Cách đánh giá kết quả kinh doanh thông qua số liệu thực tế từ hoạt động của doanh nghiệp
Nội Dung Chính
Cách đánh giá kết quả kinh doanh thông qua số liệu thực tế từ hoạt động của doanh nghiệp
Việc đánh giá các kết quả hoạt động kinh doanh là một việc vô cùng cần thiết và cần phải được các nhà quản lý, các CEO thực hiện liên tục và thường xuyên. Đây là một công việc vô cùng quan trọng, giúp các doanh nghiệp có cơ sở và dữ liệu chính xác để đưa ra được các chiến lược phát triển và kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp mình. Vậy thì làm sao để đánh gía được đúng và chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn!
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại báo cáo mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có.
Đây là phương thức giúp các nhà quản lý đánh giá được các kết quả họat động kinh doanh hiệu quả nhất và chính xác nhất chính sức khỏe của doanh nghiệp mình.
Thông thường, các loại báo cáo này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp để giúp người xem có thể nắm được tình hình, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các giai đoạn khác nhau.
Các loại báo cáo có thể chia theo từng tuần, từng tháng, từng chi nhánh, từng địa điểm khác nhau, dùng để báo cáo tổng kết hoặc dùng để doanh nghiệp theo dõi tình hình hoạt động và ra các quyết định chiến lược. Các dạng báo cáo này có thể ở dưới dạng bảng biểu truyền thống, hoặc được trình bày dưới dạng các hình ảnh biểu đồ, đồ thị trực quan, tùy vào nhu cầu xem báo cáo của từng doanh nghiệp.
Dưới đây là một file mẫu báo cáo kinh doanh truyền thống:
Đọc thêm: Data Dashboard là gì? Lựa chọn data dashboard hay báo cáo truyền thống?
Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm những thành phần nào?
Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 3 phần chính là:
- Doanh thu, chi phí của các hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ khác nhau:
- Doanh thu đến từ các hoạt động bán hàng, các dịch vụ, doanh thu tài chính và doanh thu từ các cửa hàng, chi nhánh khác nhau, các khoản giảm trừ trong thời gian đó.
- Giá vốn hàng hóa là các chi phí dùng để mua hàng hóa được công ty bán lại hoặc chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công để sản xuất các hàng hóa đó
- Chi phí: Giá vốn hàng hóa , Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí nhân viên, Chi phí mặt bằng, chi phí quảng cáo, chi phí marketing
- Lợi nhuận, nghĩa vụ về thuế thu nhập của doanh nghiệp:
- Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế và các hoạt động liên quan khác.
- Nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh nghiệp chính là thuế thu nhập phải nộp trong thời gian đó.
- Thu nhập và những chi phí hoạt động khác.
Đọc và phân tích kết quả kinh doanh để làm gì?
Phân tích kết quả kinh doanh giúp các nhà quản lý, CEO nhận thức và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh cho phù hợp với các điều kiện kinh tế và xu hướng kinh doanh, giúp doanh nghiệp tối đa được lợi nhuận của mình.
Đọc và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì các báo cáo này là:
- Là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh
- Một công cụ quan trọng trong chức năng quản trị doanh nghiệp hiệu quả
- Là một biện pháp phòng ngừa rủi ro học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
- Làm cơ sở để các đối tác kinh doanh lựa chọn hợp tác
- Những phân tích kết quả kinh doanh giúp cho việc dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh
Mục đích hoạt động của doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Chính vì vậy nên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính là phương thức để các nhà quản lý nhìn thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mình, biết được doanh nghiệp mình đang hoạt động như thế nào, có thể phát triển ở đâu.
Cách đọc hiểu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo hoạt động chủ yếu phản ánh về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được, v.v. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, thì việc đọc hiểu cần phải được hoạt động đặc biệt là các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có 2 cách đọc hiểu đối với các báo cáo này như sau:
Cách 1: Tách riêng doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Tính tỷ trọng từng doanh thu, chi phí trong tổng doanh thu, tổng chi phí; Nhận xét về chỉ tiêu đó.
Đối với doanh thu: Nếu như tháng 11 có doanh thu tăng 30%, có doanh thu chính đến từ các doanh thu chính từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 80% so với doanh thu tài chính và thu nhập khác. Từ đó có thể thấy được sản phẩm bán được nhiều hơn, số lượng khách hàng tăng lên, v.v
Đối với chi phí: Các nhà quản lý luôn muốn cắt giảm, giảm thiểu tối đa các loại chi phí để có thể giảm được giá vốn sản phẩm và tối ưu lợi nhuận thu về. Các doanh nghiệp có thể tối ưu các loại chi phí không cố định như: chi phí quảng cáo, chi phí
Đối với lợi nhuận: Mặc dù các chi phí tăng, nhưng doanh thu cũng có sự tăng trưởng nhiều hơn sự tăng lên của các chi phí, nên lợi nhuận vẫn có sự tăng trưởng.
