Cách lập bàn thờ Ông Táo Chuẩn Khi Về Nhà Mới – Rước Tài Lộc
Chọn ngày giờ tốt để rước ông táo về nhà mới
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Lập bàn thờ ông táo là điều cần thiết khi về nhà mới. Thông thường ngoài bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên thì bàn thờ ông táo cũng là một bàn thờ cần thiết. Lập bàn thờ ông táo với mong muốn luôn giữ lửa trong nhà, giúp mọi thành viên trong gia đình luôn gắn kết, hòa thuận, công việc làm ăn luôn thuận buồm xuôi gió.
Vậy làm cách nào để lập bàn thờ ông táo chuẩn nhất khi về nhà và không phạm phải những điều đại kỵ khi lập bàn thờ.
Nội Dung Chính
Chọn ngày giờ tốt để rước ông táo về nhà mới
Về nhà mới có những điều rất cần lưu ý, đặc biệt là việc mời thần phật, tổ tiên về nhà. Khi về nhà mới thì việc chọn ngày để mời ông công, ông táo cũng rất quan trọng. Vì ngày giờ có tốt thì mọi sự trong gia đình mới an ổn được.
Một số ngày tốt để thỉnh ông công ông táo về nhà như sau:
“Đinh Mẹo, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Kỷ Mẹo, Canh thìn, Giáp Thân, Ất Dậu, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Đinh Dậu, Quý Mẹo, Giáp Thìn, Bính Ngọ, Kỷ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Tân Dậu, Quý Hợi”
Tùy theo ngày mà gia chủ chọn các cung giờ tốt để việc mời ông táo về nhà được suôn sẻ nhất. mọi việc gặp dữ sẽ hóa lành.
Không nên chọn ngày 23 tháng chạp là ngày mời ông táo về nhà. Vì ngày này ông táo thường sẽ trở về trời.
Cách bài trí bàn thờ ông táo
Bài trí trên bàn thờ ông táo ở các gia đình lại có những điểm khác nhau. Tùy theo điều kiện mà lập bàn thờ sao cho phù hợp. Tuy nhiên những thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ ông táo bao gồm:
- Bàn thờ ông táo: thông thường bàn thờ ông táo sẽ được thiết kế nhỏ gọn để phù hợp với không gian nhà bếp. Bàn thờ ông táo thường được thiết kế đơn giản và treo tường để tránh tốn không gian lại vừa đẹp và sạch sẽ
- Bài vị: thông thường các loại bài vị ông táo sẽ được làm đơn giản ghi định phúc táo quân hoặc đôi khi cầu kỳ hơn sẽ thêm rồng và mặt trời là đại diện cho ánh sáng, quyền lực…
- tượng ông táo bà táo: đối với nhiều gia đình sẽ lựa chọn thờ bài vị nhưng sẽ có những hộ gia đình sẽ lựa chọn thờ cả tượng và bài vị đề tên. Bạn chọn cách nào cũng đều đúng cả.
- Bát nhang: sẽ được đặt trước bài vị. Nên chọn các bát nhang nhỏ từ 4-5 in để phù hợp với không gian bàn thờ
- Ánn nước: trên bàn thờ ông táo sẽ bài trí án nước 3 ly theo đúng quy tắc án dành cho thần thánh
- Bình hoa: có thể trưng 1 hoặc 2 bình hoa tùy theo điều kiện, thông thường sẽ là các loại hoa cúc
- mâm cúng ông táo thường sẽ có hoa tươi, trái cây và một mâm cỗ mặn
- chuẩn bị 3 bộ đồ bao gồm 2 bộ quần áo nam và 1 bộ quần áo nữ. Thêm vào đó là giấy tiền vàng mã để sau khi cúng xong sẽ hóa vàng
- Chuẩn bị không gian nhà bếp sạch sẽ sau đó dọn mâm cúng
Những điều cấm kỵ khi lập bàn thờ ông táo
Thông thường nhà bếp sẽ là nơi giữ lửa cho ngôi nhà. Và 3 vị ông táo – bà táo sẽ là người cai quản bếp núc. Việc thờ cúng ông táo là để cầu mong cho ngôi nhà luôn ấm áp, tránh những xung đột, tranh cãi. Việc lập bàn thờ ông táo cũng cần lưu ý sau để tránh những đại kỵ không đáng có:
- Hướng đặt bàn thờ ông táo phải ở nơi sạch sẽ
- Tránh hướng đặt bàn thờ quay về phía nhà vệ sinh
- Hướng đặt bàn thờ ông táo nên tuân theo quy tắc : “tọa hung hướng cát” tức là đặt bàn thờ ở vị trí xấu nhưng nhìn về hướng tốt
- Tránh đặt bàn thờ theo hành thủy: vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho gia đình
Bài văn khấn ông táo
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Con xin kính lạy chín phương Trời, Chư Phật mười phương cùng với mười phương Chư Phật. Con xin lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con xin lạy ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng với Thần linh bản xứ hiện đang cai quản ở khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …(tên chủ nhà)
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chủ nhà con thành tâm sắm hương hoa, quả cau lá trầu và thắp nén tâm hương để dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần chủ nhà con xin kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh/ Thông minh chính trực/ Giữ ngôi tam thai/ Nắm quyền tạo hoá/ Thể đức hiếu sinh/ Phù hộ dân lành/ Bảo vệ sinh linh/ Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con công trình hoàn tất viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ. Cầu xin chư vị minh Thần cho tín chủ con được nhập về nhà mới ở tại : ( đọc địa chỉ nhà mới) ….
và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần được rước vong linh Tổ tiên chúng con về ở nơi đây để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân độ trì cho gia quyến chúng con bình an, làm ăn may mắn mọi điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vị Hương Linh đang ở quanh khu vực này, các oan hồn uổng tử không có nơi nương tựa quanh đây. Xin hãy cùng về đây để hưởng thụ vật lễ. Tín chủ thật tâm tạ lễ Chư vị Hương Linh lâu nay đã phù hộ độ trì cho công trình được thuận buồm xuôi gió. Tín chủ con lại xin các vị tiếp tục phù hộ cho gia đình hòa thuận, làm ăn phát tài phát lộc.
Chúng con thành tâm lễ bạc và kính lễ xin được độ trì phù hộ. Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật/ Nam mô a di Đà Phật/ Nam mô a di Đà Phật!
Kết thúc bài văn khấn !
sau khi đọc xong văn khấn, thì gia chủ có thể chờ hương nhang tàn rồi đem nhang vàng, quần áo đi hóa vàng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý các ngày giỗ chạp cúng kiến cũng phải đầy đủ để tài vận được hanh thông.