Cách làm cơm rượu miền Nam ngon khỏi chê – Rượu Cái
Cách làm cơm rượu miền Nam thường không chỉ được chú ý mỗi dịp Tết Đoan Nghọ cận kề, mà bình thường cũng được nhắc khá nhiều. Được nói đến thường xuyên là vì người miền Nam không chỉ dùng cơm rượu để giết sâu bọ đúng dịp, mà còn dùng nó thường xuyên và quanh năm, như một trong những nguyên liệu tuyệt vời trong nấu ăn, nhất là làm bánh. Vậy cách làm cơm rượu miền Nam như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết như sau nhé.
Lựa chọn nguyên liệu cho món cơm rượu
Cách làm cơm rượu miền Nam cũng tương tự miền Bắc ở việc đòi hỏi kỹ lưỡng về việc chọn nguyên liệu.
Gạo nếp để nấu cơm bạn có thể chọn loại nếp thông thường nhưng phải là nếp ngon, không quá cũ nhưng cũng không quá mới. Gạo sáng hạt không bị ẩm mốc hay vụn gãy.
Nguyên liệu gạo có thể dùng theo số lượng người ăn. Bạn có thể dùng 500g gạo nếp hoặc là 2 bát con gạo nếp đầy cho một gia đình từ 4-5 người.
Nguyên liệu thứ 2 không thể thiếu nữa đó chính là men rượu. Để món cơm rượu thơm ngon và đặc biệt là tốt cho sức khỏe, nên chọn loại men thuốc bắc vì loại này khi ủ sẽ cho ra tỉ lệ rượu cao hơn so với các loại men thông thường. Không nên chọn những loại men như là men tàu, men vi sinh vì loại này không cần đồ chín cơm, chỉ cần trộn với gạo cũng nấu thành rượu được. Dĩ nhiên, bạn nên cẩn trọng vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Đối với 500g gạo nếp, số lượng men rượu cần thiết là 3 viên, mỗi viên tầm 2g là đủ. Còn với tầm 300g gạo nếp thì dùng khoảng 3.5g men ngọt.
Ngoài ra, để cho món cơm rượu hoàn chỉnh thì chúng ta cần phải chuẩn bị một ít muối hạt, một ít lá chuối tươi. Đây cũng là một điểm khác biệt trong cách làm cơm rượu miền Nam so với miền Bắc, trong khi người miền Bắc sử dụng lá sen thì người miền Nam lại chọn lá chuối. Chính vì điều này đã tạo được hương vị cơm rượu đặc trưng của cả hai vùng miền mà chỉ khi nếm thử chúng ta mới thấy được.
7 bước nấu cơm rượu miền Nam đơn giản nhất
Ngâm gạo
Sau khi vo nếp cho sạch thì bắt đầu đổ nước vào để ngâm nếp, thêm một chút muối hạt để khi nấu cơm lên sẽ có vị đậm đà hơn. Thời gian ngâm nếp khoảng 2-3 giờ đồng hồ, không nên ngâm lâu quá vì như thế sẽ làm cho hạt nếp bị mềm đi, ăn không ngon.
Nấu cơm nếp
Để gạo nếp ngâm khoảng 2-3 tiếng thì vắt nước, cho gạo vào nồi cơm điện để nấu. Đối với tầm 300g gạo nếp thì nên cho khoảng 170ml nước, đây là lượng nước vừa để để cơm không bị nhão. Bạn lưu ý khi nấu cơm nếp, lượng nước nấu chỉ sâm sấp mặt gạo là được, tránh cho nước như gạo tẻ, khi nấu sẽ bị nhão. Đợi tầm 20 phút để cơm bắt đầu chín.
Giã men
Trong khi chờ đợi cho cơm chín hẳn thì chúng ta tiến hành giã men thật nhuyễn. Bạn có thể cho những viên men này vào trong túi zíp, lấy chày để cán qua cán lại nhiều lần cho đến khi men thật nhuyễn mịn. Bạn nên chọn loại men có màu trắng một xíu để khi nấu cơm rượu sẽ có màu trắng đẹp mắt. Nếu không mua được loại men trắng thì vẫn có thể sử dụng men hơi ngả màu một chút xíu cũng không sao. Lúc này, cơm cũng đã bắt đầu chín, nếu thử thấy hạt cơm mềm, không cứng khô, không bị nát và phản mùi thơm là được.
