Cách ăn nho tốt cho sức khỏe & những lưu ý cần biết khi ăn nho
Quả nho là loại trái cây siêu ngon ngọt, mọng nước, bổ dưỡng, ai ăn cũng thích. Hãy cùng VinID tìm hiểu ngay những thông tin thú vị xoay quanh loại quả này để biết thành phần dinh dưỡng của nho, cách ăn nho tốt cho sức khỏe và những lưu ý cần biết khi ăn nho nhé.
1. Tìm hiểu về quả nho
1.1. Nguồn gốc của quả nho
Nho là một loại quả mọng, có nhiều màu như đen, đỏ, lục, vàng, trắng, tím, lam… Người ta có thể ăn trực tiếp, làm nho khô hay sản xuất các chế phẩm như rượu nho, dầu hạt nho, nước nho, mật nho, thạch nho…
Theo các tư liệu khảo cổ, khoảng 6000 – 8000 năm trước, ở vùng Cận Đông, nho đã được trồng để ăn và sản xuất rượu vang. Việc trồng nho tím cũng được ghi nhận trong lịch sử của các quốc gia, nền văn minh cổ đại như Phoenicia, Hy Lạp, Ai Cập, La Mã…
Nho ưa thích những nơi có độ ẩm thấp, khí hậu khô, nhiều nắng, mùa khô đủ dài để nho tích lũy đường. Do đó, nho được trồng nhiều ở khu vực Địa Trung Hải, Mỹ, Úc, một số nước châu Á…
1.2. Các loại nho phổ biến ở Việt Nam
Nho đỏ
Nho đỏ là một trong những giống nho phổ biến nhất ở Việt Nam, có mức giá phải chăng và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Quả nho đỏ có kích thước cỡ đầu ngón tay cái, quả tròn, vỏ bóng và mỏng, thịt dày, có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Khi chín, quả có màu đỏ sậm rất đẹp mắt.
Nho Ninh Thuận
Ninh Thuận là vùng trồng nho với số lượng nhiều, chất lượng cao và được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với 2 giống nho: nho xanh và nho đỏ. Quả nho Ninh Thuận khá dày thịt, mọng nước, to, dài, có hình bầu dục, chắc, vị ngọt, chua nhẹ, hơi giòn. Do có hương vị xuất sắc, nho xanh Ninh Thuận thường bị nhầm với giống nho xanh Mỹ.
Nho móng tay
Nho móng tay rất được người Việt ưa chuộng do đặc tính ngọt thanh, thơm dịu nhẹ, thịt quả săn chắc, mọng nước và đặc biệt là không có hạt. Loại nho này có hình dáng độc đáo, thuôn dài khoảng 4cm, khá giống với ngón tay.
Nho Mỹ
Nho đen không hạt và các giống nho Mỹ khác khá được yêu thích tại thị trường Việt Nam. Quả nho có vỏ mỏng, quả to, mình thon, vị tươi ngọt, hợp khẩu vị của nhiều người. Không những thế, nho Mỹ còn được mua làm quà biếu nhờ hình thức sang trọng và chất lượng nhập khẩu tương xứng với giá thành.
2. Cách ăn nho tốt cho sức khỏe
Nên ăn lượng nho vừa phải
Một ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 200g nho. Không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây các tác hại như:
-
Tăng cân: Trong 30 quả nho có khoảng 105 calo. Tuy lượng calo không cao, nhưng nếu ăn nhiều và không vận động thì sẽ rất dễ bị tăng cân.
-
Dẫn đến các bệnh về đường ruột: Lượng chất xơ trong nho rất dồi dào. Nếu ăn quá nhiều nho có thể dẫn đến việc dư thừa chất xơ, khiến cơ thể bị tiêu chảy khi đào thải chất xơ hoặc gây táo bón khi do không tiêu hóa được hết chất xơ.
-
Quá tải carbohydrate: Có tới 27g carbohydrate trong 1 chén nho, vượt quá ngưỡng của cơ thể, gây nên tình trạng dư thừa carbohydrate nhưng lại mất cân bằng dinh dưỡng, gây thiếu chất béo và protein.
Những người không nên ăn nho
- Người bị đau răng, sâu răng hoặc các bệnh về răng miệng:
Cần tránh ăn nho hay uống nước nho vì đường sản sinh trong quá trình lên men nho sẽ ăn mòn men răng. Nếu bạn vẫn muốn ăn nho thì sau khi ăn xong nên đánh răng, súc miệng ngay.
- Người bị thừa cân, béo phì:
Ăn nho quá nhiều mà ít vận động rất dễ gây tăng cân, do đó người bị béo phì không nên ăn nhiều.
