Các hình thức phỏng vấn và tuyệt chill vượt ải thành công – TopCV Blog
Bạn đã được gọi phỏng vấn vị trí việc làm đáng mơ ước? Xin chúc mừng đã vượt qua vòng đấu loại khá khốc liệt. Bạn vào đến vòng này nhờ viết Cover Letter và CV ấn tượng. Và bây giờ đã đến vòng đấu knock out một mất một còn: phỏng vấn. Kỹ năng viết đã xong, bây giờ là kỹ năng nói và thể hiện bản thân!
Phần lớn các công ty đều có vòng phỏng vấn để tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên, và để ứng viên hiểu rõ hơn về vị trí này. Tùy vào quy mô từng công ty, tùy vào vị trí đang tuyển mà công ty sẽ sắp xếp trao đổi 1 hay nhiều vòng phỏng vấn.
Phỏng vấn là một cuộc trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp giữa nhà tuyển dụng / công ty và người tìm việc (ứng viên). Cuộc phỏng vấn thường được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và đã được thông báo tới ứng viên từ trước. Mục đích cuối cùng của mỗi cuộc phỏng vấn là công ty có thể tìm được ứng viên phù hợp, sẵn sàng cống hiến hết mình cho công ty. Còn ứng viên sẽ tìm được cho mình một công việc tốt phù hợp với những tiêu chuẩn của bản thân và có chế độ lương thưởng, phúc lợi tốt.
Nội dung của một cuộc phỏng vấn thường là cơ hội để nhà tuyển dụng hay công ty có thể trao đổi với ứng viên của mình về một số nội dung cũng như yêu cầu của công việc, chế độ lương thưởng, đãi ngộ và đồng thời đánh giá, tìm hiểu xem ứng viên có phù hợp với vị trí đó hay không. Đây cũng chính là cơ hội quyết định để ứng viên thể hiện tài năng và bản lĩnh.
Mặc dù nhiều nhà tuyển dụng sử dụng hình thức phỏng vấn truyền thống 1 – 1, nhưng một số công ty nhận thấy rằng các hình thức phỏng vấn khác giúp họ đánh giá ứng viên tốt hơn. Cho dù là hình thức nào, tất cả các loại phỏng vấn khác nhau đều phục vụ cùng một mục đích: để đánh giá các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, học vấn và nhân cách của ứng viên.
Nội Dung Chính
Phỏng vấn qua điện thoại
Sàng lọc ứng viên qua điện thoại là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tổ chức phỏng vấn. Thông thường, mỗi cuộc gọi để phỏng vấn qua điện thoại thường kéo dài tối đa 15 phút.
Trong cuộc phỏng vấn này, họ có thể yêu cầu bạn kể một chút về bản thân bạn và sau đó hỏi bạn những câu hỏi về lý do bạn nộp đơn xin việc. Nếu họ nhận thấy rằng bạn là một ứng viên chất lượng cho vai trò này, họ có thể sẽ yêu cầu bạn đến doanh nghiệp để phỏng vấn theo kiểu truyền thống. Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí từ xa, một cuộc phỏng vấn qua điện thoại cũng có thể coi là một cuộc phỏng vấn chính thức.
Phỏng vấn truyền thống
Một cuộc phỏng vấn truyền thống là khi bạn và một người khác gặp nhau để thảo luận về thông tin của bạn. Thông thường, người này là người quản lý, giám sát hoặc đôi khi là chủ doanh nghiệp. Đối với một cuộc phỏng vấn truyền thống, bạn gặp người phỏng vấn tại doanh nghiệp và có một cuộc phỏng vấn trong văn phòng của họ hoặc phòng họp. Họ có thể hỏi bạn về trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn liên quan đến vai trò này. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn kiểu này bằng cách nghiên cứu cả công ty và người phỏng vấn của bạn.
