Các nhà khoa học ‘vén màn’ bí mật lõi Trái Đất
Bên trong lõi Trái Đất là một quả cầu hợp kim sắt niken đặc có sức nóng lên tới 6.000 độ C. Ảnh minh họa: Getty Images
Thực chất, lõi kim loại bên trong này, từng được phát hiện vào những năm 1930, cũng dựa trên sóng địa chấn truyền qua Trái Đất.
Về cơ bản, đường kính Trái Đất rộng khoảng 12.750 km. Cấu trúc bên trong của hành tinh bao gồm bốn lớp: lớp vỏ đá bên ngoài, sau đó là lớp phủ đá, lõi bên ngoài làm bằng magma và lõi trong cùng rắn chắc. Năm 2002, các nhà khoa học từng cho rằng ẩn trong lõi Trái Đất này là một phần trong cùng tách biệt với phần còn lại.
Động đất giải phóng sóng địa chấn có thể làm lộ ra các đường viền của cấu trúc bên trong dựa trên hình dạng thay đổi của sóng. Cho đến nay, các nhà khoa học đã có thể phát hiện những sóng này nảy tới hai lần, từ một bên của Trái Đất sang bên kia và sau đó quay trở lại.
Nhà địa chấn học Pham Thanh Son, hiện làm việc tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra – tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho biết: “Chúng tôi đã phân tích các bản ghi kỹ thuật số về chuyển động của mặt đất, hay còn gọi là địa chấn, từ các trận động đất lớn trong thập kỷ qua. Nghiên cứu của chúng tôi có thể thực hiện được nhờ sự mở rộng chưa từng thấy của các mạng lưới địa chấn toàn cầu, đặc biệt là các mạng lưới dày đặc ở Mỹ, bán đảo Alaska và dãy núi Alps ở châu Âu”.
Mặc dù nhiệt độ cả lớp vỏ bên ngoài của lõi Trái Đất và quả cầu trong đủ cao đến mức nóng chảy kim loại nhưng áp suất lớn ở tâm Trái Đất đã khiến quả cầu hợp kim sắt-niken này cô đặc ở trạng thái rắn.