Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn – Hướng dẫn trọn bộ chi tiết nhất từ A-Z

Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn – Hướng dẫn trọn bộ chi tiết nhất từ A-Z

Chuồng gà, sân vườn, các dụng cụ trang thiết bị chăn nuôi là yếu tố cần để thiết lập mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Vậy nên thiết kế chuồng gà như thế nào cho hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học nhất? Ở bài viết này khomay3a.com sẽ tiếp tục hướng dẫn bà con cách làm chuồng nuôi gà thả vườn chi tiết, đầy đủ. Mời bà con theo dõi.

CÁCH LÀM CHUỒNG NUÔI GÀ THẢ VƯỜN ĐẦY ĐỦ, KHOA HỌC NHẤT

 cách làm chuồng nuôi gà thả vườn

1. Chuồng gà 

  • Chọn địa điểm làm chuồng 

Chuồng gà nên làm cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông, bệnh viện trường học, nguồn nước sinh hoạt.

Chuồng nuôi làm trên địa hình bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát, diện tích phù hợp. Khu vực làm chuồng cần thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và xuất bán. 

  • Hướng chuồng:

Thiết kế hướng chuồng Đông Nam là thích hợp nhất, đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Nếu không có hướng Đông Nam thì có thể chọn hướng Nam. 

  • Kiểu chuồng nuôi gà 

Có rất nhiều cách thiết kế chuồng gà được phân chia dựa trên một số tiêu chí nhất định. Dưới đây là một số cách xây chuồng gà đơn giản để bà con tham khảo: 

❖ Chuồng gà tự làm theo mái chuồng: 

Kiểu chuồng có 4 mái kiên cố và bán kiên cố (chuồng nóc đôi)

cách làm chuồng gà

 

  • Kiểu chuồng gà này thường có 2 tầng mái ở phía trên nóng (chuồng nóc đôi). Mái phụ cách mái chính từ 20 – 25cm. 

  • Ở phía 2 đầu hồi sẽ có hai lỗ to để thoáng khí, đối với các mô hình nuôi gà thả vườn số lượng lớn thì có thể lắp đặt quạt hút khí. Khi nóng, mùi hôi sẽ thoát ra ở phần thoáng giữa 2 mái. 

  • Mái chuồng: có thể lợp bằng mái tôn cách nhiệt, mái ngói, tranh nứa, fibro xi măng. 

  • Khung chuồng: có thể làm chuồng gà bằng khung lưới thép, gỗ hoặc luồng. 

  • Kích thước: Độ cao của mái trước và mái sau là 2 – 2,2m. Chiều cao từ nền đến nóc là hơn 3m, chiều rộng khoảng 4 – 5 – 6m. Chiều dài mỗi ô chuồng từ 5 – 6m. 

  • Nền chuồng có độ dốc từ 1,5 – 2% để thuận tiện cho việc vệ sinh.

Kiểu chuồng có 2 mái bán kiên cố (chuồng nóng đơn)

cách làm chuồng gà bằng lưới

 

  • Kiểu chuồng gà này được thiết kế với 2 mái bằng nhau, thường thí mái trước ngắn hơn mái sau tưg 0,5 – 0,6cm.

  • Các vật liệu làm chuồng gà: gỗ, tre, nứa, tường xây gạch, mái lợp bằng tôn lạnh, fibro xi măng, ngói, tranh, lá cọ.

  • Kích thước: mái trước cao 2m, mái sau cao 1,5m tính từ mặt đất, nóc cao 3m. Chuồng rộng 2,5 – 3m. 

  • Nền chuồng có độ dốc khoảng 1,5 – 2% để vệ sinh và thoát nước. 

Kiểu chuồng gà thô sơ 

cách làm chuồng nuôi gà thả vườn

  • Thường phù hợp với quy mô nuôi gà thả vườn nhỏ lẻ, hộ gia đình, nuôi gà thịt. Tuy nhiên ưu điểm là không tốn diện tích, có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

  • Đây là cách thiết kế chuồng gà đơn giản, có dạng hình hộp chữ nhật bên trong được bố trí nhiều tầng.

  • Kích thước: chiều dài 1,5 – 2mm, chiều rộng từ 0,8 – 1m, khoảng cách giữa các tầng: 0,35 – 0,4m hoặc 0,45 – 0,5m (nếu gà có kích thước lớn). 

  • Khoảng cách từ mặt đất đến tầng dưới cùng nhất: 0,3 – 0,4m

  • Trong chuồng thường bố trí tấm lót hứng phân của tầng tên 8 -10cm.

