắn đầu tiên, người ta tiếp tục triển khai đến công đoạn sơ chế để đưa vào muối. Nếu không phải người dân gốc bản địa với kinh nghiệm làm nghề thực tế thì có lẽ không ít độc giả nghĩ rằng: muối rau sắn cũng đơn giản và tương tự như muối dưa chua.
Thực tế, nói là đơn giản cũng đúng mà nói phức tạp, cầu kỳ cũng không sai. Với ai biết làm, nó dễ, còn với người không khéo léo lại tự nhiên trở nên khó. Như muối dưa cũng vậy, đâu phải ai muối cũng thành công và đâu phải cứ ăn được là đều ngon như nhau.
Rau sắn có chứa nhựa nên yêu cầu cao của giai đoạn sơ chế là phải vò cho kỹ để loại bỏ. Điều quan trọng là phải vò làm sao cho thật khéo để rau nhục mà vẫn không bị dập nát, biến dạng. Sau đó, chúng ta mới đem rau đã vò rửa sạch lại nhiều lần với nước rồi cho vào chum, vại muối. Nước dùng để muối rau phải là nước đun sôi để nguội, lượng muối cho vào hòa cùng cũng phải vừa đủ để mẻ rau không hỏng hoặc khi được ăn, rau không bị nổi váng cũng không bị mặn.
Người Phú Thọ có đôi tay rất khéo léo và cẩn thận. Vì thế, các bước đều được thực hiện rất nhanh chóng và đảm bảo. Ngoài các bí quyết nói trên, khi được hỏi, họ không ngần ngại chia sẻ rất thực thà rằng: rau sắn muối chua ngon nhất là được muối theo phương pháp truyền thống và để trong loại chum sành. Sau khi đã cho vào chum, đổ nước và nén lại thì nên đem phơi nắng từ 2-3 ngày. Thế mới biết, công đoạn muối dưa sắn không hề “nhàn hạ” như ai đó vẫn lầm tưởng.
Một số món ngon hút khách từ rau sắn muối chua Phú Thọ
Sau khi hoàn tất và có được mẻ rau sắn muối “ra lò” đạt tiêu chuẩn, người ra tiếp tục chế biến thành các món ăn bổ dưỡng khác nhau. Trong đó, nguyên liệu kết hợp điển hình nhất là cá và xương lợn.
– Rau sắn muối chua nấu cá
Từ dưa sắn muối chua bạn có thể chế biến nhiều món ăn dân dã, như: Rau sắn hầm xương, hầm chân giò, nấu canh cá, xào tỏi, nấu với lạc giã dập… Canh rau sắn nấu cá có vị hơi chua thanh của rau sắn, vị ngọt tự nhiên của cá… Một món ăn hấp dẫn trong những ngày hè nóng nực.
Cách nấu rau sắn muối chua với cá siêu ngon các bạn theo dõi từng bước sau: nhé
I) Chuẩn bị Nguyên liệu:
– 1 bát tô rau sắn muối.
– 1-2 khúc cá (hoặc đầu cá trắm)
– Tóp mỡ
– 3 củ hành khô; 1-2 quả ớt (tùy chọn); 1 quả cà chua.
– Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm….
II) Hướng dẫn chế biến:
– Cá cắt khúc hoặc đầu cá chà muối hạt, chanh rửa sạch.
– Ướp cá với một thìa canh hành khô băm, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm tối thiểu 15 phút.
*) Cách làm tóp mỡ ngon cho vào canh rau sắn: Cho chút dầu ăn vào chảo, cho mỡ vào chiên ở lửa vừa. Đảo thường xuyên cho tới khi tóp ngả vàng đều, vớt ra, phần mỡ lợn để riêng dùng cho các món xào nấu sau này.
– Cho 1-2 thìa canh mỡ lợn, cho cá đã ướp vào rán sơ, lấy ra để riêng (Hoặc không cần rán cũng được, không cần cầu kỳ quá bởi khi cá nấu với rau sắn sẽ không còn vị tanh nữa)
– Tiếp tục phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào sơ qua. Sau đó, cho rau sắn muối chua (vắt bớt nước chua nếu không ăn được chua) vào xào khoảng 10 phút. Sau đó thêm tóp mỡ đã làm vào lượng tùy theo sở thích.
