Cách Cúng Ông Hổ, Bạch Hổ ❤️️ Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ Vật

Cách Cúng Ông Hổ, Bạch Hổ ❤️️ Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ Vật ✅ Tập Tục Thờ Cúng Thần Hổ Là Một Nét Đẹp Trong Tín Ngưỡng Tâm Linh Người Việt.

Cúng Ông Hổ Là Gì

Trong quan niệm của người phương Đông, hổ là một con vật linh thiêng, thuộc sứ giả của nhà trời xuống hạ giới ban phúc cho người lành, giáng họa cho kẻ ác, hướng con người đi đến chân, thiện, mỹ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, ông Hổ được tôn là vị thần quan binh. Vậy cụ thể tục Cúng Ông Hổ Là Gì?

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, hổ là loài vật linh thiêng, được tôn thờ, sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông, ngài, cậu, chúa… Thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt, trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều điện, đền, phủ… Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam, thần hổ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần, có ban thờ riêng với một số nghi thức, nghi lễ đặc trưng.

Quan Ngũ Hổ là một trong những quan binh thuộc Tứ Phủ. Ngũ hổ tướng thường được thờ ở hạ ban (bên dưới ban thờ thánh Mẫu). Theo quan niệm dân gian thì quan ngũ hổ là vị chúa cai quản rừng núi. Quan mang quyền phép diệt trừ tà ma, trấn giữ các phương. Đồng thời quan đóng vai trò như thần linh canh cửa ở các ngôi đền, đem lại sự cân bằng cho ngũ phương trời đất.

Ngũ Hổ Đại Tướng gồm 5 vị với 5 màu sắc khác nhau mang hình hài hổ thần, gồm:

  • Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan: hổ xanh, trấn phương Đông (Mộc khu)
  • Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức Xích Hổ Thần Quan: hổ đỏ, trấn phương nam (Hỏa khu).
  • Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan: hổ vàng, trấn phương trung tâm (Địa khu).
  • Tây phương Canh thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan: hổ trắng trấn phương Tây (Kim khu)
  • Bắc phương Nhâm Quý Thủy Đức Hắc Hổ Thần Quan: hổ đen, trấn phương Bắc (Thủy khu).

Ban thờ quan Ngũ Hổ luôn được đặt ở dưới ban thờ thánh Mẫu. Người ta sẽ đặt tượng thờ 5 ông ở đây cùng một bát hương thờ cúng. Xung quanh trang trí theo kiểu động sơn lâm.

Theo tín ngưỡng thờ Ngũ Hổ của người miền Nam thì tại phần lớn các đình làng Nam Bộ thường có miếu ông hổ riêng, được đặt ở phía bên trái sân đình. Hoặc đôi khi, người ta sẽ đắp một bức bình phong hình nổi trên bức tường tại các cổng đền chùa hoặc phía trước sân đình, phía trước đặt một bát hương thờ cúng.

Tại nhiều nơi, đôi khi người ta sẽ chỉ đặt tượng hay bình phong một vị quan Hổ, phổ biến thường là Bạch hổ và Xích Hổ. Tùy thuộc vào tín ngưỡng, quan niệm từng vùng khác biệt, người ta sẽ có những cách bài trí ban thờ Ngũ Hổ riêng biệt.

Bên cạnh Cách Cúng Ông Hổ, mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Văn Khấn Tết Đoan Ngọ 🌟 Bài Cúng Ngày 5 5, Lễ Vật

Cúng Ông Hổ Ngày Nào

Cúng Ông Hổ Ngày Nào là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc khi muốn đi lễ hoặc dâng lễ cúng ở đề thờ Thần Ngũ Hổ. Để giải đáp băn khoăn này của bạn, chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích sau đây.

Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hoặc vào mùa lễ hội, khách thập phương lại tụ hội về các đền thờ mang theo lễ vật dâng thần thánh cầu một năm mới thuận hòa bình an, êm ấm, vạn sự tốt tươi. Theo đó, con hương cũng thường sắm một mâm lễ vật dâng Quan Ngũ Hổ tỏ lòng thành kính.

Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, còn cúng một miếng thịt heo sống trên bàn thờ “ông” hổ. Trong ngày Tất niên, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà trong đó, một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi (cùng thời điểm với 30 Tết).

