Các Quan Điểm Quản Trị Marketing 

Quản trị marketing chính là điều thiết yếu giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả cho mình. Do đó, việc nắm rõ các quan điểm quản trị marketing là điều quan trọng và cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần làm. Vậy các quan điểm đó là gì? Hãy cùng chúng mình giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây. Theo dõi ngay để hiểu rõ hơn về quan điểm quản trị marketing nhé. 

Quan điểm quản trị marketing là gì?

Quan điểm quản trị marketing được hiểu như thế nào? Quản trị marketing được hiểu là quá trình mà doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích thị trường. Từ đó đó đưa ra những hoạch định, thực hiện các phương pháp tiếp thị hiệu quả và đem lại khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp. 

Vậy công việc chính của nhà quản trị marketing bao gồm những gì? Các công việc mà nhà quản trị marketing sẽ thực hiện như: 

  • Tìm hiểu và phân tích các cơ hội bán hàng từ thị trường
  • Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược marketing 
  • Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình
  • Hoạch định các chiến lược marketing cho doanh nghiệp
  • Thực hiện và đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động marketing

5 quan điểm quản trị marketing phổ biến nhất

Hiện tại, có tới 5 quan điểm quản trị marketing được đưa ra. Để giúp bạn hiểu rõ hơn từng quan điểm chúng mình sẽ đưa ra những tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu về các quan điểm này ngay sau đây. 

Quan điểm quản trị marketing về sản xuất

Đối với quan điểm này người dùng sẽ hướng đến lựa chọn những sản phẩm có mức giá phải chăng phù hợp với nhu cầu của mình. Do đó, doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và phạm vi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mình. 

quan điểm quản trị marketingquan điểm quản trị marketingQuan điểm quản trị Marketing về sản xuất

Dựa trên quan điểm quản trị marketing về sản xuất có thể thấy yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp chính là giá bán rẻ. Theo quan điểm này, doanh nghiệp cần tập trung sản xuất những mặt hàng, hàng hóa có thế mạnh, khả năng sinh lời cao để sản xuất. 

Tuy nhiên, định hướng quan điểm về sản xuất chỉ được áp dụng trong các trường hợp như: 

  • Cầu của sản phẩm lớn hơn cung ứng: Người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm chứ không phải chất lượng hay tính năng. 
  • Nhu cầu giảm nhưng giá thành và chi phí tăng: Ở trường hợp này doanh nghiệp cần tập trung toàn lực vào việc xây dựng khối lượng sản xuất và cải tiến công nghệ để giảm giá thành ở mức tối ưu nhất. 

Quan điểm quản trị marketing về sản phẩm

Nếu xét trên quan điểm về sản phẩm có thể khẳng định người tiêu dùng yêu thích những sản phẩm có tính năng sử dụng tốt, chất lượng cao. 

Những nhà lãnh đạo đi theo quan điểm này sẽ tập trung vào việc làm thế nào để làm ra những sản phẩm cao cấp và không ngừng cải tiến để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 

Tuy nhiên, một sản phẩm được cho là hoàn thiện khi nhà sản xuất đã áp dụng đúng các biện pháp cần thiết để giúp cho sản phẩm đó trở nên hấp dẫn từ bao bì, mẫu mã cho đến giá cả hợp lý. 

Một số doanh nghiệp hiện nay chỉ chú trọng đến việc hoàn thiện sản phẩm mà bỏ quên nhu cầu của khách hàng là gì. Do đó, quan điểm về quản trị marketing về sản phẩm đòi hỏi phải tính đến chu kỳ sống của sản phẩm trong cuộc cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Đọc thêm: Đạo Đức Trong Marketing – Nguyên Tắc Cơ Bản Và Ví Dụ Thực Tế

Quan điểm quản trị marketing về bán hàng

Quan điểm hướng về bán hàng đẩy mạnh việc bán sản phẩm ra thị trường, tiếp thị khách hàng để khách hàng không còn cảm thấy ngần ngại, băn khoăn khi quyết định mua hàng của doanh nghiệp. 

Do đó, doanh nghiệp cần phải nỗ lực hết mình và sử dụng các chương trình khuyến mãi, chiến lược để thúc đẩy và nỗ lực bán hàng mới có thể đem lại sự thành công cho doanh nghiệp mình. 

Cụ thể, doanh nghiệp cần vận dụng quan điểm như thiết kế cửa hàng hiện đại, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng tận tình, thuyết phục khách hàng chốt đơn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hay tạo ra các chương trình khuyến mãi với quy mô lớn, v.v.

Có thể nói, quan điểm về bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được sự thành công trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên điều này còn dựa vào nhiều yếu tố khác.

Quan điểm quản trị marketing về tiếp thị

quan điểm quản trị marketing về tiếp thị quan điểm quản trị marketing về tiếp thị Tiếp thị chú trọng vào khách hàng mục tiêu

Quan điểm quản trị marketing về tiếp thị chỉ rõ để có thể đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng mục tiêu trong doanh nghiệp mình. 

Trái ngược hoàn toàn so với quan điểm bán hành, quan điểm về marketing chú trọng nhiều vào người dùng. Cụ thể 4 yếu tố chính trong quan điểm về tiếp thị mà bạn không nên bỏ qua như:

  • Hiểu rõ về thị trường mục tiêu 
  • Hiểu về nhu cầu của khách hàng 
  • Thiết lập được chiến lược marketing mix cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp 
  • Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 

Quan điểm quản trị marketing về trách nhiệm xã hội 

Ngoài mục tiêu về tổ chức và lợi ích đem đến cho khách hàng, doanh nghiệp cũng cần nâng cao nhận thức của người dùng về môi trường, con người, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Quan điểm quản trị marketing về trách nhiệm xã hội xuất phát từ tính chất phù hợp của quan điểm marketing thuần túy. Rất nhiều vấn đề phát sinh như tài nguyên cạn kiệt, dân số tăng nhanh, ô nhiễm môi trường, v.v. Do đó, marketing cũng cần duy trì mối quan hệ giữa người mua, người bán và lợi ích cho xã hội. 

Đọc thêm: Có Nên Học Marketing Không? Cơ Hội Làm Việc Có Rộng Mở?

Kết luận

Hy vọng từ những chia sẻ của Glints về các quan điểm quản trị marketing ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp hơn cho các chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả