Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi
Chứng kiến khoảnh khắc đưa con bé nhỏ của mình lớn lên từng ngày là điều tuyệt vời nhất của bất kỳ ông bố bà mẹ nào. Đặc biệt là với những ai lần đầu được đón nhận được cảm giác này. Hiểu rõ được các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng sẽ là thước đo để bố mẹ chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Nội Dung Chính
Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi
Em bé nhà bạn sẽ chạm được một số cột mốc đáng kinh ngạc trong những năm đầu đời. Nhưng làm thế nào bạn có thể biết những sự kiện quan trọng đó là gì và sẽ xảy ra ở độ tuổi nào? Mẹ có biết rằng trẻ có thể mỉm cười vào lúc 2 tháng tuổi và cầm nắm được đồ chơi bằng đôi tay nhỏ xíu khi 6 tháng tuổi chưa? Hay chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin toàn diện về các bước phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng.
Trẻ 1 tháng tuổi
Trẻ 1 tháng tuổi biết làm gì?
- Bé có thể xoay đầu sang hai bên
- Tay của trẻ có thể nắm chặt và giữ
- Bé có tầm nhìn trong khoảng từ 20-30cm
- Bé có các phản xạ rõ rệt
- Bé cảm nhận được mùi hương của mẹ
- Bé có thể giật mình với những tiếng động hay âm thanh lớn rồi khóc la trời lên
Phát triển thể chất của trẻ 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường tăng cân nhanh chóng trong tháng đầu tiên. Sau đó tăng ít dần hoặc thậm chí không tăng. Hầu hết trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi đều đạt được số cân tăng gấp đôi. Trong giai đoạn này, trung bình trẻ sẽ tăng từ 150-200g/tuần. Cân nặng của trẻ được nuôi bằng sữa công thức sẽ tăng đều và ổn định hơn.
Trường hợp bé nhà bạn sau tháng đầu tiên không tăng một lạng nào cũng như không phát triển thể chất thì đây là dấu hiệu bất thường báo động. Bố mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám tổng quan và tìm ra nguyên nhân.
Còn với chiều cao, khi bé được 5 tuần tuổi, bạn sẽ nhận thấy chiều cao của trẻ có sự thay đổi chút đỉnh, tăng khoảng 4-5 cm.
Mẹ sẽ thấy 1 ngày của trẻ chỉ là ngủ và ngủ. Trẻ 1 tháng tuổi thường ngủ từ 15-17 giờ, giấc ngủ của trẻ sẽ được phân tán trong suốt cả ngày. Bé thường ngủ khi được ăn no, thay tã sạch hay tắm mát. Số giờ ngủ của trẻ trong ngày góp phần rất quan trọng tới sự tăng trưởng của bé trong giai đoạn này.
Trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì?
- Bé biết hóng chuyện và mỉm cười với mọi người
- Bé bắt đầu biết hướng sự chú ý về nơi có âm thanh
- Miệng bé có thể tạo ra âm thanh
- Tay bé có thể di chuyển lên miệng
- Bé có thể nhìn tập trung vào một số điểm trên mặt mẹ
- Cử động của bé bắt đầu uyển chuyển và linh hoạt hơn
- Nếu đặt bé nằm sấp, đầu bé có thể ngóc được lên
Phát triển thể chất của trẻ 2 tháng tuổi
Trung bình bé gái 2 tháng tuổi sẽ chạm được mốc cân nặng là 5.1kg và chiều cao là xấp xỉ 57cm. Còn bé trai sơ sinh 2 tháng tuổi có số cân là 5.5kg và chiều cao là 58.4cm.
Nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, trong 1 ngày bé cần bú 6-10 cữ, với tổng thể tích sữa mẹ là 444 – 940 ml. Với trẻ ăn sữa công thức, mỗi ngày mẹ cần cho bé bú khoảng 6 bình, tương đương với 708 – 1062 ml/ngày.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng dài hơn trước. Trong 1 ngày, trẻ sẽ thường ngủ 2-4 giấc, với tổng thời gian là 15 – 17 giờ.
Trẻ 3 tháng tuổi
Bé 3 tháng tuổi biết làm gì?
