Cách Nấu Phá Lấu Bò 🍲 Ngon & Chuẩn Nhất 2023 – Thật Là Ngon
Bạn có đoán được món ăn nào có sắc đỏ bắt mắt, hương vị đậm đà, từng miếng thịt giòn bùi không? Nếu bạn đoán là phá lấu thì chính xác rồi đó! Nếu biết cách nấu phá lấu thì mình tin bạn có thể dễ dàng tự làm.
Người dân Miền Nam đã quen thuộc với món phá lấu từ lâu. Món phá lấu được người gốc Hoa mang sang Việt Nam. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, hương vị của món ăn đã được biến tấu phù hợp với khẩu vị của người Việt. Đến nay, với hương vị hấp dẫn đặc trưng, món ăn đã chiếm được cảm tình của người Việt ở khắp các vùng miền.
Trong tiếng Hoa, từ “lấu” có nghĩa là ướp nội tạng với các loại gia vị cay để làm cho mùi tanh giảm đi. Gia vị ướp chủ yếu mang vị thuốc bắc gồm ngũ vị hương, quế, hoa hồi,… Nội tạng được nấu kiểu phá lấu sẽ mang vị thơm đậm đà, dễ ăn và bảo quản được lâu ngày hơn.
Bài viết sau của Thật Là Ngon sẽ hướng dẫn bạn cách nấu phá lấu với công thức chi tiết để bạn dễ dàng chế biến tại nhà nhé!
In Công Thức
from 1 vote
Nội Dung Chính
Cách Nấu Phá Lấu Bò
Trong các loại phá lấu thì phá lấu bò là loại phổ biến nhất. Nội tạng bò có kết cấu chắc, giòn khi được đun kỹ cùng nước dừa tươi và nhiều loại gia vị sẽ tạo nên món phá lấu nóng hổi, thơm ngon đậm đà.
Chuẩn bị
1
giờ
30
phút
Nấu
1
giờ
Tổng thời gian
2
giờ
30
phút
Calories:
420
kcal
Nguyên Liệu
-
2
kg
nội tạng bò (gồm lòng bò, gan, sách bò)
-
2
thìa canh
muối
-
1
củ
gừng to
-
1
củ
riềng to
-
3
quả
chanh
-
2
thìa cà phê
hành tím băm
-
2
thìa cà phê
tỏi băm
-
2
thìa cà phê
riềng giã nhỏ
-
2
hoa
hồi khô
-
5
miếng
quế nhỏ
-
300
ml
nước cốt dừa đặc
-
3
l
nước dừa tươi
-
1
thìa canh
dầu ăn
Gia vị ướp nội tạng
-
½
thìa canh
bột cà ri
-
½
thìa canh
ngũ vị hương
-
1
thìa canh
nước mắm
-
2
thìa cà phê
gia vị
-
2
thìa cà phê
đường
-
1
thìa cà phê
hạt tiêu
-
1
thìa cà phê
ớt băm
-
4-5
giọt
màu cam
Hướng dẫn
Bước 1: Làm sạch nội tạng bò
-
Đun sôi nước. Cắt chanh thành từng miếng, cạo vỏ và băm nhỏ gừng, riềng.
-
Đổ nước sôi ngập nội tạng và ngâm cùng chanh, gừng, riềng.
-
Rửa lại bằng nước sạch nhiều lần rồi để ráo nước.
Bước 2: Ướp nội tạng bò
-
Cho các loại gia vị ướp vào trộn đều.
-
Ướp nội tạng trong gia vị 1 tiếng.
Bước 3: Nấu phá lấu bò
-
Rang hoặc nướng hồi và quế cho dậy mùi.
-
Phi thơm hành, tỏi, riềng cùng dầu ăn rồi xào nội tạng đã ướp cho chín tới.
-
Cho nước dừa cùng quế, hồi đã rang thơm vào nồi. Đun khoảng 1 giờ cho đến khi nội tạng bò chín mềm.
