Các Nghiên Cứu Liên Quan Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên

Đánh giá post

Đới với sinh viên khởi nghiệp bước đi đầu tiên của những bạn đam mê kinh doanh, nên bài viết Các Nghiên Cứu Liên Quan Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên sẽ chia sẻ cho các bạn những yếu tố liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế trong và ngoài nước. Bài viết được Luận Văn Tốt nghiên cứu và soạn thảo từ các nguồn tư liệu uy tính và nhưng tâm tư của các bạn sinh viên khóa trước, hôm nay chia sẻ lên đây để các bạn khóa sau tiết kiệm được thời gian và chi phí khi tìm kiếm tài liệu về các nghiên cứu liên quan ý định khởi nghiệp của sinh viên cho bài khóa luận, báo cáo, tiểu  luận…của bản thân các bạn.

Ngoài việc luôn cung cấp những tài liệu tham khảo có giá trị đến cho các bạn thì Luận Văn Tốt còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp hãy nhắn tin hoặc gọi Zalo : 0934573149 để được tư vấn và báo giá. 

1.Các nghiên cứu Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên ở nước ngoài

Awan và cộng sự (2017) đã thực hiện các nghiên cứu liên quan ý định khởi nghiệp của sinh viên trong khu vực Karachi, Pakistan thông qua việc thành lập doanh nghiệp của riêng họ. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen. Phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi khảo sát được tác giả lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. 250 sinh viên của 14 trường đại học trên địa bàn tình Karachi, Pakistan đồng ý tham gia nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm thống ke khoa học SPSS. Kết quả cho thấy rõ ràng rằng lý thuyết Ajzen vô cùng có giá trị đối với nghiên cứu này. Hơn nữa, mô hình tổng thể là rất quan trọng và tất cả các cấu trúc đặc biệt là thái độ cá nhân và hành vi nhận thức đóng góp đáng kể trong việc xác định ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học. Các Chuẩn mực Chủ quan được chứng minh là không đáng kể trong nghiên cứu này và không ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của những người tham gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên đại học, nếu được tạo cơ hội hoặc hỗ trợ tài chính, thể hiện sự sẵn sàng bắt đầu kinh doanh của họ.

Mô hình nghiên cứu của Awan và cộng sựMô hình nghiên cứu của Awan và cộng sự

Hình 1. 1 Mô hình nghiên cứu của Awan và cộng sự (2017)

Ester Manik, Iwan Sidharta (2016) đã thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định trở thành doanh nhân của các sinh viên. Phương pháp nghiên cứu thăm dò với kỹ thuật phân tích dữ liệu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng và đã có tổng cộng 241 sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM) cho thấy tác động của cơ hội và thách thức kinh tế, sự tự tin trong nhận thức, an toàn và khối lượng công việc, hiệu quả của bản thân và các chính sách tạo điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đáng kể đến ý định trở thành doanh nhân của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu của Ester Manik, Iwan SidhartaMô hình nghiên cứu của Ester Manik, Iwan Sidharta

Hình 1. 2 Mô hình nghiên cứu của Ester Manik, Iwan Sidharta (2016)

XEM THÊM : Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chiến Lược Kinh Doanh 

Ririn Alfianti, Kemal Budi Mulyono, Firda Nurhidayati (2020) đã thực hiện các nghiên cứu liên quan ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Indonesia. Bằng cách sử dụng dữ liệu sơ cấp thu được từ doanh nghiệp startup của các sinh viên là thành viên của cộng đồng doanh nhân HIPMI PT (Hiệp hội Doanh nhân trẻ Indonesia – Các trường đại học) ở Semarang thông qua bảng câu hỏi. Tổng cộng đã có 168 người tham gia khảo sá. Thông qua kỹ thuật thống kê suy luận Warp-PLS SEM, kết quả cho thấy hỗ trợ của trường đại học có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh ảnh hưởng của kiến ​​thức kinh doanh đối với ý định kinh doanh. Nó có ý nghĩa thiết thực đối với việc ưu tiên các chính sách về vấn đề học tập và sinh viên của trường đại học nhằm tập trung vào tất cả các hình thức hoạt động hoặc chương trình khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên dưới hình thức cộng đồng, cũng như sự cần thiết nghiêm túc trong việc hỗ trợ các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp sinh viên.