- Bé không chỉ tự ngóc đầu và ngực lên được mà còn biết sử dụng tay để nâng đỡ
- Tay bé có thể cử động nắm, xòe dễ dàng
- Kỹ năng cầm nắm của bé đang hoàn thiện dần
- Bé quan sát theo những đồ vật đang chuyển độc
- Bé có thể nhận biết được đồ vật thân quen hay người thân từ xa
- Bé nhận biết được giọng nói của bé và mỉm cười
- Bé bắt đầu biết nói chuyện ê a
Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng biết lật?
Phát triển thể chất của trẻ 3 tháng tuổi
Khi đến tháng thứ 3, bé yêu của bạn sẽ phát triển rõ rệt, mũm mĩm và dài người ra hẳn. Tuy nhiên, tốc độ tăng cân của mỗi bé sẽ không giống nhau, có bé lại tăng nhanh nhưng có bé lại tăng cân chậm hơn so với tháng trước. Trung bình trẻ sơ sinh tháng thứ 3 sẽ tăng khoảng 0.6 – 1kg. Trong giai đoạn này nếu trẻ bị ốm, tốc độ tăng cân sẽ bị chững lại, thậm chí sụt cân.
Theo bảng chiều cao chuẩn, cân nặng của bé trai sơ sinh 3 tháng tuổi trung bình là 5 – 7kg, với bé nữ là 4.7 – 6.2kg. Tương ứng với đó, chiều cao của trẻ sẽ là 58 – 63 cm và 57 – 59cm.
Trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi bắt đầu có thể ngủ một giấc ngon lành vào ban đêm, từ 6 – 8 giờ. Do đó, bố mẹ sẽ đỡ vất vả chăm sóc hơn so với những tháng đầu. Ngoài ra, ban ngày trẻ còn ngủ thêm vài giấc nữa nên tổng thời gian ngủ của trẻ đạt từ 14-16 giờ/ngày.
Trẻ 4 tháng tuổi
Bé 4 tháng biết làm gì?
- Bé mỉm cười có chủ đích với mọi người xung quanh
- Có thể bắt chước hành động hoặc biểu cảm gương mặt của người lớn
- Mắt và tay có sự phối hợp nhuần nhuyễn hơn
- Bé có thể phản ứng lại với mọi thứ xung quanh
- Bé có thể tự giữ đầu thẳng mà không cần sự trợ giúp từ mẹ
- Chân bé có thể chuyển động linh hoạt, duỗi và đẩy khi chạm tới bề mặt cứng
Phát triển thể chất của trẻ 4 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể đạt số cân nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể trong 4-6 tháng. Cụ thể, cân nặng trung bình của bé trai là 7kg và của bé gái là 6.4kg. Tương ứng với đó chiều cao của bé trai là 61.7 cm và bé gái là 62.1cm.
Tùy theo trọng lượng cơ thể của bé mà mẹ quyết định lượng sữa phù hợp. Bởi mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cữ bú trung bình của trẻ 4 tháng tuổi là 5 lần/ngày, tương ứng với tổng dung tích sữa là 900 – 1200ml.
Về giấc ngủ, trẻ 4 tháng tuổi có giấc ngủ ban ngày ngắn hơn so với dài và liên tục hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được ngủ đủ giấc cả vào ban ngày, vì thế mẹ không nên để bé thức nhiều hơn.
Trẻ 5 tháng tuổi
Bé 5 tháng tuổi biết làm gì
- Bé có thể ngồi lâu hơn khi được nâng đỡ
- Bé có thể ngủ một giấc ngon lành mà không thức giấc
- Bé nhận biết được màu sắc
- Bé có thể cầm nắm được mọi thứ bằng đôi tay
- Bé có thể lăn người qua lại
Phát triển thể chất của trẻ 5 tháng tuổi
Vào tháng thứ 5, trung bình bé gái sẽ nặng khoảng 7.8kg, cao 66.2cm còn bé trai nặng 8.4kg và cao 68cm.
Nếu trẻ bú sữa công thức, mẹ cần cho bé ăn mỗi ngày 5 bình. Nếu nhận thấy bé nhà bạn có tuần thì lớn quá nhanh, tuần tiếp theo lại đứng im không phát triển thì hãy tham khảo biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh để có cơ sở đánh giá và so sánh với những em bé khác cùng tuổi và giới tính.