Phỏng vấn hành vi
Một cuộc phỏng vấn hành vi bao gồm các câu hỏi phỏng vấn hành vi để đánh giá cách bạn sẽ hành động như thế nào trong một tình huống nhất định. Những loại câu hỏi này phức tạp hơn câu hỏi có hoặc không đơn giản. Chuẩn bị cho kiểu phỏng vấn này bằng cách suy nghĩ về những kinh nghiệm bạn đã có trước đây có liên quan đến vai trò mà bạn đang phỏng vấn và sử dụng phương pháp STAR cho cuộc phỏng vấn này.
Phỏng vấn hội đồng
Hình thức này nghĩa là người phỏng vấn gồm nhiều thành viên, thay phiên nhau đặt các câu hỏi khác nhau. Mục đích của phỏng vấn hội đồng là nhằm đánh giá ứng viên đa chiều, toàn diện và chính xác.
Hội đồng phỏng vấn có thể gồm các thành viên thuộc nhiều phòng ban, phối hợp với nhau để có sự đánh giá khách quan nhất. Điều này giúp nhà tuyển dụng có sự nhìn nhận tổng thể về ứng viên, đánh giá về cách làm việc của ứng viên có phù hợp với đại bộ phận công ty hay không.
Khi trả lời từng câu hỏi, hãy hướng câu trả lời của bạn đến người đã hỏi, trong khi vẫn cố gắng giao tiếp bằng mắt với tất cả những người phỏng vấn. Cố gắng tìm hiểu vị trí của từng người phỏng vấn trước, để bạn biết nơi đặt câu hỏi cụ thể.
Phỏng vấn tình huống
Đây là hình thức phỏng vấn trong đó người phỏng vấn đưa ra các tình huống giống thực tế công việc của vị trí cần tuyển. Ứng viên cần trình bày cách thức giải quyết vấn đề.
Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm việc càng đa dạng thì tình huống đưa ra càng phong phú. Với các cuộc phỏng vấn dựa trên tình huống thường không có câu trả lời “đúng”. Thay vào đó, mục tiêu của người phỏng vấn là cố gắng đánh giá khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của bạn. Một câu trả lời tốt sẽ cần tất cả các kỹ năng phân tích và phân tích số của bạn để giải quyết các tình huống đôi khi phức tạp, đòi hỏi bạn phải có sức thuyết phục – đặc biệt là trong các cuộc phỏng vấn nhóm, nơi bạn có thể cần phải thu phục người khác theo quan điểm của mình – và điều quan trọng là phải chứng minh được cách kinh doanh hợp lý ý thức và nhận thức thương mại tốt.
Phỏng vấn theo hình thức nói chuyện
Phương pháp phỏng vấn này thường được áp dụng theo hình thức tự do, không có kịch bản hay câu hỏi kèm theo. Đây là hình thức phỏng vấn thông qua cuộc nói chuyện để khai thác các thông tin của ứng viên.
Mục đích của hình thức này là tạo sự thoải mái, thân thiện và không gò bó, nhằm bộc lộ hết tính cách và khả năng thực sự của ứng viên. Người phỏng vấn đóng vai trò lắng nghe, ứng viên có thể tự do trình bày về bản thân.
Để phỏng vấn nói chuyện thành công, người phỏng vấn phải có sự khéo léo để dẫn dắt vấn đề, đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở, tập trung để không bị lan man. Ứng viên tham gia phỏng vấn nói chuyện sẽ có sự thoải mái để bộc lộ bản thân.
Phỏng vấn gây áp lực
Mặc dù đây là một trong những cuộc phỏng vấn ít có khả năng xảy ra nhất mà bạn sẽ gặp phải, nhưng các nhà tuyển dụng lấp đầy một vị trí có mức độ căng thẳng cao có thể sử dụng chiến thuật phỏng vấn căng thẳng. Trong một cuộc phỏng vấn căng thẳng, người phỏng vấn sẽ hỏi bạn những câu hỏi bất thường hơn là những câu hỏi về lý lịch và kinh nghiệm của bạn.
Ví dụ, họ có thể yêu cầu bạn giải các câu đố, phản ứng với những hành vi bất thường hoặc giao cho bạn một nhiệm vụ kỳ quặc. Mục đích của loại phỏng vấn này là để xem bạn có thể thực hiện như thế nào trong những tình huống căng thẳng. Để làm tốt một cuộc phỏng vấn căng thẳng, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thực hiện từng bước một.
