Cách chăm sóc cho mẹ hậu sản thường – chăm sóc bà bầu sau sinh
02/03/2018 lúc 05:38 AM
/
by Admin
/
Chăm sóc mẹ sau sinh
Sản phụ hậu sản thường vẫn cần được chăm sóc cẩn thận, đề phòng các biến chứng xuất huyết và nhiễm trùng.
Chăm sóc bà bầu sau sinh
Bạn đang xem chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Bà Bầu Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Bà Bầu Sau Sinh Tại Nhà Tphcm cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn
Các bài viết về Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm dưới đây được xếp theo thời gian từ mới nhất trở xuống
Bạn đang tìm kiếm những thông tin như:
Cách Tắm bé, Massage Bé, Chăm sóc rốn, Chăm sóc Y khoa cho Bé sơ sinh mới xuất viện về
Chăm sóc vết mổ/vết may của Mẹ sau sinh. Những lưu ý khi chăm sóc sau sinh tại nhà
Làm đẹp sau sinh tại nhà
Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.
Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại www.momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.
Sản phụ hậu sản thường vẫn cần được chăm sóc cẩn thận, đề phòng các biến chứng xuất huyết và nhiễm trùng.
1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ).
2. Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch: theo dõi lượng máu chảy ra từ âm đạo. Tử cung co bóp gây đau cho thuốc giảm đau, chuồm đá.
3. Chăm sóc tầng sinh môn
Làm vệ sinh âm hộ hàng ngày hay sau khi đại – tiểu tiện, rữa bằng nước đun sôi để nguội nhẹ nhàng và cẩn thận theo hướng từ trước ra sau (âm hộ tới hậu môn), không thụt rữa âm đạo, sau đó lau khô, thay băng vệ sinh sạch.
Có thể dùng túi đá lạnh áp vào vùng tầng sinh môn. Nếu tầng sinh môn phù nề, máu tụ phải theo dõi, có khi phải cắt chỉ khâu để giải áp thoát dịch, thoát mủ.
4. Theo dõi đại tiểu tiện
Sau sanh, do ảnh hưởng bài niệu của oxytocin, bàng quang nhanh chóng được làm đầy. Ngay cả cảm giác làm trống bàng quang cũng bị ảnh hưởng do thuốc tê – mê, do cắt, rách hay tụ máu tầng sinh môn, dẫn đến bí tiểu với bàng quang tăng trương lực.
Bí tiểu hay gặp trong trường hợp chuyển dạ lâu, khó khăn, sanh có can thiệp. Nếu bí tiểu lâu, từ từ, ít đau, tạo cầu bàng quang dễ lầm với khối cầu an toàn của tử cung hay khối u vùng chậu như u nang buồng trứng… Phải động viên sản phụ đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang, tránh thông tiểu không cần thiết và nhiều lần để tránh nhiễm trùng bàng quang.
Nếu táo bón cho sản phụ dùng nhiều thức ăn xơ, uống nhiều nước, xoa nắn bụng và khuyên sản phụ vận động sớm. Sau khoảng 3 ngày vẫn không đại tiện phải thụt tháo phân.
Trĩ: hay gặp sau sanh do rặn lâu, do táo bón, ứ trệ tuần hoàn ngay từ những tháng cuối thai kỳ. Đôi khi cần phải điều trị chống viêm, giảm đau, thuốc co mạch, vệ sinh tại chỗ, sau mỗi lần vệ sinh đẩy búi trĩ dần lên, chống táo bón.
5. Chăm sóc vú
Chăm sóc động viên sản phụ cho bú sớm.
Bác sĩ, nữ hộ sinh phải giải thích tầm quan trọng của việc cho con bú sữa mẹ, giúp sản phụ giải quyết những khó khăn khi cho con bú như đầu vú tụt, nứt đầu vú, tắc tia sữa, tuyến vú phụ…Gia đình động viên, giúp đỡ chia sẻ khó khăn cho sản phụ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt để đủ sữa cho con bú. Thời gian cho con bú là ngay từ giờ đầu sau sanh, theo nhu cầu của trẻ không cần theo cữ bú. Tuỳ điều kiện công tác của sản phụ thời gian cho bú mẹ có thể là 12 – 24 tháng. Chú ý khi phải dùng thuốc điều trị bệnh trong thời gian cho con bú vì một số thuốc có thể qua sữa mẹ gây ảnh hưởng cho trẻ.
Chăm sóc vú – cho con bú
Vú cần được lau sạch trước khi cho bé bú, nên cho bé bú hết sữa hoặc nếu bú không hết cần vắt để sự sản xuất sữa được tiếp tục.
Cho trẻ ngậm vú đúng cách:
– Miệng trẻ há rộng, cằm trẻ chạm vào bầu vú mẹ.
– Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài.
– Phần quầng vú còn lại ngoài miệng trẻ nhìn thấy được phía trên nhiều hơn phía dưới.
– Trẻ mút chậm – mạnh, hai má phình đầy, thỉnh thoảng nghe tiếng trẻ nuốt.
– Trẻ thư giãn và thoả mãn sau bữa bú
Bà mẹ không cảm thấy đau đầu vú.
6. Sử dụng kháng sinh
Chỉ cần thiết trong trường hợp có nhiễm khuẩn tiềm tàng, có nguy cơ cao như chuyển dạ kéo dài, viêm âm đạo trong tuần cuối thai kỳ, ối vỡ sớm, kiểm soát tử cung, hay có bệnh tim.