Về giấc ngủ, trẻ thường ngủ 2-3 giấc mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi sẽ kéo dài tối đa 2h30 phút.
Trẻ 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì
- Bé có phản ứng khi có ai gọi tên
- Bé có vẻ thích với việc ngắm mình trong gương
- Bé thích cho mọi thứ cầm trên tay vào miệng
- Bé có thể ngồi vững vàng mà không cần mẹ đỡ từ đằng sau
- Bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên
- Bé bắt đầu tập trườn, bò
Phát triển thể chất của trẻ 6 tháng tuổi
Em bé 6 tháng tuổi của bạn sẽ có trọng lượng cơ thể tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Ngoại trừ trường hợp trẻ gặp vấn đề cân nặng hoặc sinh non. Vào thời điểm này, trọng lượng phần đầu của bé vẫn nặng hơn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng rõ ràng là đã cân xứng hơn so với thời điểm mới sinh.
Về giấc ngủ, trẻ cần ngủ 3 giấc mỗi ngày, 10 tiếng vào ban đêm và 1-3 tiếng vào ban ngày. Giai đoạn này, bé sẽ thích thức hơn là ngủ, đôi khi việc dỗ bé sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu kiên nhẫn, bạn chắc chắn sẽ tạo được thói quen ngủ đúng giờ, giấc cho bé yêu.
Trẻ 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng biết làm gì?
- Bé có thể sử dụng tay để lấy đồ vật
- Bé biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
- Tầm nhìn của trẻ được mở rộng hơn
- Bé nhận biết được cảm xúc thông qua giọng nói và biểu cảm gương mặt
- Bé có thể tìm thấy đồ vật được giấu
Phát triển thể chất của trẻ 7 tháng tuổi
Trung bình ở tháng này, bé trai sẽ nặng từ 7.4 – 9kg và bé gái nặng 6.8 – 8.6kg. Trẻ ở tuổi này bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, bé có thể khám phá được nhiều món ăn mới. Nhưng tốt nhất mẹ vẫn nên ưu tiên những thực phẩm dạng mềm cho bé trong giai đoạn mới tập ăn dặm.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi như sau: Sữa mẹ: 8-10 cữ bú, tương đương tới 900-1000ml.
Mẹ hãy cho bé ăn dặm theo nhu cầu, bởi tuổi này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung cho trẻ vitamin D3, với hàm lượng là 400-600UI/ngày.
Trẻ 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì
- Bé cảm thấy không vui khi phải xa mẹ
- Bé có thể bám thành giường để đứng dậy
- Bé biết kéo và đu người lên
- Bé biết lấy và cầm đồ vật với ngón tay cái và trỏ
- Bé biết tức giận và thể hiện được nhiều trạng thái cảm xúc
- Bé biết nhún nhảy theo điệu nhạc
Phát triển thể chất của trẻ 8 tháng tuổi
Trong khi sữa là dinh dưỡng giúp bé tăng trường, thức ăn đặc sẽ cung cấp cho bé thêm năng lượng. Trẻ 8 tháng tuổi cần ăn 2-3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Lúc này bé sẽ không đòi bú mẹ nhiều như trước nữa, bởi thức ăn đặc sẽ làm bé no lâu hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ 8 tháng tuổi bú 4 cữ mỗi ngày nhé!
Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi có nhu cầu ngủ 2-3 giấc mỗi ngày, kéo dài từ 1-3 tiếng. Giai đoạn này, sinh lý của trẻ đang gần vào khuôn nên mẹ sẽ dễ sắp xếp thời gian cho bé ăn và bú hơn.
Về trọng lượng của trẻ 8 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo từng tháng để so sánh với những đứa trẻ cùng trang lứa.
Trẻ 9 tháng tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?