Phỏng vấn nhóm
Đây là hình thức phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ gọi 2-3 ứng viên để phỏng vấn cùng lúc, đặt cùng câu hỏi và để ứng viên cùng trả lời. Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì tính cạnh tranh cao, người phỏng vấn dễ dàng so sánh giữa các ứng viên để loại bỏ người không phù hợp và lựa chọn được ứng viên tiềm năng.
Kiểu phỏng vấn này dường như gây áp lực, căng thẳng hơn phỏng vấn từng người một nhưng đó lại là cơ hội tốt nhất để các ứng viên thể hiện kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc theo nhóm.
Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
Tìm hiểu trước về công ty
Việc nghiên cứu và tìm hiểu trước về công ty nơi bạn muốn ứng tuyển sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và sơ lược nhất về môi trường làm việc tại đó. Tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động, ngành nghề của công ty sẽ giúp bạn tưởng tượng ra trước những gì mình sẽ phải làm nếu được tham gia và câu ty. Đối với cuộc phỏng vấn, tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng để có thể trả lời mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra và gây ấn tượng với họ
Tìm hiểu về vị trí làm việc
Tất nhiên rồi, khi bạn có ý định ứng tuyển vào một vị trí nào đó bạn cần tìm hiểu về mô tả công việc của nó. Tuy nhiên, trước khi tham gia buổi phỏng vấn, bạn cần xem lại kĩ càng và nhớ những gạch đầu dòng quan trọng để có thể ứng xử tốt trong phòng phỏng vấn. Việc tìm hiểu về vị trí làm việc một các kĩ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn và để mục tiêu của buổi phỏng vấn được đi đúng hướng.
Chuẩn bị một số câu hỏi thường hay có trong các cuộc phỏng vấn
Đối với những người có đã nhiều kinh nghiệm tham gia các cuộc phỏng vấn hay cả những sinh viên mới ra trường còn non nớt, thiếu sự va chạm thì đều không tránh khỏi sự căng thẳng, hồi hộp mỗi khi tham gia các cuộc phỏng vấn xin việc. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình những “câu hỏi tủ” trước mỗi cuộc phỏng vấn như : Giới thiệu bản thân? Mục tiêu trong 5 năm tới? Tại sao bạn lại chọn vị trí công việc này? Bạn nghĩ mình có tố chất gì để phù hợp với công việc này yêu cầu? Tại sao bạn lại rời bỏ công ty cũ?…Việc chuẩn bị và lên danh sách những câu hỏi có thể có trong buổi phỏng vấn xin việc khiến bạn có thể học trước và tập dượt chúng ở nhà, tránh nói lan man mà không toát được ý nguyện mình muốn truyền đạt khiến nhà tuyển dụng hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn
Khi tham gia phỏng vấn bạn nên mang theo CV của mình hoặc là một bộ hồ sơ bản cứng nếu như có yêu cầu. Bên cạnh đó các loại giấy tờ công chứng, giấy tờ tuỳ thân và những loại giấy tờ, chứng nhận khác như đã được yêu cầu cũng cần được chuẩn bị đầy đủ
Ăn mặc trang phục lịch sự
Tham gia buổi phỏng vấn xin việc, nếu như trong email hoặc cuộc gọi đã được nhắc nhở thì bạn nên tuân thủ theo đúng yêu cầu và quy định. Ngược lại, nếu công ty không có yêu cầu cụ thể nào, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình những trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với môi trường và vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ góp phần thể hiện một phần tính cách của bạn cũng như gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, khiến cho sự thể hiện của bạn trong suốt buổi phỏng vấn cũng được đánh giá cao.
