Các điểm du lịch tại Cao Bằng: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Cao Bằng ở đâu ?, Cao bằng có gì ?

Cao Bằng là tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
Tp Cao Bằng cách Hà Nội 280Km
Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 311 km.
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Cao Bằng theo chiều Bắc – Nam là 80 km
Theo chiều đông – tây là 170 km
Cao Bằng có diện tích 6,690,8km
Cao Bằng có 530.341 người (61/63 tỉnh về dân số hơn Bắc Kan và Lai Châu). Cao Bằng có 28 dân tộc đông nhất là Tày hơn 40%, dân tộc Nùng hơn 30%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt Cao bằng có 1 số dân tộc chỉ còn vài chục người như dân tộc Ngái có 64 người

găn liền với nhiều di tích cách mạng như Pắc Pó, rừng Trân Hưng Đạo. Cao Bặc có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, nhiều thác nước đẹp khác và phong cảnh hữu tình sông núi. Về văn hóa, du lịch Cao bằng gắn với văn hóa đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, các khu làng cổ..

Tháng 3/2020 tỉnh Cao Bằng sáp nhập một số huyện, số huyện từ 12 còn 9 huyện và thành phố Cao Bằng. Các huyện của Cao Bằng bao gồm: huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình, Hòa An, Trùng Khánh, Thạch An, Quảng Hòa và Hạ Lang.

Công ty Hà Nội Etoco – Chuyên gia tour núi xin tổng hợp các điểm tham quan tại Cao Bằng sắp xếp theo huyện.

Các điểm du lịch tại huyện Bảo Lâm Cao Bằng

Du thuyền trên sông Gâm thăm quan tầm tháng 3 có mùa hoa gạo hai bên bờ sông., có Thủy Điện Bảo lâm 3 ngăn đập.

Ngoài ra bên bờ sông có Động Dơi với những nhũ đá nguyên sơ đẹp mắt

Thác Thạch Lâm: Nằm cách thị trấn Pác Mầu khoảng 10km , chiều cao 120m là một trong những thác nước cao nhất ở Cao Bằng, thác đẹp nhất từ tháng 6-8 hàng năm. Thác được người dân địa phương gọi là thác Pác Ràng. Đường đến thác khá thuận lợi, đi từ thị trấn Pác Mầu đến địa phận xã Thạch Lâm, sau đó qua xóm Nà Pằn để tới thác.

Các điểm du lịch ở Bảo Lạc Cao Bằng

Làng du lịch cộng đồng Khuổi Khon (xã Kim Cúc), nơi cư trú của 60 hộ gia đình dân tộc Lô Lô đen

Ruộng bậc thang ở Bản Phuồng, xã Khánh Xuân (Bảo Lạc)

Núi Phja Dạ (xã Sơn Lập) cao 1.987m, được coi là “nóc nhà” của Cao Bằng, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ.

Đèo Khau Cốc Chà ( dân du lịch gọi đèo Me Pia) 14 tầng tại xã Xuân Trường, Khe Hổ Nhảy (xã Cô Ba),…

Chợ tình phong lưu ngày 30/3 và 15/8 âm lịch hằng năm, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô…

Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần

Các điểm du lịch tại Hà Quảng Cao Bằng

Bao gồm huyện Hà Quảng cũ và sáp nhập thêm huyện Thông Nông vào năm 2020

Bãi Tình như một thảo nguyên thu nhỏ, trải rộng trên diện tích khoảng 100 ha, thảm cỏ xanh mướt, hít thở không khí trong lành.

Thác Nặm Ngùa, xã Ngọc Động. Dưới thác một số dân địa phương dựng những lán trại để du khách đến có thể cùng bạn bè ngồi ăn uống vừa chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của thác. Nước của thác Nặm Ngùa mát lạnh, chỉ cần ngâm đồ uống xuống thác chừng 30 phút là đã có nước lạnh để dùng.

Đèo Na Tênh thuộc xã Càn Nông là con đèo có đến 25 khúc cua, nhiều của nhất trong số các con đèo đất Việt

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó cũng là điểm đầu ( km0) – của đường Hồ Chí Minh

Khu di tích lịch sử Kim đồng : ngày 15/5/1941, trên mảnh đất Hà Quảng lịch sử, Đội nhi đồng cứu quốc – tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay được thành lập với 5 đội viên ban đầu và do Kim Đồng (tức Nông Văn Dền) làm đội trưởng.

Các điểm du lịch ở huyện Nguyên Bình Cao Bằng

Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám đây là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay:

Tên Phia Oắc là ngôn ngữ Tày Nùng có nghĩa là ngọn núi Ngọc Am: núi có nhiều gỗ Ngọc Am nhất Việt Nam và nhiều hoa đỗ Quyên, đỉnh núi cao 1935m có trạm phát sóng của đài VOV và là ngọn núi cao nhất Cao Bằng. Đây là nơi duy nhất có băng giá tại Cao Bằng

Phia Đén: ( 1391 m) :có trang trại Kolia Farm , đồn điền chè…

Nguồn gốc tên Kolia – Kolia là tên của nữ kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, bà say sưa với các cung đường Việt Bắc, tâm huyết với việc mở đường từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn qua cánh cung Ngân Sơn tới Cao Bằng. Đặc biệt là con đèo ở khu vực Phia Đén này. Lúc bấy giờ máy móc hạn chế, hiểu biết của con người về rừng thiêng nước độc còn rất ít, bà Kolia đã xả thân nghiên cứu mở đường giúp chính quyền thuộc địa, đặc biệt là giúp bà con các dân tộc nơi này tiện đường giao thương. Không may, bà ngã bệnh và chết ở khu vực Phia Oắc. Người ta nhớ ơn, đặt tên con đèo khúc khuỷu đó là đèo Kolia