- Người bị viêm loét dạ dày:
Nho chứa nhiều vitamin C, cụ thể, trong 125ml nước nho có 66mg vitamin C. Do đó, nếu ăn nhiều nho sẽ khiến bệnh viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn.
- Người dị ứng với nho, nấm có trên nho:
Những người này nhẹ thì bị nổi ban, nổi mề đay, nặng thì bị khó thở… khi sờ vào nho hay ăn nho.
- Người bị tiểu đường:
Lượng đường trong nho ở mức khá cao, từ 10% đến trên 20% ở một số giống nho ngọt. Do đó, khi ăn nho nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
- Người bị bệnh đường ruột:
Lượng chất xơ cao trong nho dễ gây táo bón, tiêu chảy, làm mất cân bằng đường ruột.
- Người bị bệnh tăng huyết áp:
Kali trong nho sẽ xảy ra tương tác với các thuốc ức chế enzym như Benzapril và Captopril dùng để chữa tăng huyết áp. Mặt khác, nếu thuốc ức chế calcium được dùng chung với nho cũng sẽ gây ra tình trạng chậm chuyển hóa thuốc.
3. Giải đáp thắc mắc về quả nho
Quả nho có chất gì?
Quả nho rất giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Do đó, nho là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, cần thiết cho sự vận hành bình thường của cơ thể, giúp duy trì một thể trạng khỏe mạnh, phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh.
Bạn hãy xem bảng thể hiện các chất dinh dưỡng có trong 100g nho xanh hoặc nho đỏ sau đây để giải đáp thắc mắc quả nho chứa chất gì? nhé.
Chất dinh dưỡngHàm lượngPhần trăm
Năng lượng
69kcal
Cacbohydrat
18.1g
Đường
15.48g
Chất xơ
0.9g
Chất béo
0.16g
Chất đạm
0.72g
Vitamin
Thiamine (B1)
0.069mg
6%
Riboflavin (B2)
0.07mg
6%
Niacin (B3)
0.188mg
1%
Pantothenic acid (B5)
0.05mg
1%
Vitamin B6
0.086mg
7%
Folate (B9)
2μg
1%
Choline
5.6mg
1%
Vitamin C
3.2mg
4%
Vitamin E
0.19mg
1%
Vitamin K
14.6μg
14%
Chất khoáng
Canxi
10mg
1%
Sắt
0.36mg
3%
Magiê
7mg
2%
Mangan
0.071mg
3%
Phốt pho
20mg
3%
Kali
191mg
4%
Natri
2mg
0%
Kẽm
0.07mg
1%
Fluoride
7.8µg
Quả nho có tốt cho bà bầu không?
Nếu mẹ bầu vẫn còn phân vân khi ăn nho do không biết quả nho ăn có tốt không thì hãy yên tâm nhé. Nho chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ nên bà bầu ăn nho rất tốt.
Lợi ích của nho đối với phụ nữ mang thai:
-
Chống viêm, nhiễm trùng.
-
Kiểm soát bệnh hen suyễn.
-
Nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
-
Giảm táo bón thai kỳ.
-
Làm dịu cơn đau, giảm chuột rút trong thai kỳ.
-
Bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn hình thành máu đông khi mang thai và chuyển dạ.
-
Bổ sung sắt, chống lại chứng thiếu máu khi có thai.
-
Giảm căng thẳng, khó chịu, suy nhược, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ.
Lợi ích của nho đối với thai nhi:
-
Tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, giúp thai nhi hấp thu được nhiều dinh dưỡng.
-
Giúp phát triển hệ thần kinh và thị lực nhờ lượng natri, flavonol và vitamin A dồi dào.
-
Folate trong nho sẽ làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Những lưu ý khi ăn nho dành cho mẹ bầu:
-
Trong ba tháng cuối thai kỳ, không nên ăn nho để tránh bị nhiệt.
-
Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần tránh ăn nho.
-
Không nên ăn nhiều nho vì dễ dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy.
Quả nho kỵ với gì?
Bạn cần biết trái nho kỵ gì để có cách ăn nho hợp lý, tránh sinh bệnh, cũng như gây tác hại cho đường tiêu hóa.
- Sữa tươi:
Sữa tươi có lượng protein cao, khi gặp vitamin C và các chất axit trong nho (axit citric, axit malic, axit tartaric, axit tannic…) sẽ sản sinh hiện tượng kết tủa. Cơ thể không thể chuyển hóa được các thực phẩm vừa tiêu thụ, gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt. Vì thế, chỉ nên uống sữa sau khi ăn nho ít nhất 1 tiếng.