– Trút tất cả rau sắn, cà chua, tóp mỡ vào nồi, đổ nước sôi cùng chút nước muối dưa sắn vào xăm xắp, cho cá đã rán sơ vào, bật bếp đun. Khi sôi, hạ nhỏ lửa nấu khoảng 30 phút. Nêm nếm lại theo khẩu vị.
– Khi rau sắn chín nhừ, cá chín ngấm gia vị thì thêm ớt (nếu thích ăn cay, đa phần người Phú Thọ đều cho thêm ớt), tắt bếp và múc ra ăn nóng.
Giữa ngày hè oi ả mà có được bát canh rau sắn muối chua nấu cá thì quả là điều tuyệt vời. Mùi ngai ngái, nồng nồng đặc trưng lá sắn kết hợp cùng vị chua thanh, ngọt đượm khi được muối chua của loại rau thôn quê giản dị này át hẳn đi mùi tanh vốn có của cá.
Để nước dùng canh cá được vừa miệng nhất, bạn có thể nêm thêm một chút nước rau sắn muối theo tỷ lệ phù hợp. Mọi cảm xúc sẽ “bùng nổ” mạnh mẽ ngay khi bạn thưởng thức món ăn, thay vì chỉ nhìn ngắm và đánh giá nó qua hình thức bên ngoài vì nó vốn là “điểm trừ”.
– Rau sắn chua nấu xương
Rau sắn chua nấu xương cũng là một đề cử xuất sắc cho sự kết hợp tuyệt vời từ nguyên liệu rau sắn muối của Phú Thọ. Thay vì dùng cá, bạn chọn xương lợn, có thể là móng giò, đều được. Bạn lấy lượng rau sắn muối vừa đủ ăn, vắt bớt nước, để ráo.
Phần xương lợn hoặc chân giò đã mua về, bạn rửa sạch sẽ rồi chặt miếng vừa phải, xào sơ, nêm gia vị cho vừa miệng, chế nước và đun nhừ kỹ. Khi đã ninh tới độ, bạn cho rau sắn muối đã chuẩn bị trước đó vào, ninh tiếp để vị chua của rau quyện với vị xương cho nước dùng thanh thanh, chua chua thật hấp dẫn.
*) Một vài chú ý để nấu rau sắn muối chua ngon hơn:
– Lý do khi nấu canh rau sắn với cá nên dùng mỡ lợn và tóp mỡ là bởi: Mỡ lợn và tóp mỡ sẽ làm cho món canh rau sắn nấu cá mềm ngon và thơm hơn.
– Nếu thích ăn chua, thêm chút nước muối dưa sắn vào nấu, vị chua nhẹ sẽ nhanh chóng khử mùi tanh, kể cả nấu với cá mè. Do đó khi mua nhớ bảo người ta cho thêm nước chua nhé.
– Món canh này có đặc điểm đun càng lâu, rau sắn càng nhừ thì lại càng ngon. (Kinh nghiệm nhà em là đun 2 lửa)
– Khi nấu nêm nếm ít gia vị vì trong dưa sắn muối cũng đã có muối. Khi nấu xong, nêm nếm lại theo khẩu vị sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra em thấy bảo khi nấu rau sắn không nên cho gia vị vào ngay từ đầu mà khi chín rồi chuẩn bị ăn thì mới cho vào như vậy sẽ ngon hơn ạ
Những chia sẻ về cách nấu rau sắn muối chua ngon của người Phú Thọ đã cho bạn đọc cơ hội khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích. Từ đây, bạn có thể thực hành nấu nướng trong gia đình để mở rộng thực đơn món ngon mỗi ngày, thay đổi khẩu vị với đặc sản dân dã này.
> Liên hệ ĐẶT MUA Rau Sắn Muối Chua Phú Thọ qua Hotline/Zalo: 0962365166 <<
🛒SHOP DEAL HOT MOI NGAY – CAM KẾT CHÍNH HÃNG 100%
Địa chỉ: Ngõ 73 Hoàng Ngân – Thanh Xuân – Hà Nội
Link shop: https://shorten.asia/5XAzzPPN
💟Đừng quên theo dõi để cập nhật thêm nhiều sản phẩm chất lượng nhé!
Cảm ơn các bạn!