Đến sớm để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất
Đến muộn trong buổi phỏng vấn xin việc là một điều cấm kỵ và thậm chí là bạn có thể bị huỷ tư cách tham gia buổi phỏng vấn ấy. Chính vì vậy, trước khi tham gia buổi phỏng vấn bạn cần tính toán thời gian đến sớm hơn thời gian bắt đầu để có nhiều sự chuẩn bị về hồ sơ, giấy tờ nếu còn thiếu hoặc là sự chuẩn bị tâm lý vững vàng. Trên quãng đường di chuyển, bạn không thể tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn mà không thể kiểm soát được như hỏng xe, tắc đường, tai nạn giao thông,…Do đó, bạn cần dự trù cả những biến cố có thể xảy ra và đến đúng giờ, tránh để người khác phải đợi chờ mình.
Thể hiện những gì để gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn
Tự tin
Thái độ quyết định cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng về bạn. Do đó, hãy luôn thể hiện sự lạc quan, tự tin thể hiện năng lực của bản thân. Trong suốt quá trình phỏng vấn, bạn nên nhìn vào mắt nhà tuyển dụng, thể hiện sự chăm chú lắng nghe và nghiêm túc của mình. Tuy nhiên không nên nhìn chằm chằm vào mắt họ hoặc nhìn ra hướng khác, không tập trung vào chủ thể đang nói chuyện khiến bạn bị đánh giá kém.
Nghiêm túc, lịch sự
Không khí của cuộc phỏng vấn xin việc là một môi trường nghiêm túc và bạn càan tuân thủ điều đó, tránh cợt nhả, cười đùa hoặc có những hành động thiếu lịch sự như: nói bậy, hút thuốc,..
Hãy là chính mình
Mục đích của cuộc phỏng vấn là để công ty tìm được những ứng viên sáng giá để trở thành nhân viên của mình và đồng thời cũng để bạn thể hiện hết năng lực của bản thân, tìm được một công việc yêu thích cũng như thỏa mãn những yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, hãy tự tin thể hiện hết những kiến thức mà mình có, trung thực, không gian dối và tự tin là chính mình. Không nên trả lời các câu hỏi phỏng vấn theo kiểu dập khuôn, a dua và đi sai sự thật về chính bản thân mình. Việc tự tin là chính mình sẽ giúp bạn được đánh giá một cách khách quan và trung thực nhất
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Những gì bạn nói, bạn thể hiện về bản thân mình sẽ càng được đánh giá cao nếu nó gắn với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Nó cho phép bạn diễn đạt những gì mình muốn nói một cách chính xác và sinh động nhất. Tuy nhiên, trong một buổi phỏng vấn xin việc bạn cũng cần tránh những hành động như rung chân, rung đùi, nháy mắt,…Nó sẽ khiến bạn bị đánh giá là bất lịch sự, tự cao hoặc đang tỏ ra nhàm chán đối với nội dung của cuộc phỏng vấn.
Luôn đặt ra các câu hỏi
Người phỏng vấn thường ưu tiên những ứng viên đặt ra nhiều câu hỏi hay bởi nó thể hiện sự quan tâm của ứng viên đó đến công việc và công ty, nó cũng chứng tỏ rằng ứng viên này nghiêm túc trong sự chuẩn bị. Cho nên, bạn hãy thể hiện sự nổi trội và hiểu biết của mình bằng việc đặt ra các câu hỏi hay thông qua những nghiên cứu kỹ lưỡng trước đó.
Phỏng vấn xong rồi thì làm gì?
Nắm được thời gian có kết quả phỏng vấn
Để luôn chủ động nắm bắt thông tin của tiến trình tuyển dụng, bạn cần phải biết được ngày mà công ty sẽ phản hồi thông qua cuộc phỏng vấn trước đó. Bạn có thể làm được điều này qua việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cuối buổi phỏng vấn.
Khi đã được biết ngày chính xác, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến ngày hẹn. Tuy nhiên, sau ngày hẹn vẫn chưa có thông tin, bạn có thể chủ động liên lạc lại để hỏi về kết quả.
Viết email cảm ơn sau khi phỏng vấn
Hành động này thường xuyên bị bỏ qua nhưng lại là một trong những việc cần làm sau khi phỏng vấn. Rất ít bạn để ý đến việc nắm bắt cơ hội tạo ấn tượng cuối cùng sau buổi phỏng vấn bằng một lá thư cảm ơn. Thế nhưng đây lại là công việc cần làm để thể hiện sự chuyên nghiệp, cũng như giúp nhà tuyển dụng ghi nhớ tới bạn lâu hơn.