Cúng Thần Hổ cũng cúng vào những ngày sóc vọng hoặc trong nhà có công việc gì cáo với gia tiên. Việc thờ cúng thần Hổ ngoài trầu rượu phải cúng mặn phải dùng thịt sống hay trứng sống làm đồ lễ.

Như vậy, không có lịch cúng lễ riêng biệt đối với việc phụng thờ thần hổ, mà đan xen trong các ngày lễ lớn của tín ngưỡng thờ mẫu: ngày sóc, vọng, tết âm lịch, lễ hội…

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Bài Cúng Phóng Sinh 🌹 Văn Khấn Phóng Sanh

Cách Sắm Lễ Vật Cúng Ông Hổ

Trong bất kỳ nghi lễ thờ cúng nào đều có những quy định riêng đối với mâm lễ cúng, và trong tục thờ cúng Thần Hổ cũng vậy. Cách Sắm Lễ Vật Cúng Ông Hổ đúng chuẩn theo văn hoá và phong tục dân gian dưới đây sẽ giúp bạn dâng lễ cúng Thần Hổ được đầy đủ và chỉnh chu nhất.

Khác với những mâm lễ dâng các vị thánh khác, mâm lễ Ngũ Hổ Tướng cần có thêm thức lễ như một túi muối, gạo, 5 quả trứng sống, … Đồ lễ dâng cúng trong tục thờ Mẫu để bài bản thường gồm 5 lễ vật: Một miếng thịt lợn sống (phần vai), thái vuông to, khía thành 5 phần mỏng không đứt; Năm quả trứng sống; muối; gạo; một chai rượu.

Đến nay, việc sắm sửa lễ vật có thể đơn giản hay phức tạp, do quan niệm của mỗi người. Người thì cho rằng đi lễ thành tâm, có thể dâng hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, rượu, chè thuốc. Người cầu kỳ thì chuẩn bị đồ lễ chu đáo, cẩn thận theo đúng sở thích của ngài Hổ. Một số khác có quan điểm thực dụng, dâng ngài rất nhiều đồ lễ cao sang, đắt tiền, tất cả đều tùy tâm.

Tuy nhiên, trong các nghi lễ chính thức của đạo Mẫu, thủ nhang, thanh đồng hầu thánh vẫn giữ đúng quy luật dâng đồ lễ cho ngũ hổ gồm thịt khía năm miếng, trứng năm quả, gạo, muối, tiền vàng. Trong những đàn lễ lớn của tứ phủ, ngoài đồ lễ trên, thanh đồng, thủ nhang còn sắm sửa một mâm cơm canh khao ngũ hổ, năm chén rượu trắng.

Họ tin rằng, các ngài (trong đó có thần Hổ) sẽ về chứng đàn lễ, phù hộ cho canh đàn khóa lễ được thập toàn viên mãn. Bên cạnh đồ lễ, đồ mã cũng được chuẩn bị cầu kỳ, cẩn thận, gồm năm hình ông hổ được đan từ những thanh nứa, với năm màu sắc. Đồ mã lễ xong được đem ra hóa (đốt) để các ngài chứng tâm cho chủ lễ.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Văn Khấn Thổ Công 🌹 Bài Khấn, Cách Cúng

Cách Bày Mâm Cúng Ông Hổ

Phong tục, tập quán của những thế hệ đi trước đã truyền lại những kinh nghiệm thờ cúng mà con cháu cần phải kế tục và gìn giữ, trong đó có Cách Bày Mâm Cúng Ông Hổ chuẩn lễ nghi.

Có thể nói, việc phụng thờ thần hổ không phát triển độc lập mà tồn tại song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẫu. Sự hiện diện của ngài trong điện mẫu đã khẳng định uy quyền, sức mạnh của các vị thần tự nhiên trong hệ thống bách thần của người Việt. Hổ đã đi vào tâm thức dân gian với sự cung kính, tôn sùng bởi quyền năng trừ tà, ban phát tài lộc, công danh cho mọi người.

Ban ngũ hổ thường được bài trí giống như một hang động lớn, có những phiến đá nhấp nhô, tạo thế của hang núi, mang dáng dấp huyền bí. Đây chính là nơi ngự trị của thần hổ, thường thờ tranh hoặc tượng. Nếu thờ một ngài, người phụng thờ phải xem bản mệnh, tìm hiểu căn mệnh hợp ngài hổ nào mới thờ riêng.

Khi về đồng, thần Hổ không dùng gương giáo gì cả mà hình tướng hổ như thế nào thì miêu tả đúng như thế. Khi quan về mọi người có thể cầu xin vị thần Hổ giúp trừ tà, dịch bệnh và phòng trộm cắp,… Hầu ông hổ thì thường không thay khăn áo chủ yếu là khăn phu điện che mình, ngài về không sang tai.

Quan Ngũ Hổ có về hầu đồng, tuy nhiên, chỉ một số ít người có căn Quan Lớn Hổ mới có thể hầu nổi. Hoặc thường thì thủ nhang mới hầu Ông Hổ, chỉ hầu một trong năm ông. Còn ngày nay các ông đồng bà đồng mậu dịch nhiều thường không thể hầu được giá này. Ông hổ khi lên nhập vào giá con đồng ban phát lộc cho dân, thường lấy răng để cắp lộc phát cho từng người. Có những giá hầu, ông hổ ăn luôn cả trứng sống, thịt sống, cắn vỡ vụn chén rượu, đĩa để thị uy sức mạnh…

Cùng với Cách Cúng Ông Hổ, gửi đến bạn 🍃 Văn Khấn 30 Tết 🍃 Bài Khấn, Lễ Vật, Bài Cúng Tất Niên Chuẩn

Cách Cúng Bạch Hổ

Bạch Hổ là Thần Thú thứ hai được nhắc đến trong Tứ Tượng sau Thanh Long. Trong các truyền thuyết cổ xưa, Hổ luôn là một loài vật dũng mãnh và uy nghi, thường xuyên xuất hiện bên cạnh Rồng để hàng phục yêu ma, quỷ quái. Bạch Hổ cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Do đó mà Cách Cúng Bạch Hổ cũng rất được các tín đồ quan tâm tìm hiểu.

Ngày vía thần Bạch Hổ thường vào tiết kinh trập. Kinh trập là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ngày bắt đầu tiết Kinh trập thường diễn ra vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 dương lịch, trước ngày Tết Thanh minh đúng một tháng.

Vì trong mùa đông, các loại côn trùng đều rơi vào giấc ngủ đông, mãi đến tiết Kinh Trập mới bắt đầu có tiếng sấm đầu tiên và làm kinh động đến các loại côn trùng. Đứng ở một góc độ khác mà nói thì thường các loại công trùng này đầu là côn trùng có hại nên vào thời xưa, mọi người đều cầu sự giúp đỡ từ vị chúa tể của muôn loài động vật – Bạch Hổ.

Vì thế ngày Kinh Trập cũng là ngày mọi người cúng tế thần Bạch Hổ để cầu mong giảm thiểu các tác hại của côn trùng phá hoại mùa màng; vào ngày này, mọi người thường đem theo trứng vịt, thịt heo sống, … đến các chùa miếu để dâng hương cho thần Bạch Hổ cầu bình an, may mắn.

Trong lễ cúng thần Bạch Hổ, người dân thường thực hiện tập tục “đánh tiểu nhân”. Người muốn “đánh” sẽ ghi tên tuổi, địa chỉ của mình lên tờ giấy… Người đánh sau khi khấn vái thì dùng giấy tiền quạt lên món đồ nhằm mục đích xua đuổi sâu bọ, xua đuổi những điều xấu xa, những kẻ “tiểu nhân” muốn làm hại. Cuối nghi thức, người “đánh” sẽ bỏ hình nhân xuống nền đất rồi dùng dép đánh vào đó, vừa đánh vừa cầu khấn thần Bạch Hổ… Lễ vật thường thấy là nhang, đèn, giấy tiền, hình nhân…

Bên cạnh Cách Cúng Ông Hổ, có thể bạn sẽ thích 🌼 Văn Khấn Cúng Rằm Trung Thu 🌼 Bài Khấn Rằm Tháng 8

