Cách Dán Băng Vệ Sinh Không Bị Tràn Khi Ngủ & Lưu Ý | Kotex
Là trợ thủ đắc lực cho con gái, thế nhưng không phải ai cũng biết cách dùng băng vệ sinh như thế nào để thoải mái và an toàn nhất, đặc biệt là các bạn gái đang bước vào tuổi dậy thì. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng băng vệ sinh không bị tràn với Kotex nhé!
Tham khảo: Băng vệ sinh hàng ngày cho tác dụng gì?
Nội Dung Chính
1. Cách chọn và sử dụng băng vệ sinh
1.1 Băng vệ sinh dạng miếng
Về đặc điểm
Đây là loại băng vệ sinh phổ biến nhất. Băng vệ sinh dạng miếng có hình chữ nhật, kích thước tương đương với bề mặt trong quần lót và được dán bên trong quần lót.
Ưu điểm của băng vệ sinh dạng miếng đó là dễ sử dụng, dễ mua, giá thành hợp lý.
Băng vệ sinh dạng này còn chia ra nhiều loại như có cánh (phần tay bổ sung để dán cố định mặt băng trên đáy quần lót), không cánh, loại dùng ban ngày, ban đêm, hàng ngày. Dựa theo đặc điểm chu kỳ mà bạn gái chọn mua cho mình loại băng vệ sinh phù hợp nhé!
Băng vệ sinh dạng miếng thường được làm từ các chất liệu thấm hút tốt như bông, tơ tằm, lưới… với công nghệ chống tràn, độ dày mỏng khác nhau cho bạn gái có nhiều lựa chọn sao cho cảm thấy an toàn và thoải mái nhất. Hiện nay, băng vệ sinh được cải tiến có nhiều tính năng mới như băng vệ sinh Kotex Herbal Cool với tinh chất Tea Tree giúp chăm dưỡng làn da mát dịu, Kotex Khô Thoáng Mới với Mặt lưới lụa hóa êm mềm khô thoáng, hay Kotex Minimeow với thiết kế bao bì nhỏ gọn xì tai, tiện lợi mang theo bên người.
Băng vệ sinh miếng được dùng bên ngoài âm đạo, sử dụng 1 lần, cố định trên bề mặt quần lót bằng dải keo trong suốt, thấm hút kinh nguyệt khi nó được tiết ra khỏi âm đạo.
Với các đặc điểm như trên, băng vệ sinh dạng miếng sẽ hơi bất tiện cho các hoạt động thể chất, nhất là đi bơi vì sẽ làm rò rỉ máu kinh.
Ngoài ra để đảm bảo vệ sinh, tránh viêm nhiễm vùng kín, bạn gái nên thay băng vệ sinh mới sau 4 tiếng một lần.
>> Tham khảo: Những lý do bạn gái nên thay băng vệ sinh thường xuyên
Cách dùng băng vệ sinh dạng miếng:
– Bước 1: tháo lớp giấy gói bên ngoài băng và mở hai đầu băng ra;
– Bước 2: dùng tay cố định đáy quần lót;
– Bước 3: lột phần giấy dán ở mặt dưới băng vệ sinh và hai cánh (nếu có);
– Bước 4: dán phần có keo lên mặt trong quần lót, dán cố định hai cánh vào mặt ngoài quần;
– Bước 5: kéo quần lên và kiểm tra vị trí có vừa vặn hay chưa. Nếu băng quá lệch so với vị trí của vùng kín, hãy tháo ra dán lại để chắc chắn kinh nguyệt không bị tràn ra ngoài;
– Bước 6: kiểm tra băng mỗi 2 giờ và thay băng mới sau 4 giờ.
>> Tham khảo: Cách để hết đau bụng kinh
1.2 Băng vệ sinh dạng quần
Nếu bạn còn e ngại việc tràn băng mỗi khi ngủ, vậy thì băng vệ sinh dạng quần chính là lựa chọn phù hợp. Đây là loại sản phẩm có thiết kế như một chiếc quần lót bằng vải cotton giấy, có thêm lớp thấm hút máu kinh bên trong mặt đáy, cùng ngăn rãnh chống tràn đặc biệt, chuyên dùng ban đêm để bạn gái có thể ngủ thoải mái mà không lo rò rỉ.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý loại băng vệ sinh này cũng chỉ sử dụng tối đa 6 tiếng để tránh nhiễm khuẩn vùng kín.