Mô hình nghiên cứu của Ririn Alfianti, Kemal Budi Mulyono, FirdaMô hình nghiên cứu của Ririn Alfianti, Kemal Budi Mulyono, Firda

Hình 1. 3 Mô hình nghiên cứu của Ririn Alfianti, Kemal Budi Mulyono, Firda Nurhidayati (2020)

Asim Nasar và các cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố tác động đến việc ý định khởi sự kinh doanh ngắn hạn và dài hạn giữa hai quốc gia là Việt Nam và Pakistan. Một nghiên cứu cắt ngang đối với 447 sinh viên đại học các ngành kinh doanh và phi kinh doanh từ Pakistan và Việt Nam đã được thực hiện. Mô hình phương trình cấu trúc và mô hình bình phương nhỏ nhất từng phần được sử dụng để trình bày mô hình đường dẫn và phân tích đa nhóm. Kết quả chỉ ra sự khác biệt về ý định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn ở hai quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn. Các phát hiện mô tả rằng ý định kinh doanh ngắn hạn làm trung gian đáng kể ảnh hưởng giữa lý thuyết về các chiều hành vi có kế hoạch và ý định kinh doanh dài hạn, và cụ thể hơn, ý định kinh doanh dài hạn cao hơn ý định kinh doanh ngắn hạn ở cả hai quốc gia. Trong khi đó, lý thuyết về các chiều hành vi có kế hoạch cho thấy mẫu sinh viên Pakistan có nhiều quyền lực hơn. Bài báo này trình bày một quan điểm mới để so sánh sự khác biệt trong ý định kinh doanh với sự biến động của thời gian và do đó cung cấp hỗ trợ trong việc xác định các doanh nhân trẻ tiềm năng dựa trên khoảng cách tâm lý trong suy nghĩ và hành động sơ khai của họ.

Mô hình nghiên cứu của Asim Nasar và các cộng sự (2019)Mô hình nghiên cứu của Asim Nasar và các cộng sự (2019)

Hình 1. 4 Mô hình nghiên cứu của Asim Nasar và các cộng sự (2019)

2.Các nghiên cứu Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên ở trong nước

Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều các nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên và hành vi khởi sự kinh doanh của bộ phận sinh Việt. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu trong thời gian gần đây.

Nguyễn Văn Định và các cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra phát hiện các yếu tố có tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường Đại học Nam Cần Thơ. Mô hình nghiên cứu đề xuất được các tác giả xác định thông qua việc lược khảo các tài liệu là các nghiên cứu thực nghiệm được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 310 sinh viên của trường Đại học Nam Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy 05 yếu tố tác động ở mức đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; môi trường giáo dục; nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn vốn. Ngoài ra, chuẩn chủ quan được cho là không có tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và các cộng sự (2021)Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và các cộng sự (2021)

Hình 1. 5 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Định và các cộng sự (2021)

Lê Hoàng Vân Trang (2021) đã thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh trở thành doanh nhân của sinh viên trường Đại học Tiền Giang. Nhà nghiên cứu đã dựa trên lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) và kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Đã có 270 sinh viên tham gia nghiên cứu. Phương pháp phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến bằng phần mềm thống kê khoa học SPSS được tác giả lựa chọn để phân tích dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 05 yếu tố có tác động bao gồm: đặc điểm tính cách, giáo dục khởi nghiệp, kinh nghiệm, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan. Trong đó đặc điểm tính cách là yếu tố có tác động mạnh nhất.

Mô hình nghiên cứu của Lê Hoàng Vân TrangMô hình nghiên cứu của Lê Hoàng Vân Trang

Hình 1. 6  Mô hình nghiên cứu của Lê Hoàng Vân Trang (2021)

Lê Thị Trang Đại và Nguyễn Thị Phương Anh (2016) đã thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kỹ thuật tại trường Đại học Lạc Hồng. 166 sinh viên thuộc khối ngành Kỹ thuật của Đại học Lạc Hồng đã tham gia vào nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bằng phần mềm thống kê khoa học SPSS 22.0 được sử dụng đề phân tích dữ thu được từ cuộc khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy có 05 yếu tố có tác động đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ cá nhân; (2) Nhận thức của xã hội; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi; (4) Cảm nhận cản trở tài chính; (5) Giáo dục khởi nghiệp. Trong đó yếu tố có tác động mạnh nhất là thái độ cá nhân.

Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Trang Đại và Nguyễn Thị Phương AnhMô hình nghiên cứu của Lê Thị Trang Đại và Nguyễn Thị Phương Anh

Hình 1. 7  Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Trang Đại và Nguyễn Thị Phương Anh (2016)

Trên đây là Các Nghiên Cứu Liên Quan Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên mong rằng sẽ hỗ trợ được các bạn trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài trên. Nếu trong quá trình làm bài các bạn cần thêm tài liệu tham khảo hay khó khăn về bài làm của mình thì hãy liên hệ ngay với luanvantot.com để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!!!