  • Mái che lợp bằng lá hoặc ngói, fibro xi măng.

❖ Cách làm chuồng gà theo kết cấu chuồng 

Kết cấu chuồng gà nuôi trên nền:

 làm chuồng gà

  • Nền chuồng thường lát gạch tàu hoặc láng xi măng để thuận tiện cho việc vệ sinh. 

  • Mái chuồng: có thể lợp bằng lá cọ, lá tranh, lá dừa để chuồng mát, tiết kiệm chi phí. Hoặc nuôi với quy mô rộng, ở khu vực nắng nóng thì có thể làm tôn lạnh cách nhiệt. Làm chuồng kiểu 1 trái mái hoặc 2 trái mái. Mái nhô ra ngoài ít nhất 1m để tránh mưa gió.

  • Tường chuồng: làm cách hiên mái từ 1 – 1,5m, xây cao 30 – 40cm còn lại phía trên để hở quây lại bằng lưới thép, phên nứa hoặc vải bạt vào mùa đông.

  • Diện tích chuồng cần đảm bảo phù hợp với mật độ chăn nuôi như sau: 

  •  Theo lứa gà nuôi


             Mật độ nuôi thích hợp         

     

     Mật độ nuôi thích hợp 

    10 – 12 con/m2

     Chuồng nuôi gà dò

    5 – 6 con/m2

     Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống                 

    4 – 4,5 con/m2

  • Trong chuồng ngăn thành nhiều ô, có thể là 2 – 3 ô tùy diện tích và quy mô. Vách ngăn giữa các ô là lưới thép hoặc nan đan. 

  • Xung quanh khu vực chuồng phải có hệ thống cống rãnh thoát nước. 

Kết cấu chuồng gà nuôi trên lồng: 

chuồng gà tự làm 

  • Cách làm chuồng gà nuôi trên lồng cũng gần giống với kiểu chuồng thô sơ, đặc biệt rất phù hợp với gà đẻ trứng. 

  • Kích thước: cao 40 – 50cm, rộng 40 -60cm, dài 1,2m. Chia thành 3 ô cho gà đẻ. Có thể làm thành 2 – 4 tầng xếp chồng lên nhau. Kích thước này có thể nuôi được từ 10 – 12 con gà mái

  • Bố trí máng ăn máng uống ở bên ngoài cửa lồng, treo với độ cao hợp lý. 

  • Nếu làm chuồng nuôi gà đẻ trứng, độ dốc dài khoảng 10%, có gờ phía mép ngoài để thu trứng 

  • Nếu làm lồng nuôi gà con thì 

  • Nếu nuôi gà con: Đáy  phải lót thêm lưới thép khe hở 1 cm, trên có lót giấy (sau 5 ngày nuôi phải thay đi).

Kết cấu chuồng gà đơn giản:

cách làm chuồng gà đẻ trứng

Ngoài ra, bà con cũng có thể làm kiểu chuồng nuôi gà thả vườn đơn giản. Cách xây chuồng gà đơn giản như sau: 

  • Tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như tre, nứa gỗ, lá cọ, vách tranh…

  • Nền chuồng: thường là nền đất bằng phẳng, nện thật chặt, langs xi măng, lát gạch tàu … bên trong rải chất độn chuồng. Phần nền bên trong phải cách mặt đất bên ngoài từ 20 – 40cm.

  • Khung chuồng: kiên cố, chắc chắn, có thể làm bằng gỗ hoặc tre.

  • Tường chuồng: có thể xây gạch hoặc làm bằng nứa, gỗ, tre, phên… Xây kín 2 đầu hồi.

  • Mái chuồng: lợp bằng fibro xi măng, mái ngói, tôn, lá cọ chắc chắn, không bị rột. Mái lá cọ phải có độ nghiêng 45 độ, mái lợp ngói nghiêng 35 độ, mái fibro xi măng nghiêng từ 16 – 20 độ.

  • Kích thước: cao 1,5m, chiều dài 2,5m, chiều rộng 2m có thể thay đổi theo số lượng đàn gà. 

Chất độn chuồng 

Chất độn chuồng vẫn rất cần thiết trong cách làm chuồng gà. Các nguyên liệu thường dùng để làm chất độn chuồng như: 

  • Vỏ bào gỗ thông: Khả năng hút ẩm tốt

  • Vỏ bảo của gỗ cứng: cần phải xử lý thật kỹ nếu không trong vỏ gỗ có chứa chất tanin làm ngộ độc gà. 

  • Mùn cưa: luôn phải giữ khô nếu bị ẩm rất dễ móc, gà ăn phải có thể gây ra bệnh nấm Aspergillus. 

  • Rơm khô băm nhỏ: Có đặc tính hút ẩm tốt, nguồn gốc của lúa mì, lúa mạch nên không gây hại cho gà.

  • Trấu: cũng là một loại chất độn chuồng tốt, giá rẻ, dễ kiếm có thể tận dụng.

 các kiểu chuồng gà

Chất độn chuồng phải được xử lý làm khô, phun thuốc sát trùng formol trước ít nhất 72 tiếng và rải vào chuồng nuôi trước 12 tiếng khi thả gà. 

  • Xem thêm: 

    Cách úm gà con nhanh lớn

    – Tuyệt kỹ không phải ai cũng may mắn được biết

Yêu cầu độ dày của chất độn chuồng tương ứng với từng loại nguyên liệu như sau:

       Loại nguyên liệu       


           Độ dày tối thiểu hoặc dung tích          

 Vỏ bào gỗ

2,5cm

 Rơm băm nhỏ 

2,5cm (1kg/m2)

 Mùn cưa

5cm

 Trấu

5cm

 Vỏ hướng dương

5cm

Cách kiểm tra chất độn chuồng đạt tiêu chuẩn khi ở bên trong chuồng nuôi: Nắm chặt một nắm rồi thả ra cho rơi xuống sàn, nếu:

  • Quá ẩm:

    Khi rơi xuống, chất độn chuồng sẽ dính lại, không tơi ra. 

  • Quá khô:

    Khi nắm chặt và bóp mạnh thì không dính bàn tay.

Chất độn chuồng gà không được có độ ẩm vượt quá 35% sẽ hưởng đến sức khỏe: làm tăng các hiện tượng như rộp ngực, bỏng da, bị loại thải. Lớp độn chuồng có hàm lượng ẩm cao cũng sẽ làm tăng mức amoniac.

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

 

2. Vườn thả gà (bãi chăn)

Với mô hình nuôi gà thả vườn, ngoài chuồng nuôi, bà con cần thiết kế vườn chăn thả (bãi chăn) cho gà. 

Nên vườn bằng đất, san phẳng, cao ráo hoặc có độ nghiêng phù hợp dễ thoát nước. 

Có thể thiết kế một vườn thả theo dạng hệ sinh thái khác nhau, tạo bóng mát cho gà: rau màu, cỏ, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy củi… Đất trong vườn và tại các gốc cây cần được xới xáo, bón phân, tưới nước để trong vườn sẽ cung cấp thêm một lượng thức ăn dồi dào cho gà như: rau củ, quả, hạt, sâu bọ, giun đất, mối, khoáng. Có thể tận dụng luôn phân gà làm phân bón cho cây (100 con gà cho từ 6 – 7 tấn phân/năm)

 cách làm chuồng gà bằng tre

Một số cây thấp cũng sẽ là giàn đậu lý tưởng cho gà, phù hợp với tập tính sinh trưởng của chúng. 

Cây bóng mát cao cần cách cửa chuồng nuôi từ 4 – 5m để phần hiên chuồng luôn thông thoáng, mát mẻ. 

Vườn thả gà phải rộng gấp 3 lần chuồng gà, diện tích tối thiểu từ 5 – 10m2, thả được từ 0,5 – 1m2/gà. Không nên nuôi với diện tích quá nhỏ. 

Có thể bố trí vườn ở trước và ở sau, bố trí chạy dọc theo chuồng nuôi để gà thoải mái đi lại.

Xung quanh sân vườn bên ngoài phải có lưới thép B40 quây kín hoặc xây tường gạch cao trên 1,2m chống trộm cắp, thu hoang, rắn rết. 

Vệ sinh định kỳ, quét dọn lông gà để phòng chống bệnh cho gà khi thả vườn. 

>>>Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho gà 3A theo chuỗi quy trình khép kín A-Z

3. Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi gà thả vườn 

  • Khay ăn, máng ăn 

Khay ăn dùng cho gà con mới nở, thường là khay bằng nhựa, khay bằng ống bương. Bà con cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách dùng túi nilon, bìa bao tải cứng.

Sau đó thay đổi dần thành khay có đường gờ mép, khay nhôm, máng ăn dài, máng ăn P50 cho gà đẻ, gà dò. 

 làm chuồng nuôi gà đẻ trứng

Bà con có thể thay đổi máng ăn cho gà theo từng tuần tuổi như sau. 