Cấu tạo và chức năng của băng vệ sinh này không khác nhiều so với dạng miếng, khi sử dụng bạn chỉ cần bóc ra khỏi bao bì vào mang vào, không cần mặc thêm quần lót bên ngoài.
>> Tham khảo: Đối Tượng Sử Dụng Tampon: Độ Tuổi Nào Phù Hợp Nhất?
1.3 Băng vệ sinh dạng viên nén – Tampon
Đây là loại băng vệ sinh có hình dáng lẫn cách sử dụng đặc biệt hơn 2 loại trên. Tampon có hình dạng như một viên phấn viết bảng, thường được đóng gói trong một cái ống bằng nhựa, phần đầu hình thoi và phần đuôi tampon có gắn một sợi dây nhỏ. Tampon cũng thực hiện chức năng thấm hút như băng vệ sinh miếng nhưng được đặt sâu trong âm đạo. Khi thấm máu kinh, kích thước của tampon sẽ to dần lên.
Dòng tampon hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam nhưng thực tế độ phổ biến không bằng băng vệ sinh truyền thống. Sản phẩm thường chỉ được dùng khi bạn gái muốn đi bơi trong kì kinh nguyệt và có thể sử dụng từ 6 – 8 giờ. Tampon tiện lợi, vệ sinh, thời gian sử dụng dài hơn băng vệ sinh miếng. Tampon chính là lựa chọn phù hợp khi bạn phải vận động nhiều hay bơi lội. Tuy nhiên, các bạn gái nên cân nhắc và tránh sử dụng tampon nếu bạn chưa quan hệ tình dục, đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa, hoặc e ngại về vấn đề sốc độc tố (TSS).
>> Tham khảo: Bị Dị Ứng Băng Vệ Sinh Có Biểu Hiện Gì? Phải Làm Sao?
Cách dùng tampon:
– Bước 1: bạn cần phải rửa tay sạch với nước và xà phòng trước khi cầm tampon. Tampon không nên để ngoài không khí lâu vì sẽ bị ảnh hưởng bới các vi khuẩn bên ngoài;
– Bước 2: mở vỏ nhựa bọc ngoài bằng cách nắm hai đầu và xoay ngược chiều nhau, sau đó kiểm tra phần dây gắn ở đuôi xem có chắn chắn không;
– Bước 3: ngồi hoặc đứng ở một tư thế thích hợp, tốt nhất bạn nên gác một chân lên ghế hoặc vật dụng cao đến gối (như thành bồn cầu) để dễ dàng đưa tampon vào;
– Bước 4: một tay nắm phần đuôi tampon, một tay nhẹ nhàng mở âm đạo ra. Đặt đầu tampon vào và đẩy nhẹ theo hướng chếch lên trên;
– Bước 5: khi đưa tampon vào hết bên trong, dùng ngón trỏ đẩy sâu thêm đến khi tampon vào sâu 4-5cm;
– Bước 6: khi đặt xong tampon, bạn thử cử động và di chuyển để kiểm tra xem có thoải mái không. Nếu cảm thấy khó chịu, đau hoặc cộm, chắc chắn bạn đã đặt sai vị trí. Khi đó, hãy lấy tampon ra và thử lại với một viên mới nhé;
– Bước 7: sau khoảng 8 giờ sử dụng, bạn nên thay viên tampon mới bằng cách nắm dây và nhẹ nhàng rút tampon ra.