Cách 2: Chọn ra những chỉ số cần thiết để xem
Bên cạnh những chỉ số quan trọng về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, việc phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn nên chia ra thành nhiều chỉ số chi tiết quan trọng khác. Những chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn biết được mình cần phải điều chỉnh và tối ưu ở đâu, và như thế nào.
Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, nên bao gồm các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động bán hàng và marketing như:
Marketing:
- PF – Tần suất mua hàng trung bình
- AOV – Giá trị đơn hàng trung bình
- CRR – Tỷ lệ giữ chân khách hàng
- CAC – Chi phí cho một khách hàng mới
- ROI – Tỷ suất hoàn vốn
Đọc thêm: Top 8 chỉ số đo lường hiệu quả Marketing đa kênh
Bán hàng:
- ROI – Tỷ suất hoàn vốn
- CPW – Chi phí cho mỗi đơn hàng
- CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng
- Incremental Sales – Lượng doanh thu tăng dần
- Purchase Funnel – Phễu thanh toán
- Customer Lifetime Value – Giá trị khách hàng trọn đời
Tóm lại, các chỉ số này còn phụ thuộc vào cách hoạt động và mô hình hoạt động của từng doanh nghiệp. Bởi vì mỗi doanh nghiệp lại có cách hoạt động khác nhau, cần theo dõi những chỉ số khác nhau. Nếu như bạn muốn tìm hiểu xem doanh nghiệp của bạn cần quan tâm những chỉ số nào (kinh doanh, hiệu suất nhân viên, tình trạng kho hàng, …) và phương thức để tổng hợp những dữ liệu để tính toán những chỉ số đó và những chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển như thế nào, v.v
Một hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh hiệu quả là một hệ thống báo cáo mà người dùng có thể dựa vào đó mà hiểu được các chỉ số và ra được các chiến lược hiệu quả.
Các lưu ý khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và làm việc với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, A1 đã tổng hợp các phương pháp đánh giá và đo lường kết quả kinh doanh dựa trên các báo cáo kết quả kinh doanh phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp của bạn.
#1 Số khách hàng mới trung bình
Số lượng khách hàng mới là một trong những chỉ số tuyệt vời để đo lường sự thành công của một doanh nghiệp, cũng như dự đoán được doanh nghiệp có đang phát triển hay không. Nếu như doanh nghiệp của bạn vẫn duy trì lượng khách hàng cố định xuyên suốt một giai đoạn, có lẽ bạn nên khởi động, hoặc tăng thêm các chiến dịch Marketing để thu hút thêm khách hàng mới.
Bạn có thể khuyến khích khách hàng đăng ký thành viên để có thể dễ dàng tính toán được số lượng khách hàng mới mỗi tháng/ mỗi năm.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến lượng khách hàng tăng lên mỗi khi doanh nghiệp của bạn diễn ra một chương trình mới, ví dụ như: Sale-off, ra mắt sản phẩm mới, chạy quảng cáo. Như vậy, bạn có thể đo lường được mức độ thành công của doanh nghiệp khi thu hút được số khách hàng mới.
#2 Đánh giá hiệu suất nhân viên
Nhân viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh có thành công hay không. Nếu như không có nhân viên, bạn sẽ không thể điều hành và phát triển doanh nghiệp của mình được.
Vì vậy nên để phân tích kết quả kinh doanh hiệu quả, cần phải thông qua việc đánh gá các hiệu suất các nhân viên của bạn để biết được họ đang làm việc như thế nào.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ đánh gía nhân viên dựa trên việc hoàn thành KPI, các nhà quản lý nên có sự theo dõi sát sao để đảm bảo các nhân viên của mình hoàn thành các KPI đúng hạn, cũng như tạo động lực cho các nhân viên hoàn thành KPI của mình.
Để giúp các nhà quản lý giảm thiểu thời gian truy xuất báo cáo, chúng tôi đã xây dựng một giải pháp giúp bạn đánh giá và theo dõi hiệu suất của các nhân viên so với KPI đề ra một cách nhanh chóng, , cũng như cảnh báo khi nhân viên chưa đạt đủ KPI ở 1 thời điểm nhất định. Hệ thống này đã chứng minh được hiệu quả cao, khi hiệu suất doanh số bán hàng của công ty tăng đến 30% và số lượng nhân viên không đạt đủ KPI giảm 20% so với các tháng trước đó.