Cao Bằng là tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam.Tp Cao Bằng cách Hà Nội 280KmHai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 311 km.Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.Cao Bằng theo chiều Bắc – Nam là 80 kmTheo chiều đông – tây là 170 kmCao Bằng có diện tích 6,690,8kmCao Bằng có 530.341 người (61/63 tỉnh về dân số hơn Bắc Kan và Lai Châu). Cao Bằng có 28 dân tộc đông nhất là Tày hơn 40%, dân tộc Nùng hơn 30%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt Cao bằng có 1 số dân tộc chỉ còn vài chục người như dân tộc Ngái có 64 người Du lịch Cao Bằng găn liền với nhiều di tích cách mạng như Pắc Pó, rừng Trân Hưng Đạo. Cao Bặc có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, nhiều thác nước đẹp khác và phong cảnh hữu tình sông núi. Về văn hóa, du lịch Cao bằng gắn với văn hóa đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, các khu làng cổ..Tháng 3/2020 tỉnh Cao Bằng sáp nhập một số huyện, số huyện từ 12 còn 9 huyện và thành phố Cao Bằng. Các huyện của Cao Bằng bao gồm: huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình, Hòa An, Trùng Khánh, Thạch An, Quảng Hòa và Hạ Lang.Công ty Hà Nội Etoco – Chuyên gia tour núi xin tổng hợp các điểm tham quan tại Cao Bằng sắp xếp theo huyện.Du thuyền trên sông Gâm thăm quan tầm tháng 3 có mùa hoa gạo hai bên bờ sông., có Thủy Điện Bảo lâm 3 ngăn đập.Ngoài ra bên bờ sông có Động Dơi với những nhũ đá nguyên sơ đẹp mắtThác Thạch Lâm: Nằm cách thị trấn Pác Mầu khoảng 10km , chiều cao 120m là một trong những thác nước cao nhất ở Cao Bằng, thác đẹp nhất từ tháng 6-8 hàng năm. Thác được người dân địa phương gọi là thác Pác Ràng. Đường đến thác khá thuận lợi, đi từ thị trấn Pác Mầu đến địa phận xã Thạch Lâm, sau đó qua xóm Nà Pằn để tới thác.Làng du lịch cộng đồng Khuổi Khon (xã Kim Cúc), nơi cư trú của 60 hộ gia đình dân tộc Lô Lô đenRuộng bậc thang ở Bản Phuồng, xã Khánh Xuân (Bảo Lạc)Núi Phja Dạ (xã Sơn Lập) cao 1.987m, được coi là “nóc nhà” của Cao Bằng, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ.Đèo Khau Cốc Chà ( dân du lịch gọi đèo Me Pia) 14 tầng tại xã Xuân Trường, Khe Hổ Nhảy (xã Cô Ba),…Chợ tình phong lưu ngày 30/3 và 15/8 âm lịch hằng năm, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô…Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc tối thứ 7, chủ nhật hàng tuầnBao gồm huyện Hà Quảng cũ và sáp nhập thêm huyện Thông Nông vào năm 2020Bãi Tình như một thảo nguyên thu nhỏ, trải rộng trên diện tích khoảng 100 ha, thảm cỏ xanh mướt, hít thở không khí trong lành.Thác Nặm Ngùa, xã Ngọc Động. Dưới thác một số dân địa phương dựng những lán trại để du khách đến có thể cùng bạn bè ngồi ăn uống vừa chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của thác. Nước của thác Nặm Ngùa mát lạnh, chỉ cần ngâm đồ uống xuống thác chừng 30 phút là đã có nước lạnh để dùng.Đèo Na Tênh thuộc xã Càn Nông là con đèo có đến 25 khúc cua, nhiều của nhất trong số các con đèo đất ViệtKhu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó cũng là điểm đầu ( km0) – của đường Hồ Chí MinhKhu di tích lịch sử Kim đồng : ngày 15/5/1941, trên mảnh đất Hà Quảng lịch sử, Đội nhi đồng cứu quốc – tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay được thành lập với 5 đội viên ban đầu và do Kim Đồng (tức Nông Văn Dền) làm đội trưởng.Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám đây là nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay:Tên Phia Oắc là ngôn ngữ Tày Nùng có nghĩa là ngọn núi Ngọc Am: núi có nhiều gỗ Ngọc Am nhất Việt Nam và nhiều hoa đỗ Quyên, đỉnh núi cao 1935m có trạm phát sóng của đài VOV và là ngọn núi cao nhất Cao Bằng. Đây là nơi duy nhất có băng giá tại Cao BằngPhia Đén: ( 1391 m) :có trang trại Kolia Farm , đồn điền chè…Nguồn gốc tên Kolia – Kolia là tên của nữ kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, bà say sưa với các cung đường Việt Bắc, tâm huyết với việc mở đường từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn qua cánh cung Ngân Sơn tới Cao Bằng. Đặc biệt là con đèo ở khu vực Phia Đén này. Lúc bấy giờ máy móc hạn chế, hiểu biết của con người về rừng thiêng nước độc còn rất ít, bà Kolia đã xả thân nghiên cứu mở đường giúp chính quyền thuộc địa, đặc biệt là giúp bà con các dân tộc nơi này tiện đường giao thương. Không may, bà ngã bệnh và chết ở khu vực Phia Oắc. Người ta nhớ ơn, đặt tên con đèo khúc khuỷu đó là đèo Kolia