>> Tham khảo: Dùng tampon có bơi được không? Những lý do chị em nên dùng tampon
2. Cách dùng băng vệ sinh không bị tràn trong ngày đèn đỏ
Nỗi ám ảnh của bất cứ cô gái nào khi đến ngày dâu rụng đó là việc bị rò rỉ, tràn băng. Để tình trạng này không xảy ra, bạn gái có thể tham khảo một vài cách dùng băng vệ sinh không bị tràn như sau:
– Thay băng vệ sinh thường xuyên: lượng thấm hút của mỗi miếng băng đều có hạn. Với những ngày có kinh nguyệt nhiều, bạn gái nên chú ý kiểm tra mỗi 2 tiếng xem độ thấm của băng như thế nào nhé. Khi lượng chất lỏng ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng thẩm thấu ngược, máu kinh bị rò rỉ ra ngoài. Không nên để băng thật ướt rồi mới thay, tốt nhất chỉ sử dụng tối đa 4 giờ để tránh viêm nhiễm vùng kín.
– Chọn trang phục rộng rãi, dễ chịu: vào những ngày này các bạn gái hãy “”chịu khó”” tạm biệt những loại trang phục bó sát ôm dáng như đầm body, quần jean ôm, quần legging… vì ít nhiều sẽ gây bí bách, khó chịu cho vùng kín. Hơn nữa, những đồ bó sát làm cho băng vệ sinh bên trong dễ bị xê dịch theo từng chuyển động của bạn, do đó để đảm bảo an toàn, bạn gái nên ưu tiên chọn trang phục tối màu, rộng rãi, thoáng mát nhé!
– Kiểm tra thường xuyên: bạn đừng quên kiểm tra xem trang phục có “”sự cố”” gì bất thường hay không trong những ngày đèn đỏ.
– Sử dụng loại băng phù hợp: dựa theo đặc điểm của chu kỳ mà bạn có thể lựa chọn sử dụng loại băng vệ sinh thích hợp nhất. Cách đeo băng vệ sinh cũng liên quan đến việc chống tràn băng. Sử dụng băng vệ sinh có cánh cố định giúp miếng băng không bị xê dịch, dùng loại băng vệ sinh ban đêm để chống thấm ra ga giường, dùng băng vệ sinh hàng ngày cho những ngày cuối chu kỳ…
Tham khảo: Cách dùng băng vệ sinh đúng nhất
3. Một vài lưu ý
Không nên mang băng vệ sinh quá lâu. Số lần thay băng phụ thuộc vào kinh nguyệt của bạn ra nhiều hay ít, nhưng tuyệt đối không nên để băng vệ sinh bị ẩm ướt. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
Hạn chế dùng các sản phẩm chứa quá nhiều hương liệu. Với vùng kín nhạy cảm, việc dùng băng vệ sinh có mùi hương liệu hóa học quá nồng có thể gây kích ứng da.
Xử lý miếng băng cũ như thế nào? Sau khi thay băng mới, băng cũ đưa ra ngoài không khí bị ô xi hóa rất nhanh và là nơi vi khuẩn tích tụ. Do đó để đảm bảo vệ sinh, bạn gái nên cuộn lại miếng băng cũ thật kín và cho vào thùng rác. Tuyệt đối không bỏ băng vệ sinh vào bồn cầu vì đây là sản phẩm hút nước, khó phân hủy dễ làm tắc cống nước. Nhớ rửa tay sạch trước khi thay băng mới nhé!
Những “ngày dâu” là thời điểm vùng kín trở nên nhạy cảm dễ bị viêm nhiễm nếu không giữ vệ sinh đúng cách. Ngoài việc thay băng vệ sinh đều đặn, bạn gái đừng quên rửa vùng kín bằng nước sạch mỗi lần thay băng hoặc trong khi tắm để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Chú ý không nên dùng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH cao hoặc thụt rửa quá sâu vào âm đạo nhé!
Bất kỳ bạn gái nào khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ trải qua những thay đổi lớn của cơ thể, nhất là hiện tượng kinh nguyệt. Hy vọng một vài hướng dẫn cách dùng băng vệ sinh trên đây giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng “trợ thủ đắc lực” mỗi tháng! Và đừng ngần ngại, hãy thêm băng vệ sinh Kotex vào giỏ hàng của mình để Kotex luôn đồng hành cùng bạn ngay nhé!
>> Tham khảo thêm: