Các trò chơi dân gian truyền thống trong ngày tết Trung thu – Bánh trung thu Givral
Tết Trung thu là tết giàu tính truyền thống và góp phần to lớn vào nét văn hóa của người Việt. Nhưng cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi thứ đều thay đổi khiến cho những nét văn hóa truyền thống dần bị thay thế. Tết Trung thu cũng không khỏi bị ảnh hưởng, có thể thấy việc đón mừng ngày đặc biệt này đã bị đơn giản hóa đi rất nhiều những nét đặc trưng như: mâm cỗ cúng trăng, trẻ em rước đèn,… dần ít xuất hiện hơn. Ngày trước các trò chơi dân gian trong ngày tết Trung thu đã trở thành tuổi thơ, một kí ức không thể nào quên. Thì ngày nay những đứa trẻ lại không hề biết gì về những trò chơi dân gian đó hoặc chỉ nghe ông bà, ba mẹ kể lại.
Những trò chơi dân gian trong dịp tết trung thu không chỉ tạo không khí vui tươi mà còn giúp trẻ em tìm hiểu được nguồn gốc cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày lễ này. Dưới đây là các trò chơi dân gian bạn nên tham khảo để tổ chức cho bé vui chơi đêm trăng rằm
Nội Dung Chính
Top 10 trò chơi dân gian Trung thu
1. Rước đèn
Không cần phải nói nhiều nữa vì đây là không chỉ là trò chơi dân gian mà nó còn là hình ảnh biểu tượng riêng cho ngày tết Trung thu. Tất cả trẻ em trong khu phố tụ họp lại thành từng nhóm cùng nhau cầm những chiếc lồng đèn được ba mẹ tặng cho. Cùng nhau thắp sáng những nơi mà nhóm trẻ đi qua, sự lấp lấp rực rỡ của nhiều loại đèn lồng khác nhau như đèn ông sao, đèn cá chép,… Đây chắc chắn sẽ là kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của ông bà hoặc ba mẹ, thì tết Trung thu này hãy tổ chức cho con cái cùng các bé gần nhà cùng nhau đi rước đèn để ôn lại những nét văn hóa truyền thống xưa thay vì mải mê chiếc điện thoại.
2. Múa lân
Múa lân là một trò chơi dân gian không thể thiếu mỗi dịp Trung thu về. Tiếng trống múa lân thêm phần náo nhiệt cho cùng với những bước chân điêu luyện đẹp mắt của người múa lân. Xung là những tốp trẻ em reo hò cổ vũ và xoay vòng chú lân đang múa. Màn biểu diễn múa lân là chính là cách tuyệt nhất để bắt đầu một đêm Trung thu tưng bừng.
3. Bịt mắt đập niêu
Ngoài múa lân đây cũng là một trò chơi dân gian được nhiều tổ chức tại nhiều địa phương trong nước vào dịp này. Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể tham gia trò chơi này, trò chơi này còn giúp gắn kết tình thân giữa các thành viên trong gia đình.
Cách chơi trò chơi: Bố hoặc mẹ sẽ được bịt mắt lại và cõng con. Con ở trên lưng sẽ chỉ đường cho bố, mẹ đi đến dùng gậy đập vào chiếc niêu bằng đất hoặc có thể thay thế bằng thú nhồi bông, đập đến khi nào đập trúng thì dành chiến thắng.
4. Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây trò chơi được rất nhiều trẻ em lựa chọn chơi trong dịp đặc biệt này. Trò chơi rất thú vị cần khoảng 5 – 6 trẻ em chơi, trong đó 1 đứa đóng vai “ông chủ”, những đứa trẻ còn lại thì túm vai hoặc áo người đằng trước tạo thành một hàng dài.
Bọn trẻ vừa đi vừa đọc “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có cái nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” nếu ông chủ trả lời “không” thì chúng đi tiếp còn nếu ông chủ nói “có”, trẻ sẽ hỏi: “Ông xin khúc nào?” Ông chủ có thể nói: “Cho xin khúc giữa hoặc xin khúc đuôi?”. Sau đó cả nhóm chạy còn ông chủ đứng dậy dồn theo sao cho chạm vào khúc mà mình đã xin, nếu ông chủ bắt được khúc đó thì người đó sẽ phải làm ông chủ và chơi lại từ đầu.
5. Trò chơi chuột nhử mèo
Chuột nhử mèo là một trò chơi nhân gian không khí vui tươi vào ngày Trung thu. Những em nào nhanh nhẹn khéo léo sẽ có lợi thế trong trò chơi này, trò chơi cần 6 – 7 em trở lên.
Cách chơi như sau: Cử ra một bé làm chuột và các bé còn lại sẽ là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Bé làm chuột cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một con “mèo” nào đó, cố gắng làm sao đừng để con ”mèo” đó biết… Chạy hết một vòng, nếu bé làm ”chuột” phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác… Con ”mèo” bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát. Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.
6. Trò chơi úp lá khoai
Trò chơi dân gian đơn giản này ngày trước được rất nhiều trẻ em chơi, nhưng hiện nay nó đang bị mai một dần không còn nhiều trẻ nhỏ biết đến nữa.
Khi chơi, một người đại diện bắt đầu đọc “Úp lá khoai” và lấy tay của mình chỉ lên tay của tất cả mọi người, lúc này những người chơi còn lại đồng loạt ngửa hết bàn tay của mình lên để người đại diện chỉ vào.
Người đại diện vừa hát vừa lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay.
“Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà, úi da!”
Khi bài hát kết thúc ở từ cuối cùng là “Úi chà, úi da!”, người đại diện chỉ tay của mình vào tay của người chơi nào thì bàn tay của người chơi phải thụt vào hoặc người chơi đó phải chịu hình phạt đã giao từ trước.
7. Thổi tắt ngọn đèn
Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, sau đó chọn ra 2 người vào tâm vòng tròn để tham gia trò chơi. Lúc này mỗi người cầm một ngọn nến đã thắp và dấu ra sau lưng, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì 2 người cò cò xung quanh nhau làm sao để thổi được ngọn nến sau lưng đối phương. Nến của ai tắt trước là thu, có thể bắt cặp để thi đầu, ai thắng sẽ được vào vòng trong cho đến chung kết.
8. Trò chơi con đường bao xa
Là một trò chơi dân gian trung thu tập thể cho các bé cùng chơi. Trờ chơi thường được tổ chức vào buổi tối vì cần dùng đèn pin để chơi, tuy nhiên vẫn có thể chơi vào ban ngày khi thay đèn pin bằng lá cờ.
Cách chơi như sau: chọn một người điều khiển và tất cả người chơi còn lại giữ 1 khoảng cách đã biết trước với người điều khiển. Lúc này người điều khiển sẽ chiếu đèn pin vào một vị trí một lúc rồi tắt, người chơi phải phán đoán chính xác từ khoảng cách của mình đến vị trí chiếu đèn là bao nhiêu bước chân rồi ghi ra giấy.
Người điều khiển có thể chiếu 2 đến 3 vị trí để người chơi phán đoán ghi vào giấy và đưa cho người kiểm tra xem kết quả.
Người chơi nào có kết quả phán đoán gần với vị trí chiếu đường nhất là thắng.
9. Làm pháo đốt bằng hạt bưởi
Trò chơi dân gian này rất ít người biết chỉ xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn. Vì Trung thu cũng là lúc đang vào vụ mùa bưởi nên trẻ em nông thôn sẽ tận dụng những hạt bưởi bỏ đi, xâu lại thành chuỗi rồi đem phơi nắng cho khô.
Lúc này chỉ cần đợi đến đêm Trung thu đem những xâu chuỗi hạt bưởi đã phơi khô đem đi đốt, chuỗi hạt bưởi khi cháy nổ lách tách như tiếng pháo cùng với mùi tinh dầu bưởi lan tỏa tạo nên không khí tết sôi động, phấn khởi.
10. Trốn tìm
Trò chơi cuối cùng trong danh sách này, cũng là trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ nhiều người nhất. Bởi sự đơn giản không cần chuẩn bị dụng cụ hay số lượng người chơi. Không cần nói nhiều về luật chơi vì trò này quá phổ biến không chỉ chơi trong dịp tết Trung thu mà nó còn được chơi mỗi dịp các bé tụ họp hằng ngày. Chỉ cần oẳn tù tì tìm ra người thua bịt mắt đếm từ 1 – 100 để các bạn khác còn lại đi trốn, sau khi đếm hết 100 thì bắt đầu đi tìm những người đi trốn. Cứ xoay vòng như vậy mà chơi hoài không thấy chán.
Trên là 10 trò chơi dân gian Givral Sông Đáy giới thiệu đến bạn, hy vọng bạn sẽ tổ chức cho con hoặc những đứa trẻ gần nhà để tạo nên không khí vui nhộn của ngày tết Trung thu xưa. Ngoài ra, cũng nên dành tặng những hộp bánh trung thu Givral để các bé thưởng thức để cảm giác trọn vẹn đêm trăng.