-
Đổ nước cốt dừa vào nồi và đun tiếp.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức
-
Tắt bếp hoặc giữ nóng ở mức nhiệt nhỏ.
-
Múc ra bát và thưởng thức cùng rau sống, nước chấm theo sở thích.
Nutrition
Khẩu phần:
100
g
|
Calories:
420
kcal
Bạn thử chưa?
Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!
Chi tiết cách nấu phá lấu bò
Bước 1: Làm sạch nội tạng bò
Khi mua nội tạng bò, bạn nên mua ở cửa hàng bán thịt và nội tạng bò uy tín để đảm bảo nội tạng không bị ôi thiu, không tích trữ lâu ngày. Bạn kiểm tra bằng mắt thường và chú ý không mua loại có màu trắng quá vì khả năng chúng bị tẩy trắng bằng hóa chất.
Với các loại gia vị, bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán đồ khô. Chọn mua nước cốt dừa đặc và nước dừa, bạn bảo người bán chọn loại dừa ngọt nhất nhé.
Bạn chuẩn bị muối ăn và đun nước sôi. Đối với chanh thì bạn cắt miếng, với riềng, gừng thì bạn cạo vỏ và đập dập, băm nhỏ.
Bạn để nội tạng bò vào một chiếc chậu lớn. Tiếp đến, bạn đổ nước sôi ngập phần nội tạng cùng với muối, chanh, gừng, riềng. Bạn đảo đều để tiệt trùng và khử bớt mùi hôi của nội tạng. Khi nước bớt nóng, bạn có thể dùng tay bóp kỹ.
Những miếng nội tạng to, đặc biệt là phần sách bò có nhiều lớp, bạn chú ý quan sát để làm cho thật sạch nhé. Nếu không sạch thì khi đun sẽ có rất nhiều lớp váng màu đen nổi lên trên bề mặt gây mất thẩm mỹ.
Sau đó, bạn rửa nội tạng thêm nhiều lần bằng nước lã cho sạch rồi vớt ra để ráo nước. Việc làm khô giúp nội tạng bò khi xào trong dầu ăn lúc sau không bị bắn dầu nóng gây bỏng.
Bạn sử dụng dao, thớt sạch để cắt các phần nội tạng bò thành từng miếng nhỏ hơn, vừa ăn nhé.
Bước 2: Ướp nội tạng bò
Bạn cho tất cả các loại gia vị ướp nội tạng vào một chiếc bát nhỏ và trộn đều. Việc trộn đều gia vị trước là một bước làm khá chuyên nghiệp, giúp gia vị được đều hơn.
Sau đó, bạn cho phần nội tạng bò đã ráo nước vào chiếc chậu to, trộn cùng chỗ gia vị này. Bạn nên sử dụng găng tay nilon để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhé. Bạn bóp đều tay để các bề mặt của từng miếng nội tạng thấm đều gia vị.
Nếu bạn thắc mắc liệu món ăn này có cay không? Thì câu trả lời là đây là một món ăn có vị cay nồng vì gồm rất nhiều gia vị có tính nóng. Hơn nữa, tính cay trong các loại gia vị cà ri, ngũ vị hương, hạt tiêu giúp tạo nên những kích thích mạnh vào tế bào nhận biết vị giác của lưỡi, giúp lấn át những mùi vị hăng, hoi hoi của nội tạng. Nếu các bạn không ăn được cay quá thì không cho ớt băm vào nhé.
Khi đã bóp gia vị xong, bạn để nguyên chậu ướp trong nhiệt độ phòng khoảng 1 giờ cho ngấm. Vì nội tạng có mùi hoi hoi nên dễ thu hút ruồi nhặng bay đến nên bạn chú ý che đậy bằng khay lớn/mâm hoặc khăn đậy để tránh ruồi nhặng đậu vào làm bẩn nguyên liệu nhé.