- Bé có những món đồ chơi yêu thích và chọn đồ chơi bé muốn
- Bé có thể tạo ra nhiều thứ âm thanh khác nhau
- Bé hiểu nghĩa được một vài từ đơn giản, như “không”
- Di chuyển thành thục được đồ vật từ tay này sang tay khác
Phát triển thể chất của trẻ 9 tháng tuổi
Ngủ vẫn là giai đoạn quan trọng đối với bé. Bé có thể ngủ chỉ còn 2 giấc/ngày. Lúc buồn ngủ, bé hay trở nên cáu gắt và mệt mỏi. Hãy để ý các dấu hiệu của bé mỗi khi bé mệt hoặc buồn ngủ. Ví dụ như là dụi mắt, mè nheo, gục đầu trên vai mẹ hoặc tỏ ra chán các món đồ chơi hấp dẫn.
Nhu cầu của bé 9 tháng bao gồm:
- Sữa công thức 2: 500 – 600mL chia làm 4 – 5 cữ
- Cháo bột: 500mL chia làm 3 cử với đủ 4 nhóm : thịt ( 90 – 100g/ngày), bột, rau, dầu 3 – 6 muỗng cà phê
- Nếu bé ăn dặm nôn trớ nhiều, bạn có thể tăng sữa lên, giảm bột lại
Đây có thể là lúc bé mọc chiếc răng đầu tiên. Quá trình này rất cá biệt. Bạn cứ hãy chờ xem nó diễn ra thế nào. Khi nào bạn đi khám răng, bạn có thể đem bé theo để kiểm tra cùng.
Trẻ 10 tháng tuổi
Trẻ 10 tháng tuổi biết làm những gì?
- Bé có thể nhặt được đồ vật dưới sàn
- Bé thực hiện được mệnh lệnh đơn giản
- Bé có thể cầm được cốc nước
- Bé biết đưa hai tay ra đòi mẹ bế
Phát triển thể chất của trẻ 10 tháng tuổi
Bé 10 tháng chỉ còn ngủ 2 giấc vào ban ngày. Bé sẽ ngủ một giấc ngắn vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Trẻ ở giai đoạn tập đi thường dễ mệt mỏi sau khoảng thời gian ngắn hoạt động. Khi đó, trẻ sẽ khó chịu và dễ cáu gắt hơn. Bạn hãy bình tĩnh, giảm sự kích thích từ bên ngoài bằng cách tắt đèn, nói nhỏ, cất đồ chơi,… để đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cân nặng của bé thường sẽ gần gấp 3 lần so với lúc sinh và sẽ đạt mốc lúc 12 tháng. Theo các chuyên gia, trước khi bé được 1 tuổi thì bú mẹ hoặc uống sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé với 3-4 lần bú mỗi ngày. Mỗi bé sẽ cần khoảng 170-250ml cho mỗi lần bú.
Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể cho bé ăn dặm thêm bằng bột, cháo hoặc thức ăn đã được hầm nhừ, tán mịn hay xay nhuyễn.
Trẻ 11 tháng tuổi
Trẻ 11 tháng tuổi bé biết làm gì?
- Bé biết chỉ vào đồ vật khi mẹ hỏi
- Không cần mẹ đỡ, bé cũng có thể đứng được lâu hơn
- Khi được cầm tay, bé có thể tập tễnh bước đi
- Bé có thể kiễng chân và đứng được bằng 1 chân
- Bé có thể cầm được thức ăn và tự ăn
- Mắt và tay phối hợp linh hoạt hơn
Phát triển thể chất của trẻ 11 tháng tuổi
Bé 11 tháng tuổi tăng trưởng khá nhanh trong năm đầu đến nỗi bạn sẽ không nhớ rõ hồi xưa bé thế nào. Nếu bé đã đứng được, hãy đánh dấu chiều cao của bé trên tường. Kiên nhẫn theo dõi bạn sẽ thấy bé cao lên bao nhiêu theo thời gian.
Không nhất thiết phải cai sữa cho bé trong giai đoạn này. Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên để trẻ bú trực tiếp sữa mẹ càng lâu càng tốt. Bởi nếu cai sữa, bé không chịu bú bình thì đây thực sự là thử thách cho bạn đó!
Giai đoạn này giấc ngủ của bé đi vào khuôn khổ hơn, trung bình khoảng 2 giấc vào ban ngày. Buổi sáng trẻ sẽ dễ ngủ và ít gắn gỏng hơn. Trong khi đó, giấc ngủ buổi trưa sẽ khác, còn tùy thuộc cả nhà đang làm gì.