Làm tơi cơm
Khi cơm đã chín, ngay lập tức xới cơm ra, khuếch đều lên phần lá chuối đã rửa sạch, để khô ráo. Nếu bạn không chuẩn bị được lá chuối, hãy xới cơm ra một chiếc nan nhỏ/ khay nhỏ hoặc là một vật dụng nào đó sạch có độ phẳng là được. Tuy nhiên, người miền Nam thường có thói quen sử dụng lá chuối bởi vì cơm rượu thành phẩm sẽ phản phất mùi thơm của lá chuối, ngon hơn khi thưởng thức.
Rắc men
Cơm sau khi đã đánh rơi ra lá chuối nguội bớt thì ta bắt đầu rắc men, để cơm mau lên men thì nên rắc vào lúc cơm còn âm ấm. Sau khi rắc đều 1 mặt thì bạn lật úp lá chuối lại để rắc hết lớp ở bên dưới, có như vậy thì cơm mới thấm hết phần men được.
Vo tròn thành viên
Bạn chuẩn bị thêm 1 chén nước, tầm 170ml hòa cùng với 1 thìa muối hạt, khuấy cho tan đều. Thêm vào đó, phần lá chuối còn lại thì tước nhỏ, bản rộng tầm 2-3cm, sẽ được dùng để gói cơm rượu.
Bạn rửa sạch tay và nhúng vào nước muối, tiến hành vo tròn cơm đã rắc men thành viên nhỏ, kích thước có thể tùy thuộc vào sở thích của bạn, miễn sao gói vừa đủ trong phần lá chuối đã tước nhỏ. Vo tròn thật chắc, dùng lá chuối để cuốn tròn lại rồi cho vào một tô lớn.
Nếu không muốn cách rách, bạn có thể lót lá chuối ở đáy tô/ thố đựng cơm rượu, sau khi vo tròn cơm nếp đã rắc men là đặt vào. Làm theo cách này, sau này thành phẩm cơm rượu của bạn vẫn có mùi vị thơm ngon đặc trưng của vị cơm rượu miền Nam.
Ủ cơm
Sau khi đã vo hết phần cơm và đặt vào tô/ thố, bạn nên sử dụng miếng tờ lá chuối, rọc ở giữa một vài đường để thoáng khí, đậy tô/ thố cơm lại, đậy kín và bắt đầu ủ. Thường, cơm rượu miền Nam ủ trong 3 ngày tlà đã bắt đầu lên men. Lúc này, nếu mở nắp tô ủ ra, cơm rượu sẽ tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, viên cơm rượu mềm, khi cho vào miệng thì tan ra, rất hấp dẫn. Một lưu ý nhỏ khi làm cơm rượu miền Nam, nếu dùng để làm bánh bò thì thời gian ủ lên men sẽ dài hơn bình thường khoảng 3-4 ngày, tức thời gian ủ lên men ở tầm khoảng 6-7 ngày tổng cộng.
Lời kết Cách làm cơm rượu miền Nam ngon khỏi chê
Cơm rượu miền Nam nếu dùng để ăn cùng xôi vò thì rất tuyệt vời. Bạn cũng nên lưu ý khi dùng cơm rượu miền Nam nhé, dù ngon ngọt là thế nhưng tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói vì có thể khiến bạn bị say.
Có thể thấy, cách làm cơm rượu miền Nam hẳn không phải là thử thách lớn với chị em yêu công việc bếp núc. Và cách làm này thậm chí càng dễ với những chị em nào đã quen và biết cách làm cơm rượu miền Bắc. Hy vọng với những bước hướng dẫn cụ thể chi tiết trong bài viết đã đề cập, chị em cũng có thể thực hiện cơm rượu thật thành công, để không chỉ đãi gia đình bè bạn khi có dịp, mà còn dùng để làm món bánh bò ngon, hay một vài món ngon khác có sử dụng cơm rượu miền Nam nồng vị ngọt ngon này.
Nguyễn Diên tổng hợp