Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp tách, chia, hợp nhất, sáp nhập
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh về quy mô cũng như tổ chức cơ cấu. Còn tùy theo điều kiện hoạt động cũng như các vấn đề khác mà doanh nghiệp sẽ có nhiều cách tổ chức lại khác nhau. Bốn hình thức phổ biến có thể kể đến: chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Bạn có thực sự hiểu hết về các hình thức này khác, cùng STARTUPLAND tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Nội Dung Chính
Tổ chức lại doanh nghiệp là cần thiết khi nào?
Như đã kể sơ qua ở trên, tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động cần thiết giúp doanh nghiệp thay đổi về tổ chức cơ cấu. Thông thường chỉ khi gặp một số vấn đề trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp mới cần tổ chức lại. Sau đây là các lý do:
Có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Thay đổi về nhu cầu quả trị của doanh nghiệp
Có mâu thuẫn giữa các chủ sở hữu, chủ kinh doanh
Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên
Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng cường hoạt động kinh doanh.
Tiếp theo đây sẽ là 4 khái niệm về hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
Chia doanh nghiệp
Đây là cách thức chia cổ đông và thành viên cũng như tài sản sở hữu của công ty. Từ đó doanh nghiệp sẽ được chia tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp khác. Hình thức này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty TNHH.
Chia doanh nghiệp sẽ có 3 trường hợp:
- Chia một phần số vốn góp cổ phần và tài sản tương ứng giá trị vốn góp sang công ty mới. Tỷ lệ này tương ứng với tỷ lệ sở hữu tài sản chuyển nhượng sang công ty mới.
- Chia toàn bộ phần vốn góp của một hoặc một số thành viên, tài sản tương ứng sang cho công ty mới.
- Kết hợp cả hai bao gồm một phần vốn góp hoặc toàn bộ vốn góp của thành viên.
Sau khi các công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia sẽ chính thức tan rã, chấm dứt tồn tại. Về phần nợ chưa thanh toán, tiền lương nhân viên, nghĩa vụ về tài sản khác sẽ do các công ty mới liên đới chịu trách nhiệm.
Chia, tách, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp
Là hình thức doanh nghiệp được chuyển một phần tài sản, quyền hay nghĩa vụ công y. Từ đó thành lập một công ty mới nhưng không làm chấm dứt hoạt động của công ty bị tách. Điều này khác hẳn so với chia doanh nghiệp (doanh nghiệp cũ bị chấm dứt hoạt động), bạn có thể xem tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 điều 193.
Các hình thức tách doanh nghiệp
- Một phần vốn góp, cổ phần cùng tài sản tương ứng vốn góp cổ phần của thành viên, cổ đông được chuyển sang công ty mới. Tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách sẽ tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.
- Có thể chuyển toàn bộ phần vốn góp của một hoặc nhiều hơn một của các thành viên, cổ đông sang công ty mới.
- Hoặc bạn cũng có thể kết hợp cả hai hình thức trên
Đồng thời công ty bị tách cũng sẽ cần đăng ký thay đổi số vốn điều lệ, số thành viên góp vốn giảm xuống. Đăng ký thành lập doanh nghiệp cho các công ty mới được tách ra.
Sau khi đã tiến hành thủ tục tách doanh nghiệp, cả công ty ban đầu và công ty mới tách sẽ vẫn chịu chung trách nhiệm về các khoản tiền nợ, lương doanh nghiệp và mọi nghĩa vụ tài sản khác.
Hợp nhất doanh nghiệp
Đây là hình thức một hoặc một số công ty được hợp nhất để thành một công ty mới. Các công ty ban đầu đó sẽ được chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp mới được sinh ra từ việc hợp nhất có quyền hưởng lợi ích hợp pháp, cũng như chịu trách nhiệm về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của các công ty trước đó.
Lưu ý đối với trường hợp: Công ty hợp nhất có thị phần lớn chiếm từ 30-50% thị trường: doanh nghiệp cần thông báo tới cơ quan quản lý cạnh tranh. Thông báo được báo trước khi tiến hành thủ tục hợp nhất.
Đối với các trường hợp công ty hợp nhất chiếm tới 50% thị phần trên thị trường thì sẽ bị cấm hợp nhất (Chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt).
Sáp nhập doanh nghiệp
Là hình thức một hoặc nhiều hơn một công ty được sáp nhập vào công ty còn lại. Bằng cách toàn bộ tài sản, quyền nghĩa vụ sẽ được chuyển cho công ty nhận sáp nhập Đồng thời công ty cũ đã bị sáp nhập đó sẽ bị chấm dứt sự tồn tại.
Công ty nhận sáp nhập sẽ hưởng quyền lợi từ công ty bị sáp nhập, và chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ, tiền lương trước đó.
Đồng thời hoạt động sáp nhập doanh nghiệp đối với các công ty có chiếm từ 30-50% thị phần thị trường, cần bắt buộc thông báo tới cơ quan quản lý cạnh tranh. Nếu trường hợp doanh nghiệp chiếm thị phần trên 50% thì bị cấm tiến hành sáp nhập.
Trên đây là các thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Đừng ngần ngại khi liên hệ với STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất! Tìm hiểu về dịch vụ kế toán thuế, kế toán doanh nghiệp.