Tuần tuổi


Chiều dài một bên máng cho 1 gà (cm)


Chiều rộng của miệng máng (cm)


Chiều rộng đáy máng (cm)


Chiều sâu máng ăn (cm)


Chiều dài máng ăn (cm)

1 – 2

2 – 3

6

5

4

70 – 80 

3 – 5

4 – 5

9

7

6

80 – 90

6 – 8 

6

12

9

8

90 – 100

Gà dò

5 – 10

15


5 – 7

100 – 110

Gà đẻ


22

20

10 – 13

100 – 120

Đối  với gà dò, có thể dùng máng tròn, mỗi máng để nuôi 15 – 30 con gà. 

Đối với gà đẻ, có thể dùng máng tròn treo cao 15 – 20cm vừa với tầm ngang lưng của gà, dùng để nuôi 15 – 20 con gà/máng. 

Bố trí máng ăn đều trong ô chuồng để gà dễ tìm. Nếu máng ăn đặt trong góc chuồng thì sẽ bố trí mỗi máng cách nhau gấp 3 lần thân gà. Không treo máng ăn quá cao chỉ nên treo sao cho mép máng ngang tầm với sống lưng của gà. 

Máng ăn trong sân vườn bố trí nơi khô ráo, mát mẻ, có bóng râm. Vào ban đêm và ngày mưa gió phải đem mang ăn vào nhà để tránh ẩm mốc. 

  • Máng uống 

Phổ biến nhất là loại máng uống galon bằng nhựa loại dung tích 3,8 lít cho gà trưởng thành (dùng cho 75 con gà) và 1 lít cho gà con (dùng cho 50 con gà).

Để tiết kiệm chi phí, bà con có thể dùng ống bương, ống tre to làm máng, đặt bên ngoài sân có cụp không cho gà dẫm vào. 

 mẫu chuồng gà đẻ

Thời kỳ úm gà con thì bố trí máng uống xen kẽ với máng ăn theo hình dải quạt.

Thời kỳ sau khi úm thì dùng máng uống tròn kê cao lên so với đệm lót chuồng.

Thời kỳ nuôi thả vườn thì đặt máng ăn ngoài trời, nơi râm mát.

 cách xây chuồng gà đơn giản

  • Máng sỏi, khoáng 

Đối với gà, sỏi sạn giúp cho việc nghiền thức ăn nhanh chóng, dễ tiêu hóa. Do đó ngoài sân cần bố trí máng sỏi, khoáng, để đựng sỏi sạn, các chất khoáng sò, hến, đá vôi, cua ốc.

Có thể làm máng bằng gỗ, xây bằng xi măng. 

Kích thước: chiều dài 40 – 50cm, chiều rộng 15 – 20cm, chiều sâu 10 – 15cm đặt cao hơn so  với nền sân khoảng 15 – 20cm. 

Mối máng này sẽ dùng cho khoảng 200 con gà dò và 100 – 150 còn gà đẻ trứng. 

  •  

    Hố tắm cát

 thiết kế chuồng nuôi gà thả vườn

Nên bố trí các hố tắm cát trong sân vườn để gà tắm cát.

Kích thước hố tắm cát: chiều dài 1 – 1,2m, chiều rộng 0,7 – 0,8m, chiều cao 15 – 20cm.

Trong hố đựng cát mịn khô hoàn toàn, có thể pha thêm một chú lưu huỳnh để trừ bọ.

Các hố cát nên làm mái che để phòng tránh trời mưa nắng làm cho cát bị ướt.

  • Giàn đậu cho gà đẻ

Nếu nuôi gà siêu trứng thì bà con có thể làm thêm giàn đậu cho phù hợp với tập tính của gà. 

Dùng tre hoặc gỗ có kích thước chiều rộng 3 – 4cm ghép lại với khoảng cách 25 – 30cm, treo cao cách nền từ 40 – 50cm.

Mỗi một giàn đầu như vậy sẽ dùng cho 15 – 20 con gà đẻ. 

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thì sau một thời gian nên tháo giàn đậu ra để vệ sinh, lau chùi.

 cách làm chuồng gà đơn giản

  •  Ổ đẻ cho gà

Cách làm chuồng gà đẻ trứng chính là thiết kế ổ đẻ. Nuôi gà thả vườn quy mô lớn, nuôi hướng trứng, nuôi sinh sản nhất thiết nên có ổ đẻ. Ổ đẻ của gà mái có thể làm bằng gỗ hoặc tôn, ngăn thành các ô, trung bình là 3 – 4 ô, xếp thành 2 – 3 tầng để tiết kiệm diện tích, không gian. 

