Các ngày giỗ tổ nghề đẹp, thủ tục, mâm lễ & văn khấn chi tiết
Các ngày giỗ tổ nghề nhằm giúp bày tỏ lòng biết ơn của thế hệ sau đến tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho công việc được thành công, thuận lợi. Do đó, việc tìm hiểu các ngày giỗ tổ hằng năm là vô cùng cần thiết. Cùng Phong Thủy Tam Nguyên tham khảo chi tiết ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
>>>> XEM THÊM: A – Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết
Nội Dung Chính
1. Ý nghĩa khi cúng giỗ tổ nghề
Ngày giỗ tổ luôn là một ngày quan trọng của những người làm nghề. Vào ngày này, họ luôn cố gắng sắm sửa và chuẩn bị mâm cúng thật tươm tấp. Cụ thể việc cúng vái tổ nghề sẽ mang lại ý nghĩa sau:
-
Bên cạnh sự thể hiện biết ơn, việc cúng
giỗ tổ nghề
cũng thể hiện lòng ghi nhớ công lao người sáng lập và phát triển, mang đến công việc thuận lợi cho nhiều người.
-
Thế hệ sau cúng bái vào
các ngày giỗ tổ nghề
còn nhằm cầu mong sự phù hộ cho sự nghiệp làm ăn được suôn sẻ, thành công và xua đuổi những điều không may mắn.
Ý nghĩa khi cúng giỗ tổ nghề
2. Ngày giỗ tổ thợ may
Bà Nguyễn Thị Sen người của Trấn Sơn Tây đương thời là Hoàng Hậu Cố Quốc thời Vua Đinh Tiên Hoàng được người đời tôn sư là tổ nghề may. Sau nhiều năm truyền dạy nghề, bà qua đời vào ngày 12 tháng Chạp và ngày này được chọn là ngày giỗ tổ nghề may. Buổi lễ thường diễn ra vào buổi sáng và người lớn tuổi có địa vị cao trong nghề sẽ là chủ bái.
Ngày 12 tháng Chạp là ngày giỗ tổ nghề may
3. Ngày giỗ tổ ngành y
Rằm tháng Giêng mỗi năm được người xưa chọn là ngày giỗ tổ ngành y vì đây là ngày mất của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Ông được mọi người tôn là tổ nghề vì đã đóng góp to lớn cho ngành y học Việt Nam.
Ông tổ ngành y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Các cán bộ, nhân viên y tế, bác sĩ vào ngày giỗ sẽ tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tại khu mộ hoặc nơi đặt tượng đài của tổ nghề y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Điều này nhằm phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” và bồi dưỡng những giá trị cao đẹp của người thầy thuốc để chăm lo sức khỏe người dân tốt hơn.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Cách thờ cúng thần linh, phật, gia tiên trong nhà đúng chuẩn
4. Ngày giỗ tổ nghề cơ khí, xây dựng
Ở Việt Nam và một số nước của châu Á, Lỗ Ban được mệnh danh là tổ nghề cơ khí, xây dựng. Ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch được chọn là một trong các ngày giỗ tổ nghề quan trọng.
Ông tổ nghề cơ khí, xây dựng Lỗ Ban
Lễ cúng thường diễn ra tại nơi thi công với mâm lễ đơn giản. Tuy nhiên, trái với lễ cúng ngày 13 tháng 6 thì lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng, cơ khí vào 20 tháng Chạp được tổ chức theo kiểu làng nghề với mâm cúng long trọng hơn và có lễ nhập môn cho người mới.
5. Ngày giỗ tổ ngành kế toán
Luca Pacioli là nhà toán học vĩ đại người Ý đã phát hành cuốn sách đầu tiên về phương pháp ghi sổ kép vào ngày 10/11/1494. Đây được coi là ngày ra đời của ngành kế toán hiện đại. Qua đó, người đời tôn Luca Pacioli thành ông tổ ngành kế toán và chọn ngày 10/11 hàng năm là ngày quốc tế kế toán.
Người đời tôn Luca Pacioli thành ông tổ ngành kế toán
6. Ngày giỗ tổ nghề bánh
Để thể hiện tấm lòng kính trọng với các bậc tổ tiên đã truyền dạy nghề làm bánh, người đời chọn ngày 18/5 Âm lịch là ngày giỗ tổ nghề bánh. Đây cũng là dịp những người trong nghề tự hào về nền ẩm thực dân tộc, cùng nhau nung nấu nhiệt huyết với nghề và cùng bày tỏ lòng biết ơn với tổ nghề.