Bước 3: Nấu phá lấu bò
Bạn sử dụng chiếc chảo để rang khô cho dậy mùi thơm của 2 bông hoa hồi, 5 miếng quế nhỏ. Chúng sẽ được bỏ vào nồi nước dùng sau này để tăng mùi thơm, làm cho món ăn thêm ấm nồng.
Hoa hồi và quế khô thường được kết hợp với nhau khi chế biến một số món ăn có nguyên liệu là bò, nội tạng,… Không phải ngẫu nhiên khi có sự kết hợp này. Từ xưa, mọi người đã sử dụng nhiều vì hoa hồi và quế khô chống cảm cúm, chữa đau nhức xương khớp, chữa đau bụng, trị ho, long đờm,… Khi nấu ăn cho một chút vào, không chỉ tăng mùi thơm hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Đối với phần nguyên liệu hành tím băm, tỏi băm, riềng giã nhỏ thì bạn phi thơm cùng dầu ăn trong một chiếc nồi to. Bạn chú ý đừng làm cháy nguyên liệu nhé, chỉ cần phi thơm đến khi chúng dậy mùi và chuyển màu vàng sẫm là được.
Khi đã phi thơm hành, tỏi, riềng thì bạn cho toàn bộ nội tạng bò đã ướp gia vị vào xào cho săn lại. Bạn đảo đều tay, tránh làm cháy thực phẩm trong nồi nhé.
Sau khi nội tạng được xào săn, bạn đổ phần nước dừa vào nồi sao cho nước dừa ngập xâm xấp nội tạng. Nước dừa có vị ngọt thanh tự nhiên, mang lại cho món ăn thứ nước dùng mang vị ngọt nhẹ.
Bạn cho chỗ quế, hồi đã rang thơm lúc nãy vào nồi đun cùng. Trong quá trình đun, bạn cần chú ý tránh để nồi nước sôi bùng lên làm trào nước ra nhé.
Khi nồi nước đã sôi, bạn hạ lửa nhỏ dần và đun khoảng 1 giờ để nội tạng chín mềm. Lúc đun bạn chú ý mở hé nắp nồi để nước dùng được trong. Thỉnh thoảng bạn dùng muôi vớt bọt lăn tăn trên bề mặt.
Khi nội tạng đã chín mềm, bạn đổ phần nước cốt dừa đặc vào rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng nhé.
Bước 4: Cách Nấu Phá Lấu – Hoàn thành và thưởng thức
Phá lấu là một món ăn được đánh giá là khá cầu kỳ trong khâu chế biến nguyên liệu, lại còn tốn nhiều thời gian để đun nấu nhưng thành quả mang lại sẽ không để các bạn thất vọng đâu.
Phá lấu chuẩn vị sẽ mang vị cay của hồi, quế, cà ri và vị thanh ngọt của dừa tươi. Trong đó, nội tạng bò được đun mềm, giòn và nồi nước dùng màu đỏ đẹp mắt. Sắc đỏ mang đến cảm giác ngon miệng và kích thích vị giác lắm đấy.
Nhiều người e ngại ăn nội tạng động vật vì có mùi. Thế nhưng đối với món phá lấu khi được làm chuẩn bị thì mùi hoi hoi của nội tạng đã không còn nữa mà thay vào đó là hương thơm đậm đà của các loại gia vị tẩm ướp.
Khi món phá lấu đã hoàn thành, bạn tắt bếp hoặc đun liu diu nhỏ lửa để giữ nóng. Bạn múc từng phần phá lấu ra bát để thưởng thức. Bạn múc cả cái và nước nhé, vừa ăn lai dai vừa húp xùm xụp mới ngon.
Chế biến phá lấu đã hấp dẫn như vậy rồi, việc thưởng thức phá lấu với nhiều cách khác nhau theo sở thích của từng người cũng thú vị không kém.