Cách Cúng Ông Bạch Hổ

Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu về Cách Cúng Ông Bạch Hổ chi tiết và dễ dàng hơn, chúng tôi xin được chia sẻ video với nhiều thông tin hữu ích bên dưới. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Văn Khấn Ngày Giỗ Thường 🌠 Bài Khấn, Sắm Lễ Cúng

Bài Cúng Ông Hổ

Hổ là vị chúa cai trị non sơn trên khắp đất nước Việt Nam, Hổ đại diện cho sức mạnh uy nghiêm, hùng dũng và đầy oai phong. Tuy nhiên nhiều người lại chưa biết Bài Cúng Ông Hổ như nào là chuẩn nhất. Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Bài văn khấn Ông Hổ:

Thần cung thỉnh
Ngũ-Phương Ngũ-Đế, Ngũ-Hổ oai linh
Tướng ở thiên-đình con Vua Đế-Thích
Ngày thời triều-trực ở chốn điện-tòa
Xông đột vào ra thần thông dõng mãnh
Ngày nay có lệnh Phật-Thánh chỉ-truyền
Sai xuống nhân gian Thạch Bàn chốn ấy
Tướng thời lừng lẫy có phép thần thông
Rào khắp tây đông cứu dân độ vật
Nay tôi phụng sự Phật-Thánh độ cho
Thỉnh tướng về thờ cho linh cho mạnh
Nghe lời tôi thỉnh khuya sớm đêm ngày
Có việc bằng nay trừ tà trị bệnh
Làm cho dõng mãnh hỏa tốc như lôi

Hỡi Quan Tướng ôi là tật tốc giáng
Rày tôi đội lệnh thiên-đình
Thỉnh triệu các tướng oai linh đáo đàn
Hoặc là ở thượng-ngàn vui thú
Hay là về đất tổ thanh ba
Nghe tôi luyện tập thời về
Phi phong hỏa tốc phải trì phép công
Trấn phương Đông sai quan Thanh Hổ
Tróc Mộc-tinh lưới bủa ghê thay
Quan Bạch sai trấn phương Tây
Xu trừ kim khí ghê thay lạ dường
Quan Xích trấn Nam phương Ly Ngọ
Tróc Hỏa-tinh lưới bủa ngục trung
Bắc phương Quan Hắc oai hùng
Xu trừ thủy khí hiện-hung gia-hình
Chưỡng trung-ương sai Quan Quỳnh Hổ
Lịnh bài sai phá thổ thạch-tinh

Ngũ phương Ngũ Hổ oai linh
Nghe Thánh hạ lịnh tùy hành tùy sai
Cứ lời tôi hiện hình biến tướng
Thính hịch văn giáng hạ đàn trung
Dù ai thiếp tánh phụ đồng
Giáng phù giáng trượng pháp công chẳng rời
Bắt ăn tươi nội tà ngoại tý
Tuân linh hành tróc quỷ trừ ma
Đằng vân giá võ ai qua
Phục thi cố khí đều tra gia hình
Nhãn song trinh hào quang lóng lánh
Mình tròn dài, dõng mãnh ai đương
Lưng eo thắt đới dịu dàng
Đôi vai thiên trụ tà càng sợ kinh
Lông mày xanh đôi tay lẫm-trúc

Tiếng hét hầm quỷ khốc tà kinh
Vốn xưa tướng ở rừng xanh
Nghe lời tôi thỉnh lịnh hành chớ lâu
Đã đắc-đạo cùng nhau khuya sớm
Bén lửa hương nào dám quản công
Nào khi tướng giáng đàn trung
Tôi cùng Quan-tướng mấy đông chẳng rời
Tướng cùng tôi đồng tâm hiệp lực
Việc sai hành chẳng được trì-diên
Nay tôi đắc đạo Thánh truyền
Nghe lời tụng chú thỉnh liền thần thông
Đáo tịnh trung oai-nghi xuất-hiện
Tuấn linh hành biến hiện phân minh
Tróc tam danh thượng thiên thần nữ
Thấu tứ phương thủy-phủ động-đình