18/5 Âm lịch là ngày giỗ tổ nghề bánh
7. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu
Nghề sân khấu có nhiều ngành nghề nhỏ nên những người có công sáng lập và lưu truyền những ngành nghề sân khấu sẽ được gọi là tổ nghề.
-
Tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam là bà Phạm Thị Trân, bà cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu.
-
Tổ nghề sân khấu tuồng là các vị Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn.
-
Tổ nghề sân khấu cải lương là các vị Tống Hữu Định, Châu Văn Tú.
-
Cúng tổ nghề sân khấu kịch nói là ông Vũ Đình Long.
-
Cúng tổ nghề sân khấu hát xẩm là ông Trần Quốc Đĩnh.
-
Cúng tổ nghề sân khấu ca trù là ông Đinh Dự.
-
Tổ nghề nhiếp ảnh là vị Nguyễn Lan Hương.
-
Tổ nghề trò Xuân Phả là bà Dương Thị Nguyệt.
Ngày 12 tháng 8 Âm lịch hàng năm được chọn là ngày giỗ tổ nghề sân khấu và từ năm 2021 đã được chính phủ Việt Nam lựa chọn là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam.
Lễ giỗ tổ nghề sân khấu
8. Ngày tổ nghề thêu
Ông Lê Công Hành, một vị quan thời Hậu Lê được người đời tôn xưng là ông tổ nghề thêu. Bởi ông đã chỉ dạy cho người dân những kỹ thuật thêu tân tiến và mang ngành nghề trở nên phổ biến khắp cả nước. Do đó, người đời đã chọn ngày giỗ của ông vào 12/6 Âm lịch chính là ngày giỗ tổ nghề thêu.
Lễ giỗ tổ nghề thêu ở Đà Lạt
9. Giỗ tổ nghề buôn bán
Vị thương nhân người Việt đầu tiên Chử Đồng Tử được tôn xưng là ông tổ nghề buôn bán. Tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang, Hưng Yên, lễ giỗ tổ nghề buôn bán sẽ được tổ chức vào ngày mùng 10/3 – 15/3 Âm lịch.
Cúng lễ giỗ tổ nghề buôn bán
10. Cúng giỗ tổ ngành mộc
Nhiều người tương truyền rằng chàng trai tên Nguyễn Công Nghệ ở thời chúa Trịnh chính là ông tổ nghề mộc. Đồng thời, các ngày giỗ tổ nghề mộc là 13 tháng 6 và 20 tháng 12 Âm lịch hằng năm. Lễ cúng giỗ tổ sẽ được tổ chức tại nơi làm việc và đặt bài vị màu đỏ ghi chữ “Tiên sư”, 1 bát nhang, bình hoa và đặt mâm lễ vật cúng trên bàn.
Cúng giỗ tổ ngành mộc
11. Ngày giỗ tổ nghề tóc
Nhiều người đời xưa tương truyền ông Tả Ao là ông tổ nghề làm tóc và lấy ngày 16 tháng 3 Âm lịch là ngày giỗ tổ nghề tóc. Cũng như lễ cúng của các ngành nghề khác, mâm cúng nghề tóc sẽ gồm mâm đồ mặn, đồ lễ và người cúng bái sẽ đọc bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề.
Ngày giỗ tổ nghề tóc là 13 tháng 6 Âm lịch
12. Các ngày giỗ tổ nghề làm đẹp, spa, nail,…
Mâm cúng ngày giỗ tổ nghề cần được chuẩn bị kỹ càng và người cúng phải có tấm lòng thành tâm. Tùy vào những lĩnh vực đang làm, chủ tiệm sẽ chọn ngày làm lễ cúng giỗ để bày tỏ lòng nhớ ơn tổ nghề đã sáng lập và lưu truyền ngành nghề. Cụ thể:
-
Ngày cúng Tổ nghề tóc được diễn ra vào ngày 15 – 16/3 Âm lịch.
-
Giỗ tổ nghề spa – thẩm mỹ viện là vào ngày 18/8 hoặc ngày 3/11 Âm lịch.