Trẻ 12 tháng tuổi
Bé 12 tháng tuổi biết làm gì?
- Bé có thể tự đi, tự đứng dậy
- Bé có thể vẽ nguệch ngoạc
- Chơi xong, bé biết cất đồ vào hộp
- Bé biết lắng nghe những lời mẹ nói
- Thực hiện được một số cử chỉ đơn giản
- Biết bắt chước nói lời của người xung quanh
- Bé có thể chạm, lém, lắc đồ vật
- Bé biết một số tính năng của đồ vật như cốc để uống nước, lược chải đầu
Phát triển thể chất của trẻ 12 tháng tuổi
Lúc này cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp 3 so với lúc mới sinh. Nếu nhìn lại tấm hình lúc mới sinh, bạn chắc hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì thấy trẻ lớn nhanh như thổi.
Nếu trẻ bú bình, thì đây là lúc chuyển sang dùng sữa bò tươi nguyên kem. Mỗi ngày bé cần uống tối thiểu 3 cữ bú, kèm theo đó là 3 bữa ăn dặm. Mẹ có thể nghĩ tới việc bỏ bình sữa vào giai đoạn này, chuyển đổi sang dùng ly để giúp răng bé tránh tiếp xúc với đường có trong sữa.
Bé trong giai đoạn tập đi sẽ ngủ 2 giấc ngắn vào ban ngày. Đây là giai đoạn khá mệt mỏi, bạn luôn phải để mắt theo dõi bé, nếu bé ngủ hãy tranh thủ nghỉ ngơi nhé!
Cách dạy trẻ sơ sinh
Khi sinh ra con, ai cũng muốn trẻ trở thành người thông minh, nhanh nhẹn. Để có được điều này, bố mẹ cần kiên trì, hướng dẫn bé từ những bài tập đơn giản nhất. Dưới đây là một số cách dạy trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn:
Cách nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi
- Không cho trẻ tiếp xúc với tivi hoặc thiết bị điện tử quá sớm: Từ tháng thứ 2, trẻ có thể nghe âm thanh và nhìn được mọi thứ xung quanh. Nếu thời khắc đó, bố mẹ cho trẻ xem tivi thì bé sẽ không còn phản ứng với những lời người lớn nói nữa
- Phát triển thính giác, thị giác và xúc giác cho trẻ: Mẹ có thể dán tranh ảnh xung quanh giường để bé phát triển thị giác, cho trẻ nghe nhạc để phát triển thị giác, đồng thời hãy đu đưa theo điệu nhạc để bé cảm nhận. Và điều quan trọng nhất là phụ huynh cần phải trò chuyện với bé thật nhiều, bất kể lúc nào, khi tắm, khi cho bé bú, khi bé đi vệ sinh,…
- Tăng cường khả năng vận động chân tay: Mẹ hãy để bé nắm lấy ngón tay. Cho trẻ cảm nhận được lực nâng đỡ thông qua sự cầm, nắm bàn tay
- Giai đoạn từ 4-6 tuổi, mẹ có thể cho bé tập lẫy
Cách nuôi dạy trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi
- Thường xuyên nói chuyện với bé: Mặc dù trẻ chưa cảm nhận được ngôn ngữ, nhưng thông qua việc thường xuyên nói chuyện với trẻ, bố mẹ sẽ làm phong phú hợp cho vốn từ của con
- Hãy để trẻ nói chuyện một bình: Giai đoạn này trẻ có thể bi bô, vì vậy đừng ngăn cản khi trẻ nói chuyện một bình. Việc này sẽ giúp trẻ sử dụng từ tốt hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ trong tương lai
- Rèn luyện tính cảnh: Trẻ từ 1 tuổi là thời điểm tập tành với mọi thứ. Bố mẹ cần kiên trì, luôn bên cạnh động viên trẻ mỗi khi trẻ không làm tốt. Ngược lại, nếu trẻ làm được điều gì đó tốt, hãy cổ vũ và khen ngợi bé nhé!
Trên đây là thông tin về các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh. Năm đầu tiên của trẻ sẽ rất thú vị, vì thế bạn đừng bỏ qua mà hãy tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời nhé!