Sai câu ngoại đạo tam danh
Sơn tiêu Thổ-địa âm binh đẳng thần
Tróc tà sư kỳ binh phản ác
Tướng đáo đàn tài võ quá nhơn
Ăn tươi cho hết tà thần
Nào là chư Tướng khâm sai lịnh hành
Các Quan kéo đến điện đền
Năm mươi Hổ-Tướng anh linh đáo đàn
Trên đầu có chữ sắc phong
Hai tay có chữ tứ tung ngũ hoành
Tróc tà quỷ mị yêu tinh
Đem ra chém quách hồn kinh đùng đùng
Lại bắt các đãng gian hung
Gia hình trị tội thạch công làu làu

Ôn hoàng dịch lệ đâu đâu
Thành-Hoàng xã lệnh nhiệm mầu hư không
Thần kỳ các xứ Thổ-công
Oai linh củng phục anh hùng tiếng vang
Quỳ tâu phục vọng các quan
Phò trì đệ tử thiên ban cát tường.
Cát Xướng Thiên Thu Vạn Vạn Tuế. (3 lần).
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã

Ngoài Cách Cúng Ông Hổ, đừng bỏ qua bài viết 🔥 Văn Khấn Cúng Cô Hồn Mùng 2 Và 16 🔥 bạn nhé!

Văn Khấn Cúng Ông Hổ

Hình tượng ngũ hổ tiêu biểu cho sức mạnh toàn năng, có thể cứu độ, giúp đời, trấn yên bản điện. Ngũ hổ được coi là bộ hạ đắc lực của thánh mẫu trong việc trừ tà ma, ngoại đạo. Chính vì vậy mà Văn Khấn Cúng Ông Hổ luôn phải được đọc đúng để không phạm phải những điều kỵ. Dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ cho bạn bản văn cúng Ngũ Hổ đầy đủ nhất.

Bản văn Ngũ Hổ Thần Tướng

Tôi nay vâng lệnh thiên đình
Mời quan ngũ hổ uy linh đáo đàn
Hoặc là ở sơn trang vui thú
Hay về chầu đất tổ Thanh Huê

Nghe tôi thỉnh luyện thời về
Phi phong hỏa tốc phải tùy phép công
Trần phương Đông mời quan Thanh hổ
Tróc mộc tinh dấu đỏ trên tay

Bạch Hổ cai trấn phương Tây
Thu kim tinh khí phép rầy ai đương
Ông Xích Hổ Nam phương uy ngọ
Tróc hỏa tinh đem bỏ ngục trung

Bắc phương Hắc Hổ uy hùng
Thu trừ thủy khí ngoan hung lạ nhường
Trưởng trung ương mời ông Hoàng Hổ
Lệnh bài sai phá thổ thạch tinh

Ngũ phương ngũ tướng anh linh
Nghe tôi hạ lệnh tùy hành chớ sai
Cứ lời tôi hạ hình biến tướng
Cùng quan quân giáng xuống đàn trung

Dù khi thiếp tính phụ đồng
Giáng phù giáng phép sự công chẳng rời
Bắt ăn tươi nội tà ngoại quỷ
Cứ lệnh hành sát quỷ trừ ma

Đằng vân giá vũ ai qua
Sơn tà thủy quái đem ra tra hình
Nhãn song tinh hào quang lóng lánh
Mình vươn dài dũng mãnh ai đang

Rừng xanh cất tiếng gầm vang
Nhe nanh giơ vuốt lại càng sợ kinh
Lông mày xanh đôi tay giống trúc
Tiếng thét gầm quỷ khốc tà kinh

Vốn xưa tướng ở ngàn xanh
Nghe tôi hạ lệnh tùy hành chớ sai
Tướng với tôi ngày đêm khuya sớm
Bén lửa hương nào dám quản công

Thỉnh mời tướng giáng đàn trung
Tôi cùng quan tướng mấy đông chẳng dời
Tướng với tôi đồng tâm hợp lực
Lệnh sai hành chẳng được trì diên

Đêm ngày tập đạo tu thuyền
Chứng minh lễ vật đàn tiền kính dâng
Chữ rằng Thánh giáng lưu ân
Ngũ tướng lưu lộc thiên xuân thọ trường.

Không chỉ có Cách Cúng Ông Hổ, đọc nhiều hơn 🌻 Văn Khấn Thanh Minh Tại Nhà 🌻 Bài Khấn, Lễ Vật, Cách Cúng