-
Giỗ tổ nghề nail được tổ chức vào ngày 3/10 hoặc ngày 3/11 Âm lịch.
-
Giỗ tổ nghề phun xăm là vào ngày 22/3 hoặc ngày 16/3 Âm lịch.
-
Giỗ tổ nghề make up được tổ chức vào ngày 12/8 Âm lịch.
Lễ cúng giỗ tổ nghề làm đẹp, spa, nail,…
>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Lễ giỗ đức thánh trần hưng đạo 20/8 (âm lịch)
13. Thủ tục tổ chức cúng giỗ tổ nghề
13.1 Cách lập bàn thờ tổ nghề
Việc lập bàn thờ đúng cách rất quan trọng bởi điều này sẽ thể hiện tấm lòng của bạn đến các vị tổ nghề. Tùy theo địa phương mà cách lập bàn thờ tổ nghề sẽ có sự khác nhau, có nơi lập chỗ làm việc cũng có nơi cùng lập thành miếu cho cả làng nghề. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
-
Tránh đặt bàn thờ tổ nghề trực diện với cửa chính và dưới cửa sổ để khí tốt và may mắn không thoát đi.
-
Đặt bàn thờ ở nơi thanh tịnh, xa lối đi để tránh tiếng ồn ảnh hưởng đến tài lộc và may mắn.
-
Bàn thờ tổ nghề nên đặt ở nơi kín đáo, trang nghiêm và không quá lộ liễu.
-
Thường xuyên dọn dẹp bàn thờ và tránh để hương khói lạnh lẽo.
-
Đặt cây xanh mang ý nghĩa tốt lành để tăng sinh khí và phúc lộc trong quá trình làm nghề.
Cách lập bàn thờ tổ nghề
13.2 Mâm lễ cúng
Theo truyền thống, hàng năm đến ngày giỗ tổ nghề thì người làm nghề đều sẽ tổ chức lễ cúng để thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” của người Việt. Mâm cúng giỗ tổ nghề sẽ gồm những lễ vật sau:
-
Mâm ngũ quả cúng tổ
-
Bình hoa
-
5 tất nhang rồng phụng, nến
-
Giấy cúng tổ nghề
-
Chén gạo, chén muối, trà pha sẵn, rượu nếp
-
Dĩa trầu câu
-
Xôi, gà luộc, 1 con heo quay và bánh bao
Mâm lễ cúng giỗ tổ nghề
13.3 Văn khấn
Dưới đây là mẫu bài khấn mà gia chủ có thể tham khảo:
“Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con tên là Nguyễn Văn A.
Hiện ngụ tại số…….. xã…..…. huyện………..
Hôm nay là ngày 13 tháng 6 năm Tân Sửu Âm lịch
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hoa trà hương quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính cẩn mời Thánh tổ nghề …..
Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề……. thương xót cho tín chủ con, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc thành tâm trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật!”
Bài khấn khi cúng lễ giỗ tổ nghề
13.4 Cách thực hiện cúng lễ
Mâm cúng giỗ tổ nghề phải được bày biện đúng cách, trang nghiêm và đầy đủ các lễ vật. Người lớn tuổi hoặc người có danh tiếng cao trong nghề nên là người tiến hành các nghi thức của lễ cúng.
- Bước 1:
Tiến hành rót trà và rượu vào ly, sau đó thắp nến.
- Bước 2:
Thắp hương và thực hiện khấn vái 3 lần.
- Bước 3:
Bắt đầu đọc bài khấn đã chuẩn bị, sau đó vái lạy.
- Bước 4:
Khi nhang gần tàn hết, tiến hành rải muối và gạo ra xung quanh.
- Bước 5:
Tiến hành đốt vàng mã và bài khấn.
Cách thực hiện cúng lễ
Trên đây là những thông tin chi tiết về các ngày giỗ tổ nghề và các nghi thức cúng lễ. Mong rằng sau khi cúng tổ nghề, công việc của bạn sẽ càng ngày càng phát triển và thành công. Phong Thủy Tam Nguyên hiện đang có dịch vụ tư vấn phong thủy, nếu bạn có nhu cầu thì hãy để lại thông tin liên lạc dưới bài viết sau đó chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn ngay nhé!
>>>> THAM KHẢO THÊM