Các Góc Máy Quay Phim Cơ Bản Trong Điện Ảnh bạn cần biết – Thiết bị quay phim

Để có được những thước phim đẹp cho người xem chắc chắn các nhà quay phim chắc chắn phải xác định cảnh quay bằng những góc quay hợp lý rồi. Như các bạn biết mỗi bộ phim đều có đa dạng các góc quay như vậy sẽ tăng tính thẩm mỹ cho cho phim, cũng như thông điệp của bộ phim cũng sẽ được truyền tải tốt nhất. Vậy để có những cảnh quay đẹp đẽ đó các nhà quay phim phải học cách chọn góc quay chuẩn xác, đẹp để tạo được tâm hồn cho bộ phim. Hãy cùng tìm hiểu các góc quay phim cơ bản dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé!

1. Tầm quan trọng của góc quay phim trong mỗi thước phim.

Góc quay phim là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng, độ đẹp của mỗi thước phim. Góc quay phim được hiểu nôm na là góc nhìn từ máy quay tới chủ thể được quay sao cho chiều dài, chiều rộng và chiều sâu có thể cân xứng với chủ thể được quay. Các hình ảnh được thể hiện trong các góc quay đó cũng là những hình ảnh mà khán giả nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ.

Một góc quay phim (Ảnh: Internet)

Tất nhiên rồi, nếu bạn có thể lựa chọn được những góc quay tốt, sáng giá thì chắc chắn là chất lượng của thước phim sẽ đạt độ tốt nhất, cũng như quá trình quay phim cũng sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên với nhiều người chưa có kinh nghiệm quay nhiều thì việc lựa chọn góc quay cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc lựa chọn góc quay sai sẽ khiến khung hình mà bạn quay không được đẹp, thông điệp nhiều khi sẽ bị truyền tải sai, hơn nữa về kỹ thuật quay cũng không đúng gây khó khăn khi quay.

2. Các góc quay cơ bản cần phải biết khi quay phim.

1. Góc quay cao (High Angle Shot)

Góc quay cao có tác dụng là sẽ đưa được toàn cảnh của sự kiện, giúp có cái nhìn bao quát nhất. Góc quay từ trên cao xuống sẽ tạo cái nhìn tổng thể nhất về sự việc đang được diễn ra như thế nào, thu hút sự chú ý của khán giả, từ đó đẩy cảm xúc của người xem.

Một cảnh góc máy cao trong phim Harry Potter (Ảnh: Internet)

2. Góc quay thấp (Low Angle Shot)

Ngược lại với góc quay cao là góc quay thấp, đây là một góc máy thường được ứng dụng để quay những cảnh cận, gần, cảnh nhất định hoặc cảnh nhóm. Chúng có vai trò nhằm giúp khán giả tập trung vào một cảnh nhất định hay một nhân vật nào đó trong phim, ngoài ra, góc quay thấp còn có vai trò tạo sự kết nối đặt biệt giữa cảnh quay với khán giả đang xem.

Góc máy thấp thần thánh cho các nhà làm phim trẻ tham khảo (Ảnh: Internet)

3. Góc quay ngang

Góc quay ngang cũng có vai trò diễn tả khung cảnh bao quát, tuy nhiên góc này sẽ giảm bớt sự kịch tính. Góc này thường được các nhà quay phim sử dụng để quay cận cảnh nhằm mục đích là tạo tình huống, để chuẩn bị đến một cảnh quay liên quan khác.

Góc máy quay ngang trong phim Titanic (Ảnh: Internet)

4. Góc quay trên cao (Overhead Shot/Birds-Eye-View Shot)

Góc quay trên cao là góc quay khá phổ biến ở các bộ phim, công dụng của góc quay này là cho người xem thấy quy mô của vấn đề đang diễn ra hoặc sự mờ nhạt của các nhân vật khác trong phim. Góc quay này thường phù hợp với những thước phim cần quay bao quát tình huống, quy mô của vấn đề.

Góc quay trên cao ấn tượng (Ảnh: Internet)

5. Góc quay trên không (Drone Shot/Aerial Shot/Helicopter Shot)

Đây là góc quay thường được sử dụng khi đạo diễn muốn nhấn mạnh, bao quát một trận chiến, tình huống, con đường, hay tầm quan trọng của tình huống. Góc quay này cũng cho thấy cái nhìn bao quát không gian, cảnh vật xung quanh.

Một góc quay trên không (Ảnh: Internet)

6. Góc quay ngang tầm mắt (Eye Level Shot)

Góc quay ngang tầm mắt sẽ được đặt máy ngang tầm mắt của nhân vật được quay, để có thể quay cả nhân vật đó trong cả một khung hình, giúp tạo cảm giác tự nhiên hơn.

Góc quay ngang tầm mắt (Ảnh: Internet)

7. Góc quay ngang vai

Đây là cảnh quay có thể quay một lúc nhiều nhân vật khi cần sự thân mật giữa các nhân vật. Ví dụ khi họ đang trò chuyện, hay đang cùng nhau ăn cơm,.. thì góc máy này sẽ phù hợp vì chúng sẽ giúp người xem hiểu hơn về mối quan hệ, tình cảm của các nhân vật trong phim.

Góc quay ngang vai trong một bộ phim (Ảnh:Internet)

8. Góc quay ngang hông (Hip Level Shot)

Góc quay ngang hông là góc quay chủ yếu tập trung quay ở phần hông của nhân vật. Đây là góc quay thấp nên không dùng đến viewfinder nên bạn cần xem trước khi quay nhé!

Góc quay ngang hông trong phim (Ảnh: Internet)

9. Góc quay ngang đầu gối (Knee Level Shot)

Đây cũng là một góc quay thấp, chúng tập trung ở vùng đầu gối của nhân vật. Góc này sẽ phù hợp quay nếu đạo diễn không muốn lộ mặt nhân vật ngày, mà chỉ muốn tìm hiểu kỹ về nhân vật cũng như không gian xung quanh của họ.

Góc quay ngang đầu gối (Ảnh: Internet)

10. Góc quay sát mặt sàn

Góc quay này là góc quay có thể lấy được cận cảnh hình ảnh sát mặt đất. Những cảnh quay về các loài vật nhỏ nhỏ di chuyển dưới đất như kiến, sâu đất,… hay những cảnh quay chân người đang trình diễn trên sân khấu, hay quay bước chân người đang đi,… đều là những cảnh quay sát mặt đất.

Góc quay trên mặt sàn (Ảnh: Internet)

11. Góc quay nghiêng (Dutch Angle Shot)

Góc quay nghiêng sẽ phù hợp với một số trường hợp hay các cốt truyện đi ngang, góc quay nghiêng sẽ tạo cho người xem cảm giác lơ lửng, mất phương hướng khi xem.

Một góc quay nghiêng trong phim (Ảnh: Internet)

Các góc quay phim cơ bản là nội dung mà ai mong muốn theo đuổi nghề quay phim, chụp ảnh cần phải biết. Hi vọng với những chia sẻ về các góc quay phim cơ bản mà bạn cần biết khi quay phim trên đây sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như những thông tin mà bạn muốn tìm hiểu.