7. Chăm sóc tinh thần – Chăm sóc bà bầu sau sinh
8. Vệ sinh
Vệ sinh và chăm sóc âm hộ – tầng sinh môn: vệ sinh vùng âm hộ sau sanh là rất quan trọng. Nên rửa sạch, nhẹ nhàng vùng tầng sinh môn – hậu môn bằng nước ấm ít nhất là 3 lần trong ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Dùng băng vệ sinh sạch để thấm sản dịch. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên (2 – 3 lần mỗi ngày). Những ngày đầu, nếu sản dịch ra nhiều, có thể dùng băng to, các ngày sau nên dùng băng thường.
Sau sanh, sản phụ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô. Có thể dùng túi lạnh chườm vùng tầng sinh môn để giảm phù nề và giảm đau vùng vết may trong vài ngày đầu hậu sản. Nếu sau 4 ngày sản phụ không thấy giảm đau, nhức nhối có thể bị dị ứng chỉ khâu, phải được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.
Các phương tiện vệ sinh cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô.
Sản phụ không nên thụt rửa âm đạo vì việc này có thể làm tổn thương, nhiễm trùng âm đạo, làm viêm nội mạc tử cung.
Mặc quần áo phải rộng rãi, thoáng mát, nịt vú phải nới rộng, mùa hè mặc quần áo mỏng thấm mồ hôi, mùa đông mặc ấm đề phòng rét. Quần áo lót của sản phụ cũng phải được thay giặt thường xuyên và phơi dưới nắng to hay ủi sạch
Tắm gội:
Trong quá trình sanh, cơ thể sản phụ có thể tiết rất nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Đặc biệt vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và trẻ.
Tùy theo cơ thể mỗi người, có thể tắm gội sau 24 giờ cho đến vài ngày sau sanh (khoảng 3, 4 ngày)
Khi tắm, nên khuyên sản phụ lưu ý những điều sau:
– Tắm nhanh: thời gian tắm không nên quá lâu.
– Tắm dội (sitz baths) sản phụ có thể tắm dưới vòi sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới. Không nên tắm bồn hay tắm trong chậu (Tub bathing).
– Tắm ở nơi kín gió: sản phụ phải tránh nơi gió lùa khi tắm, đề phòng cơ thể bị cảm lạnh.
– Tắm nước ấm: Cho dù mùa đông hay mùa hè, sản phụ cũng nên dùng nước ấm để tắm, khi tắm xong phải lau khô người thật nhanh.
– Gội đầu: sản phụ không nên kiêng gội đầu, nhưng phải gội nhanh và lau đầu cho khô nhanh, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
9.Vận động sớm: sau sanh sản phụ nên vận động sớm nếu thấy sản dịch rất ít hoặc không có cần phải lưu ý bởi không thoát được dịch, tử cung khó co hồi dễ gây nhiễm trùng hậu sản, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng huyết, có thể phải cắt tử cung để giải quyết ổ nhiễm trùng. Hơn nữa, vận động sớm còn giúp giảm những biến chứng của bàng quang và giảm táo bón, giảm được tần suất thuyên tắc phổi và viêm tắc tĩnh mạch, nhất là những tĩnh mạch sâu.
Để tránh thuyên tắc, sản phụ sau khi sanh chỉ nằm bất động trên giường vài giờ (24 giờ với người sanh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay của thân nhân. Tuy nhiên, ban đầu, sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông nên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã.
10. Dinh dưỡng
Ăn uống cần đầy đủ, cân đối, tránh tập quán cũ (kiêng cữ quá nhiều chất cần thiết trong ăn uống), tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, sản phụ nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa tươi, súp…). có tác dụng hồi phục cơ thể và làm tăng sản lượng sữa.
Dù sản phụ không cho con bú thì trong tháng đầu sau sanh vẫn nên ăn uống đầy đủ như trên để cơ thể mau phục hồi sau một cuộc vượt cạn.
– Cần lưu ý tránh một số tập quán không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay như ǎn cơm với thịt cá kho thật mặn, uống nước trà đặc, kiêng rau và trái cây, xông hơi làm mất nhiều mồ hôi… vì những kiêng khem này có thể làm sản phụ ngán bữa ǎn, bị táo bón do thiếu chất xơ, thiếu nước gây mệt mỏi… và kết quả là không nhận đủ số nǎng lượng cần thiết trong việc tạo sữa cho con bú.
– Sản phụ cũng không nên lo nghĩ quá nhiều đến vóc dáng của mình mà tiết giảm chế độ ǎn hàng ngày một cách quá khắc khe. Cơ thể sẽ huy động tất cả nǎng lượng dự trữ để tạo sữa nên trong giai đoạn đầu không có sự thiếu hụt nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng dinh dưỡng kém kéo dài có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của mẹ.
– Ngoài chế độ ǎn, cần lưu ý chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, suy nghĩ nhiều nhất là trong giai đoạn đầu sau sanh, ngay cả với nỗi lo là… không đủ sữa cho con bú! Các loại thuốc lợi sữa chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
– Điều quan trọng nhất: lượng sữa mẹ tiết ra tỉ lệ với số lần bà mẹ cho con bú trong ngày, có nghĩa là loại thuốc lợi sữa tốt nhất chính là việc cho bé bú nhiều lần.
ThS.BSCK.II Lê Thanh Hùng
Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:
Hãy tham bình luận để chia sẻ các kiến thức về chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Bà Bầu Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với chúng tôi. Việc tham gia hoàn toàn miễn phí nhưng bình luận sẽ được kiểm duyệt kỹ trước khi xuất bản cho độc giả.