- Nhân sâm:
Axit trong
trái nho
cũng phản ứng với protein trong nhân sâm, làm giảm tác dụng của sâm. Không chỉ vậy, 2 thực phẩm này “đụng nhau” còn gây biến đổi cấu trúc, kết tủa, không có lợi cho sức khỏe.
- Hải sản:
Cua, cá, tôm biển đều là những loại thực phẩm có hàm lượng protein rất cao. Do đó, để tránh kích thích đường ruột và giảm giá trị dinh dưỡng của những loại hải sản này, không nên ăn kèm với nho.
- Thực phẩm giàu kali (đậu, hạnh nhân, chuối, rong biển, tảo bẹ…):
Nho rất giàu kali, nên khi ăn cùng lúc với các loại thức ăn này dễ dẫn tới tình trạng dư thừa kali, gây tăng nồng độ kali máu, co thắt đường ruột, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, đau bụng… Tốt nhất hãy ăn nho sau khi ăn những thực phẩm này 2 – 3 tiếng.
-
Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ đau bụng, tiêu chảy nếu ăn nho cùng với các loại thực phẩm sau: nước khoáng, củ cải trắng, bia, các loại dưa…
Ăn nho lúc nào là tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để ăn nho là vào buổi sáng. Bạn nên ăn khi dạ dày còn trống và kèm với một ly nước lọc. Lượng axit nhẹ trong nho sẽ giúp bạn tỉnh táo. Thời điểm này, hệ tiêu hóa cũng hấp thu dưỡng chất từ nho tốt hơn.
Ngoài ra, ăn nho trước và sau khi tập luyện, hoạt động thể chất cũng rất tốt vì giúp cung cấp và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Bạn không nên ăn nho ngay trước và sau bữa ăn vì sẽ làm cơ thể khó hấp thu hết các dưỡng chất. Cũng không nên ăn nho trong bữa ăn vì sẽ gây khó tiêu. Trước khi đi ngủ cũng là thời điểm nên tránh ăn nho nếu bạn không muốn lượng đường huyết tăng cao và giấc ngủ bị gián đoạn.
Trái nho làm được món gì?
Ngoài dùng để ăn trực tiếp, làm rượu nho, làm nho khô…quả nho còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn:
-
Sinh tố nho (có thể mix với táo, cam, sữa chua, việt quất, dâu…)
-
Nước ép nho
-
Mứt nho
-
Thạch rau câu nho
-
Ức gà sốt nho
-
Nho xanh lắc muối ớt
-
Nho tươi bọc chocolate
-
Kẹo nougat nho khô
-
Salad nho
-
…
4. Lưu ý cần biết khi ăn nho
Nên rửa nho thật kỹ
Để tránh ngộ độc do các loại nấm trên nho hay dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trong quá trình trồng, bạn cần rửa nho thật kỹ.
Đầu tiên, hãy rửa nho bằng nước muối để sạch tạp chất, bụi bẩn rồi ngâm trong nước 20 – 30 phút. Sau cùng, rửa lại dưới vòi nước sạch.
Bạn cũng không nên mua nho trái mùa vì người trồng thường dùng hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật để kích cho cây ra quả trái vụ.
Khi ăn nho, nên ăn cả vỏ
Để hấp thu toàn bộ dưỡng chất trong nho, bạn nên ăn cả vỏ. Vỏ nho có chứa resveratrol giúp chống lại bệnh ung thư, tim mạch; flavonoids giúp giảm cholesterol có hại, duy trì huyết áp ổn định; polyphenol tốt cho tim mạch…
Sau khi ăn nho không nên uống nước ngay
Nếu uống một ly nước ngay sau khi ăn nho, axit trong dạ dày của bạn sẽ bị loãng đi, dẫn đến khó hấp thụ hết được các chất dinh dưỡng có trong nho.
Ngoài ra, việc uống nước còn thúc đẩy quá trình lên men trong ruột, tăng tốc độ oxy hóa làm cho nhu động ruột tăng lên và cơ thể không kịp chuyển hóa hết lượng đường đã hấp thu. Đường dư sẽ ở lại trong ruột và gây tiêu chảy.
Do đó, sau khi ăn nho khoảng nửa tiếng, bạn hãy uống một ly nước ấm. Nên tránh nước nóng hay lạnh vì sẽ gây đầy hơi.
Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết thêm nhiều thông tin thú vị về quả nho – loại quả vừa ngon ngọt, vừa tốt cho sức khỏe. Đừng quên đến Winmart hoặc tham gia chương trình VinID giá sốc trên app VinID để mua nho tươi ngon với giá siêu rẻ nhé!