Cách cúng tổ nghề sân khấu và các nghi thức truyền thống
Chắc hẳn ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì không thể nào không biết về tổ nghề của ngành. Đây là dịp đặc biệt để anh chị em nghệ sĩ tìm về và tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ với tổ nghề. Cúng tổ nghề sân khấu tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hằng năm. Và để biết nó có những gì hãy cùng Lê Trần tham khảo qua bài viết dưới đây.
Thông tin về tổ nghề sân khấu
Nguồn gốc hình thành
Có rất nhiều giai thoại khác nhau về nguồn gốc của tổ ngành sân khấu, nhưng có một giai thoại được nhiều người tin. Là chuyện về một vị vua lên ngôi đã lâu, mãi vẫn không có con, vua tìm mọi cách cúng tế cầu mong. Mỗi lần như thế làm lễ lại cho người đóng vai thần tiên múa hát. Thấy được tấm lòng thành, thần linh đã cho hoàng hậu mang thai và hạ sinh hai cậu con trai.
Hai hoàng tử lớn lên, ham mê ca hát đến nỗi quên ăn quên ngủ, sức khỏe bị ảnh hưởng. Vua cha lo lắng, vì vậy mà cấm con xem hát. Trong một lần vì quá mê xem hát, 2 vị quyết định chui vào bộng cây vông để trốn theo gánh hát. Nhưng không may xảy ra hỏa hoạn và 2 người chết cháy bên trong cây vông nam.
Tổ nghề sân khấu là ai
Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề hay còn được gọi là tam vị thánh tổ gồm:
-
Tiên Sư: Người đã khai sáng ra ngành nghề sân khấu
-
Tổ Sư: Người nối tiếp và lưu truyền ngành nghề
-
Thánh Sư: Người soạn tuồng
Còn tổ nghiệp từng ngành nghề nhỏ sẽ có những Tổ khác nhau, ví dụ:
-
Tổ sân khấu hát chèo: Phạm Thị Trân
-
Tổ nghề tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
-
Tổ nghề cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
-
Tổ nghề kịch nói: Vũ Đình Long
-
Tổ ngành hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
-
Tổ nghề ca trù: Đinh Dự
Vì vậy, tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung cho những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật này.
Ý nghĩa của cúng tổ nghề sân khấu của người Việt
Cúng giỗ tổ nghề là một trong thủ tục được thực hiện hàng năm. Với ý nghĩa ôn lại truyền thống nghề sân khấu. Là một trong giá trị văn hóa đạo đức “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của người Việt. Ngụ ý muốn tưởng nhớ và báo ơn người tổ nghề đã dìu dắt và tạo dựng cơ đồ cho ngành sân khấu được phát triển. Hơn hết, cúng tổ nghề còn là cơ hội để anh chị em, cô chú hoạt động trong lĩnh vực có dịp gặp mặt trao đổi. Và đưa ra các phương hướng hoạt động để ngành nghệ thuật này càng ngày phát triển.
Thời gian cúng tổ nghề sân khấu
Ngày giỗ tổ nghề sân khấu còn có tên gọi là ngày giỗ tổ nghệ sĩ. Theo truyền thống xưa, vào ngày 12/8 (Âm lịch) hàng năm sẽ là ngày giỗ. Từ năm 2011, ngày này cũng được chính phủ Việt Nam chính thức lựa chọn là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam. Lễ cúng giỗ tổ nghề được diễn ra trong suốt 3 ngày là: Mùng 10, 11 và 12/8 (Âm lịch).
Mâm lễ vật cúng tổ nghề sân khấu cần những gì
Có rất nhiều lễ vật trên mâm cúng, tuy nhiên để đảm bảo theo đúng phong tục người Việt. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu cần chuẩn bị một số lễ vật sau:
Ván xôi con gà
Đây là một trong những lễ vật không thể thiếu được trong bất cứ nghi thức cúng giỗ nào. Ván xôi, con gà thể hiện lòng thành kính, tôn kính đối với tổ nghề. Là một lễ vật hết sức bình dị và đời thường. Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước với nghề trồng trọt chăn nuôi làm gốc. Hạt gạo đã nuôi sống bao người lớn khôn và trưởng thành. Đặc biệt chú gà bình dị như con vật may mắn được nhiều người yêu quý. Đây cũng là một linh vật trong mười hai con giáp. Chính vì vậy khi chọn lễ vật dâng lên tổ nghề, cần được đặt chính giữa vào trong mâm. Cũng thể hiện lòng thành tâm, thành kính đối với tổ nghề của mỗi người.
Bình hoa đẹp và đĩa ngũ quả to
Hoa và trái cây là những lễ vật không thể nào không xuất hiện trong mâm cúng. Loại quả mà người dùng có thể dùng phải đủ 5 loại khác nhau. Tượng trưng cho các nguyện ước của người cúng đang hoạt động trong lĩnh vực này. Lưu ý các loại trái cây này tùy vào vùng miền và thời gian trong năm, mà lựa chọn các loại hoa quả cho phù hợp. Miễn sao phải đảm bảo tươi ngon đẹp mắt.
