Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ và chi tiết nhất

Phương Thảo

  –  

Thứ bảy, 12/02/2022 09:00 (GMT+7)

Rằm tháng Giêng là một ngày quan trọng trong năm vì vậy mâm cúng Rằm tháng Giêng cần phải chuẩn bị đầy đủ và thể hiện được sự thành tâm của gia chủ với tổ tiên.

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt.

Theo triết lý nhà Phật, ngày Rằm tháng Giêng còn gọi là lễ Thượng Nguyên. Đây là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình người Việt Nam đều chuẩn bị mâm cúng chu đáo, tươm tất để dâng lên bàn thờ tổ tiên, đồng thời mọi người cũng đi lễ chùa để cầu bình an.

Năm nay, ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 15.2 dương lịch. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Ảnh TLMâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Các gia đình có thể cúng Rằm tháng Giêng từ ngày 14 âm lịch. Ảnh TL

Một mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ sẽ bao gồm các món ăn: một bán cơm cúng, thịt gà, xôi gấc, canh măng/ miến, một đĩa xào, giò/chả, nem rán, dưa hành,… và tất nhiên sẽ không thể thiếu một lọ hoa tươi, trầu cau, rượu cúng và tiền vàng.

Bên cạnh các món mặn, các gia đình có thể chuẩn bị thêm một vài món chay như hoa quả, bánh trôi nước, chè xôi.

Tuy nhiên, những năm gần đây, bên cạnh những món ăn truyền thống nhiều gia đình cũng chuẩn bị thêm một vài món ăn mới như thịt bò xào, thịt gà chiên,… để giúp cho mâm cúng Rằm tháng Giêng trở nên phong phú hơn.