#3 Đừng quên cập nhật thị trường
Thời điểm COVID-19 vừa qua đã cho thấy rõ tình hình của thị trường đang ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Đừng lo lắng khi lợi nhuận của bạn có sự sụt giảm, điều này có thể là kết quả chung của thị trường và bạn không thể kiểm soát được. Lợi nhuận giảm chính là cơ hội để bạn ra mắt các sản phẩm mới, hoặc cải tiến sản phẩm nếu như nhu cầu của sản phẩm hiện tại của bạn bị trì hoãn.
Sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao, nhưng cũng nhờ vậy mà một số doanh nghiệp đã có thể chuyển mình thành công, đầu tư kinh doanh online và mang lại doanh thu hàng nghìn đơn mỗi ngày. Một trong số đó là doanh nghiệp nội thất Hàn Quốc Beyours, một trong những khách hàng lớn tại A1 Digihub.
Khó khăn khi đọc và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
#1 Dữ liệu không chính xác
Do là các báo cáo kết quả kinh doanh truyền thống thường nằm ở dạng file word, file PDF, được nhân viên gửi lên vào mỗi thời kỳ, hoặc qua nhiều file Google Sheets khác nhau nên dữ liệu sẽ không được cập nhật theo dữ liệu thật. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý, khi không có sẵn số liệu để so sánh và đối chiếu khi cần ra quyết định chiến lược.
#2 Quá nhiều báo cáo cần phải xem
Các báo cáo kết quả kinh doanh có thể chia ra làm nhiều loại, như là “Báo cáo kết quả kinh doanh cửa hàng A”, “Báo cáo cửa hàng trên Shopee tháng 1”. Như vậy không chỉ khiến việc phân tích kết quả kinh doanh của bạn tốn nhiều thời gian hơn, mà còn làm các dữ liệu của bạn bị phân mảnh, nằm ở nhiều nơi.
#3 Bao gồm quá nhiều số liệu
Bên cạnh những loại báo cáo tổng, chỉ có những số liệu chung, không có khả năng phân tích, thì những loại báo cáo theo dõi tình hình hoạt động sẽ bao gồm nhiều loại số liệu, nhiều chỉ số khác nhau. Đây sẽ là một trở ngại cực kỳ lớn không chỉ đối với người phân tích, mà còn làm việc phân tích tốn nhiều thời gian hơn, và việc ra quyết định cũng không thật sự chính xác.
Đây là những khó khăn thường gặp đối với những loại báo cáo truyền thống, được thực hiện trênĐây là những khó khăn thường gặp đối với những loại báo cáo truyền thống, được thực hiện trên
Các mẫu báo cáo truyền thống
Mẫu báo cáo trưc quan do A1 xây dựng
Kết luận,
Việc đọc và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản lý bao quát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc đọc hiểu và phân tích kết quả kinh doanh kết hợp với các báo cáo kinh doanh chi tiết, trực quan, có đầy đủ các chỉ số cần thiết giúp cho các nhà quản lý, CEO, rút ngắn được thời gian đánh giá và có thể tập trung vào những chỉ số quan trọng nhất, giúp quản lý và đưa ra các chiến lược, phương án kinh doanh hiệu quả nhất, giúp tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Để có thể xây dựng được một hệ thống báo cáo hoàn toàn tự động,có đầy đủ các chỉ số cần thiết và được trực quan hóa thành các biểu đồ, đồ thị, giúp hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên số liệu, liên hệ với các chuyên gia phân tích tại A1 Digihub để xây dựng một hệ thống báo cáo kinh doanh phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn nhé!
Với mục tiêu đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số và ứng dụng dữ liệu để gia tăng trải nghiệm khách hàng, A1 xin giới thiệu dịch vụ tư vấn và triển khai hệ thống nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform, viết tắt là CDP) ANTSOMI CDP 365. Giải pháp này giúp doanh nghiệp thu thập, hợp nhất dữ liệu khách hàng từ nhiều nơi, cung cấp chân dung khách hàng 360 độ toàn diện, giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng và xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt nhất, kích thích sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
Hãy để A1 giúp bạn hiểu rõ hơn về CDP qua buổi Tư vấn 1:1 nhé!
Với việc hoàn tất form đăng ký dưới đây, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn về bạn. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả cho buổi tư vấn tới đây rất nhiều đó.
This is required.
This is required.
Tìm hiểu thêm về CDP