Kích thước mỗi ngăn: rộng 30 – 35cm, cao 35 – 40cm, sâu lòng 30 – 40cm. Như vậy sẽ cho 4 – 5 con gà mái đẻ trứng.

 làm chuồng gà đơn giản

Đặt ổ đẻ ở sát vách tường, thường là nơi có ánh sáng yếu, ít người đi lại để tránh làm gà bị stress. Hoặc cũng có thể để ngoài hiên được che chắn cẩn thận. 

Trong ổ đẻ lót rơm khô, vỏ trấu hoặc dăm bào (thường là rơm khô). Khi thấy chất độn bị bẩn thì cần phải thay mới.

  • Lồng/ quây úm gà con:

Trong chuồng gà phải ngăn một khu vực riêng để nuôi úm gà con trong giai đoạn từ khi mới nở nên 1 tháng tuổi. 

Có thể dùng quây bằng cót, lứa thép hoặc tấm nhựa. Phía bên ngoài quây bạt kín.

 cách làm chuồng gà tre đơn giản

Kích thước: cao 0,5m, đường kính 2,8 – 3m

Trong lồng úm có máng ăn/ khay ăn, máng uống, chụp sưởi.

  •  Chụp sưởi gà con

     

Chụp sưởi để cung cấp đủ nhiệt và ánh sáng cho gà con trong giai đoạn nuôi úm. 

Chụp sưởi thường làm bằng tôn có hình giống như chiếc nón, ở bên trên đỉnh khoét 1 lỗ cho dây điện và bóng đèn. Bên trong treo một bóng đèn sưởi. 

Đèn sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng đèn, bóng

hồng ngoại, hệ thống dây mayso, bếp điện, bếp than hoặc điềm gas… Tuy nhiên an toàn và hiệu quả hơn đó là bóng đèn mờ công suất từ 75W – 100W và bóng hồng ngoại có công suất 250W.

 cách làm chuồng trại nuôi gà

Chụp sưởi treo bên trong lồng úm gà con, độ cao cách nền chuồng từ 30 – 60cm, sẽ điều chỉnh theo tuổi cũng như những biểu hiện trạng thái của gà con. 

  • Rèm che 

Rèm che có thể dùng vải bạt, bao tải dứa hoặc dùng phên, nứa… để tiết kiệm chi phí. Rèm sẽ được quây xung quanh chuồng nuôi để tránh gió lùa, mưa tạt, nắng chói. Những ngày trời mát có thể tháo rèm che ra để chuồng gà thoáng.

Kích thước chiều dài và chiều rộng vừa với kích thước chuồng nuôi.

Phẩn đỉnh trên cùng của rèm che phải được gối lên bề mặt cứng tránh khe hở, đoạn gối phải từ 15 – 20cm. Rèm cần được viền 3 lần mới đảm bảo chắc chắn 

Ngoài ra khi thiết kế chuồng gà, các chủ chăn nuôi cần trang bị thêm: 

  • Máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi gà (máy băm nghiền đa năng, máy trộn thức ăn nuôi gà, máy ép cám viên nuôi gà …) để chủ động và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí.

máy chế biến thức ăn cho gàMáy trộn cám cho gà
Máy ép cám viên cho gà Thức ăn giá rẻ cho gà

  • Nếu quy mô nuôi thả vườn rộng lớn, tốt nhất nên xây kho bảo quản thức ăn để tránh ẩm mốc, mầm bệnh, vi khuẩn gây hại. 

  • Có bể dự trữ và xử lý nguồn nước uống nếu nước không đảm bảo.

  • Có hố sát trùng trước cửa chuồng.

  • Có khu vực hố chứa chất thải, nước thải, khu vực xử lý gà bị bệnh, khu vực tiêu hủy…

  • Dụng cụ: cuốc xẻng, lọ pha thuốc, các dụng cụ tiêm chủng, dụng cụ phun rửa sát trùng chuồng nuôi, các dụng cụ bảo hộ lao động. 

Trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, các chủ trang trại cần thực hiện công tác:

Vệ sinh chuồng trại: quét dọn sạch sẽ, phun rửa bằng vòi nước có áp lực mạnh, rải chất độn chuồng, phun thuốc sát trùng trên nền, trần cách, rèm che, máng ăn, máng uống…(có thể dụng formol 2%)

Quét dọn sân vườn sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống.

 thiết kế chuồng gà thả vườn

Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí. Nếu có sẵn diện tích rộng thì bà con nên phát triển chăn nuôi gà theo mô hình thả vườn như vậy để tăng sản lượng thịt, trứng đạt hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công!