Món ăn cần được thưởng thức nóng nhé bạn! Phá lấu có thể ăn kèm rau sống, hợp nhất là ăn cùng rau răm. Đối với những người thích ăn đậm có thể chấm nội tạng cùng nước mắm chanh quất nhé.
Với món phá lấu bò đơn giản này, đây có thể là một trong những món ăn chính để cùng thưởng thức với nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm gia đình. Hoặc nếu bạn đang cần một bữa ăn nhanh chóng, gọn gàng thì món phá lấu ăn kèm với bánh mì hoặc nấu nhanh cùng mì ăn liền đều là những gợi ý không tồi đấy chứ.
Phá lấu ăn với mì: Sợi mì dai dai ăn cùng với món phá lấu giòn giòn, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy thú vị. Bữa ăn với món này thật là nhanh chóng, tiện lợi lại còn cung cấp nhiều năng lượng nữa chứ.
Phá lấu ăn kèm với bánh mì: Thêm một lựa chọn nữa dành cho những người cần có một bữa ăn nhanh gọn. Một bát phá lấu nóng sốt đầy đặn phần thịt nội tạng. Bánh mỳ được xé nhỏ từng miếng rồi chấm nước sốt béo thơm ngon. Có rất nhiều vị khách du lịch đến Sài Gòn đã bị món ăn này mê hoặc.
Khi đã nấu thành công phá lấu nước, bạn có thể thử thách ở trình độ khó hơn với một số món phá lấu cách tân. Bạn tham khảo nhé!
Phá lấu nướng xiên que: Nội tạng được thái miếng nhỏ rồi tẩm ướp gia vị, đem xiên que và nướng lên. Món ăn được xiên que trông đẹp mắt, lại dễ dàng sử dụng. Món ăn có độ dai hơn, giòn hơn là phá lấu nước đã được đun dừ nhưng vẫn mang hương thơm đặc trưng của phá lấu truyền thống.
Phá lấu xào với rau: Một công thức chế biến giúp phá lấu không bị ngấy đó là xào với rau. Thêm thành phần rau vào giúp món ăn được thanh đạm hơn. Hơn nữa, rau khi đem xào cùng phá lấu ngấm thêm chút gia vị nên đậm đà, dễ ăn hơn. Bạn có thể xào phá lấu cùng các loại rau như rau cần, rau muống,… Một số người yêu thích vị chua sẽ thêm một chút me để tạo ra vị phá lấu xào chua ngọt độc đáo.
Khi chế biến phá lấu, chúng ta cần trải qua nhiều công đoạn và tốn thời gian đun dừ. Bởi vậy mà một khi chế biến phá lấu, bạn hãy cân nhắc làm khoảng vài cân nội tạng để đỡ tốn công. Do được tẩm ướp cùng nhiều loại gia vị có tính nóng, lại được đun kỹ nên phá lấu có thể được đậy kín rồi bảo quản trong ngăn mát để sử dụng dần. Khi ăn sau này, bạn đun nóng lại bằng nồi hoặc quay lò vi sóng. Khi đó phá lấu nóng sốt và vẫn giữ được hương vị thơm ngon.
Phá lấu được làm từ nội tạng của động vật nên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cần thiết cho cơ thể. Mặc khác, khi được làm tại nhà, bạn sẽ rất an tâm vì chất lượng đảm bảo, hợp vệ sinh. Thật Là Ngon đã hướng dẫn bạn công thức nấu phá lấu đơn giản. Bạn lưu lại cách làm để khi có thời gian, chế biến mời cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Từ lâu, ẩm thực Trung Hoa đã gắn bó và chiếm được cảm tình của người dân Việt Nam. Còn rất nhiều món Trung Hoa ngon và bổ dưỡng dễ ăn như há cảo, bánh bao, bánh trôi tàu, trứng muối,… Nếu bạn muốn thử làm ngay tại nhà thì hãy tham khảo công thức của Thật Là Ngon nhé.
*Ảnh: Nguồn Internet
0
Shares