Cách hạch toán thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp) [mới 2022]
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) dùng để phản ánh tình hình hoạt động, làm căn cứ xác định kết quả sản xuất kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Vậy thuế TNDN là gì? Đối tượng nào chịu thuế TNDN? Tài khoản hạch toán thuế TNDN như thế nào? Hãy cùng Học Viện TACA tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
I. Tìm hiểu đôi nét về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của cá nhân, pháp nhân phải chịu thuế. Trong đó, phần thu nhập này sẽ được miễn trừ chi phí sao cho hợp lý, hợp lệ. Loại thuế này giúp đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô với hoạt động kinh tế, xã hội.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những khoản thuế mà tổ chức cần đóng. Thuế này đánh vào phần thu nhập thuộc diện chịu thuế của doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tùy theo từng đơn vị kinh doanh sẽ có mức chịu thuế TNDN khác nhau.
II. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm những ai?
Căn cứ vào quy định Điều 2 Luật thuế TNDN năm 2008, đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, cụ thể như sau:
-
Doanh nghiệp trong nước được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
-
Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
-
Các tổ chức được thành lập dựa theo Luật hợp tác xã
-
Những đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
-
Những tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập
III. Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng hạch toán thuế TNDN là TK 3334 trong bảng cân đối kế toán. Tài khoản này phản ánh các khoản thuế TNDN phải nộp và tình hình tăng, giảm các khoản thuế đó.
Kết cấu TK 3334 như sau:
-
Bên Nợ:
-
Nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước (NSNN)
-
Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn so với số thuế TNDN phải nộp
-
-
Bên Có:
-
Số TNDN phải nộp
-
Số TNDN tạm nộp nhỏ hơn so với số thuế TNDN phải nộp
-
Tài khoản hạch toán này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có. Trường hợp có số dư bên Nợ thì số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp. Ngược lại, trường hợp có số dư bên Có thì đó là số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.
=> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất
IV. Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo điều 17, Thông tư số 156/2013/TT-BTC xác định hạch toán thuế TNDN như sau:
Khi tính thuế TNDN:
-
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
-
Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi nộp thuế TNDN vào NSNN:
-
Nợ TK 3334 : Thuế TNDN
-
Có các TK 111, 112
1. Hạch toán cuối năm tài chính, khi làm tờ khai quyết toán thuế
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn thuế TNDN tạm tính ở các quý trong năm, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, ghi:
-
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
-
Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi mang tiền đi nộp thuế TNDN, ghi:
-
Nợ TK 3334: Thuế TNDN
-
Có các TK 111, 112
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số dịch vụ hoàn thuế thuế TNDN tạm tính thì kế toán hạch toán giảm chi phí thuế TNDN, ghi:
-
Nợ TK 3334: Thuế TNDN
-
Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
-
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
-
Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Trường hợp TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
-
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
-
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Trong trường hợp phát hiện ra sai sót của năm trước thì doanh nghiệp phải hạch toán thuế TNDN tăng hoặc giảm của năm trước nào chi phí thuế hiện hành của năm phát hiện ra sai sót.
Nếu thuế TNDN của năm trước phải nộp bổ sung được ghi tăng vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, ghi:
-
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
-
Có TK 3334: Thuế TNDN
Mang tiền đi nộp thuế TNDN:
-
Nợ TK 3334: Thuế TNDN
-
Có các TK 111, 112
Nếu thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước trong năm hiện tại:
-
Nợ TK 3334: Thuế TNDN
-
Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
V. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quy định
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế theo kỳ x thuế suất thuế TNDN
Trong trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển công nghệ thì thuế TNDN được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ – Trích quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó:
-
Quỹ KH&CN được trích tối đa là 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
-
Mức thuế suất tương ứng là 20%, 22%… áp dụng đối với từng doanh nghiệp khác nhau.
=> Tham khảo:
Khóa học HOÀN THUẾ VÀ THANH KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ
Khoá học BÁO CÁO TÀI CHÍNH & THUẾ CHUYÊN SÂU
Trên đây là những thông tin cụ thể về hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cũng như hướng dẫn hạch toán thuế một cách chi tiết nhất. Mong rằng những chia sẻ của Học Viện TACA sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về hạch toán thuế.