Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp trong năm như lệ phí môn bài, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân …
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp trong năm.
Doanh nghiệp, công ty khi hoạt động phải nộp các loại thuế, phí bao gồm:
1. Lệ phí môn bài:
Kể từ ngày 01/01/2017, “Thuế môn bài” hiện nay sẽ được thay thế bằng “Lệ phí môn bài”. Đối tượng nộp lệ phí môn bài vẫn bao gồm các thành phần kinh tế như trước đây trong đó có doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020, mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống
Lệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng
Lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Khi sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tạm tính hàng quý và quyết toán thuế năm
Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi , bổ sung bởi thông tư 96/2015/TT-BTC) thì Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển theo quy định)
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC
+) Thuế suất 20% (Áp dụng từ 01/01/2016)
+) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.
+) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%;
+) Trường hwjp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hôi khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
3. Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế giá trị gia tăng đầu vào – Thuế GTGT đầu ra
Trong đó:
- Thuế GTGT= Giá tính thuế x Thuế suất
- Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp được quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 26/2015 dao động ở các mức 0%, 5%,10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).
Phương pháp trực tiếp:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x thuế suất GTGT của hàng hóa đó
Trong đó: Thuế suất được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
- Dịch vụ, xây dựn không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%
4. Thuế thu nhập cá nhân:
- Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp đã chi trả phần thu nhập này thì công ty phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN của người lao động (nếu thu nhập của người lao động thuộc trường hợp phải tính thuế TNCN) trước khi thực hiện chi trả lương, hoa hồng cho người lao động (Được quy định tại thông tư 156/2013/TT-BTC sủa đổi bổ sung Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Trên đây là 4 loại thuế cơ bản, thường phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty có hoạt động sản xuất thông thường. Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động thực tế của công ty còn có thể phát sinh một số loại thuế sau: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ mội trường, lệ phí trước bạ …