Các địa điểm du lịch Duy Xuyên hấp dẫn nhất – Dịch vụ cho thuê xe tại Miền Trung
Các địa điểm du lịch Duy Xuyên hấp dẫn nhất
-
Tìm hiểu về Duy Xuyên
Duy Xuyên là vùng cửa sông – ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: sông Taxi – Vu Gia theo trục Đông – Tây (đoạn sông Taxi chảy qua Duy Xuyên được gọi là sông Cái, với chiều dài qua địa phận huyện là 36,5 km), sông Trường Giang theo trục Nam – Bắc, sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang) theo trục ngang Bắc – Nam (đoạn sông Cổ Cò chảy qua Duy Xuyên và Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km).
Các nguồn sông Taxi, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dòng sông này, từ Duy Xuyên ngược nguồn Taxi lên các huyện Đại Lộc, Nam Giang, hay xuôi dòng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…Ngoài ra, từ Cửa Đại – Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất nước và cả thế giới. Trục lộ ven biển từ Sơn Trà vào Cẩm An, qua Cẩm Thanh vượt cầu Cửa Đại vào các huyện phía Nam, cùng với tỉnh lộ 607 đi Non Nước- Đà Nẵng và tỉnh lộ 608 đi Vĩnh Điện – Quốc lộ 1A là các tuyến giao thông đường bộ chủ yếu nối Duy Xuyên với các vùng trong và ngoài tỉnh. Có thể thuê xe taxi tại Duy Xuyên di chuyển nhanh chóng thuận tiện.
Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng- thủy văn, địa hình, địa mạo của Duy Xuyên khá phong phú và đa dạng. Duy Xuyên có Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn; vừa có đồng bằng; vừa có biển, có núi tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản…Phần lớn diện tích tự nhiên của Duy Xuyên được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát; những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước.
Địa hình Duy Xuyên nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải trung bình 0,015o. Địa hình các vùng đồng bằng của Duy Xuyên chia thành ba vùng:
– Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ địa bàn xã Duy Phước, sang xã Duy Vinh, qua Duy Nghĩa, chạy dọc biển xuống xã Duy Hải, kết nối với vùng cát phía Đông thành phố Hội An (giáp các xã Cẩm Kim).
– Vùng núi cao gồm các xã Duy Sơn, Duy Phú.
– Vùng đồng bằng gồm phần lớn diện tích 3 xã Duy Trung, Duy Trinh và thị trấn Nam Phước.
2. Các địa điểm du lịch hấp dẫn tại Duy Xuyên
2.1 Thánh địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa–thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1 hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần.[1] Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva – thần bảo hộ của các triều vua Chăm Pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.
2.2 Làng lụa Mã Châu
Hình thành từ thế kỷ 15, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, làng Mã Châu chuyên dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong các vương triều. Các công việc trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa đều được thực hiện trong làng, với sự tham gia của hàng trăm hộ gia đình theo phương thức thủ công. Khi xứ Đàng Trong – Việt Nam mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mỹ Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Từ cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến Việt Nam, làng Mã Châu có thêm nghề trồng bông, dệt vải nhưng tơ lụa vẫn là mặt hàng chủ yếu. Trong thời kỳ này, phương thức sản xuất của làng nghề đã được cải tiến đáng kể, từ chỗ sử dụng các khung dệt hoàn toàn thủ công chuyển sang bán cơ giới, rồi tiến đến tiến đến tự động hoá như ngày na
Thuộc thôn Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, tỉnh Quảng Nam.
– Cách trung tâm huyện lỵ Duy Xuyên khoảng 3km về phía Đông.
Mã Châu con gái mỹ miều
Sớm mai dệt lụa, buổi chiều ươm tơ
Lần theo câu ca dao cổ, chúng ta cùng đến thăm làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa Mã Châu. Dưới bóng cây đa nghìn tuổi còn hiện diện mái đình Mã Châu cổ kính là nơi thờ cúng vị tổ nghề dệt của làng.
Làng dệt Mã Châu có vóc dáng đặc trưng của một làng quê Việt Nam yên bình với những khu vườn xanh tốt, những hàng cau, hàng chè tàu thẳng lối đi và những gương mặt thân thiện, luôn nở nụ cười đón khách của chủ nhân. Với vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên con đường kết nối hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, Mã Châu sẽ là điểm đến hấp dẫn trong lộ trình du lịch của du khách trong và ngoài nước. Đây chính là cơ hội để người dân làng nghề Mã Châu tự giới thiệu với du khách bốn phương về thương hiệu vải lụa có hàng trăm năm tuổi của quê hương mình.
2.3 Làng chiếu Bàn Thạch
Nghề dệt chiếu Bàn Thạch, thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên.
Bằng sức lao động cần cù, trí thông minh sáng tạo, họ đã cải tạo đất mặn thành đồng ruộng, bãi bờ ven sông thành đồng cói, lập làng dệt chiếu. Chiếu Bàn Thạch đã từng là cống phẩm cho Triều đình, quan lại, quý tộc ngày xưa.
