CÁC NGUYÊN TẮC THANH TOÁN KHOẢN NỢ KHI DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN CHO CHỦ NỢ – Chào mừng tới EPLegal Việt Nam
Chủ nợ cần nắm rõ các nguyên tắc thanh toán khoản nợ để đảm bảo lợi ích của chính mình khi doanh nghiệp phá sản.
Phân loại chủ nợ
Theo quy định của pháp luật phá sản 2014, tại khoản 3, 4 và 5 của Điều 4 đã phân chia ra làm 03 loại chủ nợ gồm có: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần.
Khi doanh nghiệp phá sản, nếu doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ trả lương của mình cho người lao động, trả chậm lương sau 03 tháng tính từ khi đến hạn thanh toán thì những người lao động cũng là chủ nợ của doanh nghiệp đó.
Các nguyên tắc thanh toán khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản
Đầu tiên, việc thanh toán nợ mang tính tập thể
Các chủ nợ của doanh nghiệp đó đều có quyền, cơ hội tham gia vào quá trình đòi nợ và được thanh toán nợ dựa trên tính tập thể của thủ tục thanh toán nợ. Tuy nhiên, việc đòi nợ của các chủ nợ không thể diễn ra một cách tuỳ tiện. Việc đòi nợ cần phải tuân theo quy định của Luật Phá sản. Pháp luật phá sản đã quy định một thủ tục nhằm đảm bảo sự đồng đều về quyền cho các chủ nợ.
Toà án có thẩm quyền sẽ xem xét và xác định đơn yêu cầu doanh nghiệp phá sản của doanh nghiệp đó được nộp từ các chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có đảm bảo một phần; đại diện người lao động hoặc đại diện công đoàn. Nếu đơn yêu cầu đủ căn cứ thì tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Từ thời điểm tòa án ra quyết định, doanh nghiệp sẽ ngừng thanh toán nợ cho các chủ nợ, chủ nợ cũng sẽ phải thông qua thủ tục gửi giấy đòi nợ để yêu cầu doanh nghiệp trả nợ.
Nhằm đảm bảo sự công bằng cho các chủ nợ, việc thanh toán nợ trong quá trình giải quyết phá ẩn sẽ là thanh toán chung.
Thanh toán khoản nợ cần thông qua cơ quan đại diện có thẩm quyền
Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được quy định là tòa kinh tế Toà án nhân dân tại địa phương nơi có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài). Việc thanh toán nợ sẽ phải thông qua đại diện là tổ quản lý, thanh lý tài sản. Các chủ nợ sẽ từ đó nhận một phần hoặc toàn bộ số nợ của mình.
Các khoản nợ được thanh toán dựa trên số tài sản doanh nghiệp đang có
Như vậy, tùy vào tình trạng tài chính của doanh nghiệp hiện có mà chủ nợ có thể sẽ được thanh toán một phần hoặc được thanh toán toàn bộ số tiền mà chủ nợ đã cho doanh nghiệp đó nợ. Nghĩa vụ thanh toán nợ của doanh nghiệp cũng sẽ chấm dứt sau khi doanh nghiệp đã dùng toàn bộ tài sản còn lại của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo quy định của pháp luật, pháp nhân sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm với tài sản mà pháp nhân đang có, sau khi thanh toán hết bằng toàn bộ tài sản, tư cách pháp nhân chấm dứt thì doanh nghiệp cũng phá sản.
Đối với doanh nghiệp tư nhân hay thành viên công ty hợp danh, chủ nợ chỉ có thể được thanh toán nợ khi thấy chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh còn tài sản. Quy định này nhằm loại trừ tình trạng các doanh nghiệp này lợi dụng quy định của Luật Phá sản để phá sản doanh nghiệp, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Việc thanh toán khoản nợ chỉ được tiến hành khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trong mọi trường hợp, cần phải có sự đồng ý của Toà án thì mới có thể thanh toán nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản. Sau khi có quyết định của toà án, việc thanh toán nợ của doanh nghiệp sẽ do tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện. Doanh nghiệp cũng có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
Như vậy, qua các nguyên tắc trên đòi hỏi chủ nợ cũng như doanh nghiệp cần phải nắm được các quy định của luật doanh nghiệp, pháp luật về phá sản để đảm bảo quyền lợi cũng như thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình. Nếu cần hỗ trợ hay còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với EPLegal. EPLegal hân hạnh là người bạn pháp lý đồng hành cùng quý khách hàng.
Tài liệu tham khảo
-
Luật Phá sản 2014
-
Luật doanh nghiệp 2020.