Về hoa tươi, có thể dùng hoa hoa ly, hoa cẩm chướng hoặc có thể là hoa cúc. Đây là một trong các loại hoa thể hiện lòng thành tâm, thành kín. Đem lại may mắn hưng thịnh cho những ai đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Mâm cỗ mặn
Cúng tổ nghề cần chuẩn bị 2 mâm cỗ mặn và không thể thiếu trong khi hành lễ. Theo phong tục người Việt, ở dương như thế nào thì âm cũng vậy. Chính vì thế, trong lễ giỗ tổ cần chuẩn bị 2 mâm lễ mặn sao cho đầy đủ tươm tất với các món khác nhau.
Chú ý các món mặn này cần lựa chọn từ thực phẩm tươi ngon và đảm bảo vệ sinh. Đồ cúng là vấn đề tâm linh, dâng lễ cho các vị thần linh. Do vậy, những người làm công tác chuẩn bị cúng giỗ cần hết sức lưu ý.
Một số lễ vật khác
Ngoài những lễ vật chính như trên, trong mâm cúng cần chuẩn bị 5 bát cháo trắng, 5 đĩa bánh chay, 5 đĩa xôi và 5 chén chè. Kế đến chuẩn bị đĩa muối gạo, nến, trầu cau nước, hương nhang đèn và vàng mã. Các lễ vật này phải chuẩn bị chu đáo, không được thiếu bất cứ một loại nào. Thậm chí nếu sợ quên hoặc thiếu có thể ghi chép ra giấy để lên kế hoạch chuẩn bị. Đặc biệt, những lễ lớn hoặc người có điều kiện sẽ dùng các loại heo sữa quay khi cúng.
Bài cúng tổ nghề sân khấu chuẩn chỉnh
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy các vị thần linh và Chư Phật cai quản trong xứ này.
Con tên ……………Ngụ tại…………………Nay nhân ngày… tháng….. năm………..
Chúng con sắm sửa, dâng lễ vật lên kính mời các vị thần linh, Thần Tài, Thổ Địa. Các vị Chư Phật, Tôn Thần và Thánh sư nghề sân khấu. Cúi xin người giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật.
Một năm qua chúng con hoạt động trong nghề, sẽ có những thiếu sót và lỗi lầm. Hiện chúng con xin chư vị ân xá, bỏ qua cho. Mong các ngài phù hộ độ trì, bảo vệ chúng con được an toàn, tránh xa những điều giữ, tài lộc thăng tiến.
Chúng con cúi xin chư vị được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! ( x3 lần)
Nghi thức cúng tổ nghề theo phong tục tập quán
Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ cúng tổ nghề sân khấu bao gồm các bước sau đây
-
Trước ngày giỗ: Đây là khoảng thời gian mọi người hối hả, lo lắng chuẩn bị các lễ vật sao cho đầy đủ và đẹp nhất.
-
Gần đến giờ làm lễ, những người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm tiến hành bài trí mâm cúng. Xôi gà được đặt ở chính giữa, phía Tây đặt bình hoa, phía đông đặt hoa quả, các lễ vật khác đặt ở giữa mâm cúng. Mâm được bày trí càng đẹp càng đem lại sự may mắn. Ngoài ra, mâm cúng thường được đặt ở ngoài trời khi cúng. Điều này sẽ giúp cho nghề sân khấu luôn hưng thịnh và gặt hái nhiều thành công.
-
Đến giờ làm lễ: Lúc này người lớn tuổi nghề, người anh cả gạo cội có nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ tiến hành thắp hương, bái lạy. Tiếp theo đó là các nghệ sĩ khác lần lượt.
-
Tiếp đến chủ lễ sẽ đọc văn khấn để mời tổ nghề và các vị thần đến tạ lễ. Khi đọc cần phải đọc to rõ ràng, tâm phải thành kính. Đọc xong bài khấn, chủ lễ vái tiếp 3 lần, rót 3 tuần rượu và 3 tuần nước.
-
Cuối cùng khi hương tán vái 3 vái, rót tiếp 1 tuần rượu và nước, rồi đem tiền vàng đi hóa. Gạo và muối vãi ra đường cho các vong hồn thụ khoản, các lễ khác thì hạ lễ và thụ lộc.
Kết luận
Cúng tổ nghề sân khấu là nghi lễ cực kỳ quan trọng đối với các nghệ sĩ trong năm. Do đó cần chuẩn bị chu đáo và tươm tất, tuyệt đối không được chuẩn bị qua loa đại khái trong mâm cúng. Như vậy mới có thể cầu mong tổ nghề phù hộ cho sự nghiệp được phát triển và không gặp bất trắc. Nếu bạn có thắc mắc và đóng góp ý kiến hãy liên hệ hotline Lê Trần: 0964640440 – 0332999779.
>>>Có thể bạn quan tâm: Cúng tổ nghề may cần chuẩn bị những gì và những lưu ý cần nhớ