Nằm ở hợp lưu các dòng sông Taxi, Trường Giang, Li Li nối với thương cảng Hội An đổ ra Cửa Đại, giao thông trên bến dưới thuyền, Bàn Thạch đã trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất, người dân thạo nghề sông nước và dệt chiếu. Trẻ em sáu, bảy tuổi đã biết dệt chiếu. Khi còn nhỏ, các em gái đã được bà và mẹ dạy dệt chiếu làm của hồi môn. Mùa nắng, mọi người ra đồng gặt cói bó từng bó, đem về tuốt, phơi, nhuộm màu và dệt.
2.4 Làng sen Trà Lý
Mỗi năm khi hè về cùng tiếng ve râm rang, cũng là lúc báo hiệu một mùa sen nở rộ trên những cánh đồng khắp quê hương Việt Nam, khiến những bạn trẻ mê mẩn, tìm đến để bắt trọn khoảnh khắc đẹp nhất của những cánh hoa sen đang vào mùa đẹp nhất.
Đồng sen rộng lớn, thơm ngát không chỉ là nơi sinh kế cho nhiều người dân xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) mà còn là điểm tham quan hấp dẫn, thú vị trong mùa hè oi ả.
Khi những tiếng ve kêu râm rang, nắng trải dài khắp cánh đồng quê cũng là thời điểm báo hiệu một mùa sen bung nở tỏa ngát hương thơm.Địa danh Trà Lý – Đồng Lớn thuộc xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Nơi đây là một xã miền núi, hoang vu, khá ít cư dân sinh sống nhưng trong đó còn ẩn chứa nhiều điều kỳ thú mà ít người biết đến.
Đồng sen Trà Lý là nơi mưu sinh của nhiều người dân từ bao đời nay, họ ăn ngủ cùng sen, gắn bó hiểu sen như người bạn tâm giao. Sen cũng không phụ lòng người luôn tươi tốt, cho người những bông sen tuyệt sắc cùng hạt sen ngọt bùi tâm tình.
2.5 Đập Thủy Điện Duy Sơn
Nơi mà mình như trở về lại với thiên nhiên trong lành. Đập thủy điện này nằm trong khu du lịch sinh thái rừng ở xã Duy Sơn , một trong những khu du lịch cực kì hoang sơ và rừng tự nhiên còn rất nhiều. Nơi đây là thuỷ điện 100% xây bởi người đân xã Duy Sơn. Và nơi đây là khu du lịch sinh thái, có cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp,nhiều Suối dá ,và thác nước hùng vĩ. thiên nhiên sinh thái đa dạng. Du khách có thể thuê xe đạp để đạp ngắm cảnh 2 bên là cánh đồng lúa xanh mát, những con đường len hỏi giữa 2 bờ hồ rất đẹp. Đi đến cổng của khu du lịch bạn chỉ càn trả 20k cổng vào và bạn sẽ được trải nghiệm về với thiên nhiên. Lưu ý nhỏ các bạn nên đem theo nón, kính mát và kem chống nắng vì khí hậu miền Trung có lúc hơi nắng nhé!
Con đường nhựa dẫn vào hồ thủy điện đẹp như tranh với lối đi rộng rãi, hai bên là hàng cây xà cừ cao lớn phủ đầy bóng mát gợi cho du khách cảm giác bình yên. Càng vào gần thủy điện, màu xanh rừng càng ngút ngàn, hoang sơ và yên tĩnh. Thấp thoáng một vài nhà dân khuất sâu giữa núi đồi. Du khách sẽ phấn chấn hơn khi tấm biển khu du lịch sinh thái Duy Sơn hiện ra trong làn sương lành lạnh phủ mờ cả nắng mai.
Cách hồ không xa là công trình thủy điện Duy Sơn 2 nằm trên một ngọn đồi cao giữa những cánh rừng phi lao rợp mát. Tại đây du khách không chỉ được tận mắt chứng kiến quy trình xử lý nước của nhà máy để tạo ra nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho những vùng lân cận mà còn hiểu hơn những khó khăn vất vả cũng như tinh thần sáng tạo, nghị lực phi thường của người dân Duy Sơn gần 40 năm về trước để hình thành nên công trình dân sinh đầy ý nghĩa này
Đến thủy điện Duy Sơn, du khách còn có thể tham quan nhà máy xử lý nước nằm trên một ngọn đồi cao giữa những cánh rừng phi lao rợp mát. Còn ngược về phía thượng nguồn, sẽ bắt gặp các hang động từng một thời chiến tranh là nơi bộ đội ta đồn trú để hành quân xuống đồng bằng tấn công địch. Hay tận hưởng cảm giác sảng khoái giữa thiên nhiên, thả mình trên những phiến đá bằng phẳng nằm khuất dưới gốc cây rừng ven suối.
Đây là thông tin các địa điểm du lịch hấp dẫn nhất được thống kê từ các trang du lịch uy tín và chất lượng.Chúc mọi người có chuyến du lịch đến Duy Xuyên vui vẻ !