Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, tại sao phải nộp thuế?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều cần đóng góp khoản thuế doanh nghiệp. Đồng thời khoản thuế này cần nộp đúng thời hạn nếu không sẽ phải chịu những hậu quả. Vậy thuế doanh nghiệp là gì, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, phân loại và mức phạt khi chậm nộp thuế là như thế nào? Trong bài viết này Govi sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn, hãy cùng tham khảo nhé.
Thuế doanh nghiệp là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?
Thuế doanh nghiệp tiếng Anh là Profit Tax chính là khoản tiền cố định mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nộp đầy đủ cho nhà nước. Khoản tiền này phát sinh dựa trên các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Đặc điểm của thuế doanh nghiệp là không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Trong đó gồm có thuế bình thường và thuế đặc biệt. Chúng được thu để nhằm những mục đích khác nhau phục vụ xã hội.
Thuế bình thường được thu để phục vụ ngân sách và điều tiết thu nhập trong xã hội.
Thuế đặc biệt được Nhà nước thu để phục vụ các mục đích đặc biệt. Ví dụ như thuế tiêu thụ đặc biệt về các sản phẩm rượu bia, ô tô nhập khẩu, phí thủy lợi,…
Đến thời hạn doanh nghiệp sẽ cần nộp đầy đủ các khoản thuế cần thiết đến Sở Kế hoạch và Đầu tư theo mã số. Mã số này sẽ được cấp khi doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh.
Đó là một số thông tin cơ bản về thuế doanh nghiệp và lý do tại sao phải nộp thuế. Tiếp sau đây hãy cùng Govi tìm hiểu thêm về các loại thuế phải nộp.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp và cách tính
Có rất nhiều thuế doanh nghiệp phải nộp để doanh nghiệp vận hành hoạt động kinh doanh bình thường, một số loại thuế phải nộp bao gồm:
Thuế môn bài
Khoản tiền thuế môn bài chính là khoản lệ phí thu trực tiếp đánh vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp. Dựa trên Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về thuế môn bài, quy định về việc kê khai lệ phí môn bài như sau:
Khai một lần khi người nộp tiền mới thành lập hoặc mới bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Thời hạn nộp thuế môn bài muộn nhất là vào ngày 30 tháng 01.
Nếu đang trong thời gian miễn phí nộp thuế môn bài doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng,… thì cũng sẽ được miễn phí khoản thuế này.
Mức lệ phí môn bài được đóng hàng năm được tính dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ thì sẽ đóng 3 triệu một năm.
Với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì sẽ đóng 2 triệu một năm
Với các chi nhánh hay văn phòng đại diện thì sẽ đóng 1 triệu một năm.
Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng)
Thuế VAT hay còn biết đến là thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu được tính dựa trên giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa trong quá trình sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng. Khoản thu thuế giá trị gia tăng được thu dựa trên cơ sở pháp lý về Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016.
Về thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng được tính như sau:
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo tháng thì thời hạn nộp là 20 ngày từ ngày kết thúc tháng ấy.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo quý thì thời hạn nộp là 30 ngày từ ngày kết thúc quý ấy.
Đồng thời hạn nộp thuế VAT trung với thời hạn tờ khai thuế VAT.
Thuế VAT là loại thuế doanh nghiệp vô cùng quan trọng và đóng nguồn ngân sách lớn cho nhà nước. Để tính toán thuế giá trị gia tăng, bạn có thể tính như sau:
Dựa trên phương pháp khấu trừ: Thuế VAT = Số thuế VAT đầu ra – Số VAT đầu vào đã khấu trừ.
Dựa trên phương pháp trực tiếp: Thuế VAT = Doanh thu x Tỷ lệ %.
Trong đó:
+ Doanh thu tính thuế VAT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm và cơ sở được hưởng.
+ Tỷ lệ phần trăm mà doanh nghiệp tính toán được xác định dựa trên ngành nghề hoạt động. Ví dụ ngành phân phối hàng hóa (1%), ngành dịch vụ xây dựng (5%),…
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cùng với các khoản phí trên thì thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một khoản thuế doanh nghiệp quan trọng. Khoản phí thu nhập doanh nghiệp được thu dựa trên căn cứ ở Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014. Chúng được quy định cụ thể như sau:
Dựa trên Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định tại điều 17 thì doanh nghiệp không cần lập từ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày 30 từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 90 từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra dựa trên Luật quản lý thuế năm 2019 thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế sẽ chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Một số trường hợp có thể là năm dương lịch.
Về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ được xác định trên cơ sở công thức sau đây:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập gồm thuế – Phần trích lập quỹ khoa học công nghệ x Thuế suất.
Trong đó: Thu nhập gồm thuế sẽ được tính dựa trên hiệu số của thu nhập chịu thuế với tổng của thu nhập miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển.