Nên giữ nội dung thư đơn giản bằng việc cảm ơn họ đã dành thời gian gặp bạn và trao đổi với bạn những kinh nghiệm quý báu. Hãy bày tỏ ngắn gọn điều bạn cảm thấy thích thú ở những người phỏng vấn, vị trí ứng tuyển và công ty sau khi gặp gỡ, sau đó kết thư với một lời bỏ ngỏ sẽ chờ thông tin từ phía họ.
Thư cảm ơn sau phỏng vấn này cũng sẽ tạo cho bạn cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn tự nhiên nhất sau này. Bởi vì bạn chỉ cần trả lời tiếp vào email này, thay vì viết một email hoàn toàn mới.
Tìm kiếm và kết nối với người phỏng vấn
Người đã phỏng vấn bạn rất có thể sẽ là cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn trong trường hợp bạn được chọn.
Nếu bỏ lỡ cơ hội việc làm đó, thì người đó vẫn là một người đi trước trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Chính vì vậy, kết nối với họ có thể là một trong những việc cần làm sau khi phỏng vấn.
Nếu người phỏng vấn cho bạn danh thiếp hoặc giới thiệu rõ họ tên, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin của họ trên nền tảng mạng xã hội.
Thế nhưng, tốt nhất chỉ nên kết nối trên nền tảng có liên quan tới công việc, ví dụ như Linkedin. Tránh việc kết bạn tràn lan trên tất cả các mạng xã hội để không làm phiền tới cuộc sống riêng tư của họ.
Chuẩn bị tâm lý cho buổi phỏng vấn khác
Nếu bạn nhận được lời mời phỏng vấn liên tiếp của nhiều công ty khác nhau, hãy điều chỉnh lại tâm lý và cảm xúc sau mỗi lần phỏng vấn.
Bạn có thể thể hiện không tốt trong một buổi phỏng vấn. Đừng để cảm xúc tiêu cực sau đó ảnh hưởng đến những lần tiếp theo.
Trả lời email thông báo không trúng tuyển
Đôi khi mọi chuyện không được thuận lợi, nhưng chúng ta phải luôn đón nhận chúng một cách tích cực, đặc biệt là khi đi xin việc, nơi đòi hỏi bạn phải luôn hành xử một cách chuyên nghiệp nhất.
Nếu nhận được email từ chối tuyển dụng từ nhân sự hoặc người đã phỏng vấn bạn, hãy trả lời lại thật lịch sự bằng cách cảm ơn vì cơ hội được trao đổi và mong muốn có thể hợp tác trong tương lai.
Nhiều công ty có truyền thống lưu lại hồ sơ ứng viên và kết quả phỏng vấn để đề xuất cho những vị trí khác trong tương lai. Vậy nên, bạn cũng đừng quá buồn mà nảy sinh cảm giác tiêu cực với nhà tuyển dụng. Có thể cơ hội tốt nhất chưa tới với bạn mà thôi!
Tuy nhiên, bạn không cần phải làm bước này nếu bạn nhận được email từ chối từ hộp thư tự động của công ty. Đây không phải là những địa chỉ email cá nhân, vì vậy, dù bạn có trả lời lại cũng sẽ không có ai đọc.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của TopCV về các hình thức phỏng vấn và bí kíp vượt ải vòng phỏng vấn thành công. Qua những kinh nghiệm và bí kíp mà Blog TopCV đã chia sẻ, hy vọng bạn đã có thêm sự tự tin cùng bộ “vũ khí” trong buổi phỏng vấn sắp tới. Đừng quên tạo CV và ứng tuyển vào những vị trí phù hợp nhất trên TopCV ngay hôm nay nhé!
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm:
– iOS: https://apple.co/2TSeTJA
– Android: http://bit.ly/2FnLblz
Bài viết: Phượng Lê | Thiết kế: Huy Minh