Thuế thu nhập cá nhân
Khoản thuế thu nhập cá nhân được thu dựa trên quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi 2012, Luật sửa đổi về các Luật về thuế năm 2014 và Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đây là khoản thuế trực thu vào trực tiếp thu nhập của người lao động. Thuế thu nhập cá nhân có quy định cho doanh nghiệp về việc kê khai như sau:
Thời hạn chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp đối với doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng. Đồng thời nếu doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo tháng thì số thuế thu nhập cá nhân trong tháng phải từ 50 triệu đồng trở lên.
Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 30 của qúy kế tiếp đối với doanh nghiệp kê khai và nộp thuế VAT theo quý hoặc số tiền phải nộp trong tháng dưới 50 triệu đồng.
Còn với cách tính thuế thu nhập cá nhân thì đã được quy định rõ với từng đối tượng như sau:
Với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán với cá nhân có ủy quyền.
Với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì khấu trừ 10% tại nguồn trước mức chi trả với số tiền từ 2 triệu trở lên. Tuy nhiên họ sẽ được làm cam kết 02/CK-TNCN nếu có đầy đủ điều kiện để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ số tiền trên.
Với cá nhân không có cư trú thì số tiền khấu trừ sẽ là 20% trước khi trả thu nhập.
Bên cạnh đó, với đặc thù từng ngành nghề của các doanh nghiệp thì còn phải nộp thêm một số khoản thuế khác. Ví dụ như thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt,….
Mức phạt chậm nộp hồ sơ kê khai và chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Dựa trên cơ sở được quy định tại Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ kê khai thuế doanh nghiệp như sau:
Thời gian
Hình phạt
Giảm nhẹ
Tăng nặng
01- 05 ngày và có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Cảnh cáo
01 – 10 ngày
700.000 đồng
Ít nhất 400.000 đồng
Nhiều nhất 1.000.000 đồng
10 – 20 ngày
1.400.000 đồng
Ít nhất 800.000 đồng
Nhiều nhất 2.000.000 đồng
20 – 30 ngày
2.100.000 đồng
Ít nhất 1.200.000 đồng
Nhiều nhất 3.000.000 đồng
30 – 40 ngày
2.800.000 đồng
Ít nhất 1.600.000 đồng
Nhiều nhất 4.000.000 đồng
1. 40 – 90 ngày
2. Quá 90 ngày nhưng không phát sinh thuế
3. Nộp đầy đủ phí và lập biên bản vi phạm hành chính
4. Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không có phát sinh thuế 3.500.000 đồng Ít nhất 2.00.000 đồng Nhiều nhất 5.000.000 đồng
3.500.000 đồngÍt nhất 2.00.000 đồngNhiều nhất 5.000.000 đồng
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất
Có thể nói thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thế quan trọng với các doanh nghiệp. Chính vì thế để hướng dẫn các đơn vị làm việc được hiệu quả thì Nhà nước đã cho ra nhiều văn bản pháp luật để hướng dẫn chi tiết. Sau đây là những văn bản luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay.
Văn bản luật
Trước tiên đó là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. Đây là văn bản luật chính thống đầu tiên tại Việt Nam quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời cũng là tiền đề để phát triển và văn bản sau đó.
Tiếp đến đó chính là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vào năm 2013. Trên cơ sở của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì đến năm 2013 đã sửa đổi và bổ sung để nhằm đáp ứng tình hình thực tế. Ví dụ như Khoản 2 Điều 3, Điều 13, Khoản 1 Điều 14,…
Cuối cùng là Luật sửa đổi các luật về thuế 2014. Văn bản này được Quốc hội đưa ra nhằm sửa đổi các luật về thuế tại Việt Nam đồng thời trong đó cũng chỉnh sửa về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghị định
Cùng với các văn bản luật thì Chính phủ cũng ra các Nghị định để điều chỉnh giúp các doanh nghiệp thực hiện chính xác. Các bạn có thể tham khảo những văn bản nghị định như: Nghị định 92/2013/NĐ-CP, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, Nghị định 91/2014/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐ-CP và Nghị định 146/2017/NĐ-CP.
Trong đó Nghị định 146/2017/NĐ-CP là nghị định mới nhất hiện nay. Nghị định này ra đời trên cơ sở sửa đổi của Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
Thông tư
Bên cạnh đó, Thông tư cũng là một cơ sở pháp lý hiệu quả để các doanh nghiệp tham khảo và thực hiện theo.
Trong đó Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính là thông tư mới nhất. Đây là thông tư hướng dẫn về Nghị định 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp thuế doanh nghiệp là gì, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời cũng chia sẻ về mức phạt khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chậm cũng như các văn bản về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất. Cùng đón chờ những bài viết sắp tới của chúng tôi để cập nhật thêm thông tin mới nhất.
Đánh giá