Các bước thành lập doanh nghiệp bạn nhất định phải biết

Rate this post

Thành lập doanh nghiệp chính là bước đầu tiên để thực hiện kế hoạch kinh doanh dài hạn, là khởi đầu cho sự phát triển hoạt động kinh doanh. Vậy cần chuẩn bị những gì và tiến hành theo các bước thành lập doanh nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc hiểu được rõ nhất

1. Các bước thành lập doanh nghiệp

Các bước thành lập doanh nghiệpCác bước thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Có nhiều loại hình doanh nghiệp được Pháp luật Việt Nam quy định, bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH 1 TV, TNHH 2 TV trở lên)

  • Công ty cổ phần

  • Công ty hợp doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân

  • Lựa chọn tên thương mại

  • Lựa chọn địa điểm đặt trụ sở, văn phòng công ty

  • Vốn điều lệ cần góp là bao nhiêu

  • Chuẩn bị hồ sơ tài liệu để đăng ký (CMND hoặc thẻ căn cước còn thời hạn)

Bước 2: Tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Soạn thảo hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề  nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Dự thảo điều lệ công ty

  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập 

  • Giấy tờ chứng thực của người đại diện theo pháp luật và các thành viên tham gia

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật

  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người đó đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

  • Tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/ Thành phố sở tại. Trường hợp nhờ người khác đi nộp thì phải có giấy ủy quyền.

  • Sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Làm con dấu pháp nhân

  • Đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện làm con dấu pháp nhân cho công ty. Khi đi thì cầm theo một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Dấu pháp nhân sẽ được chuyển cho cơ quan công an Tỉnh/Thành phố để kiểm tra thông tin đăng ký và sẽ trả lại cho doanh nghiệp

  • Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc. Trường hợp người đại diện không trực tiếp đi nhận mà nhờ người khác thì phải có giấy ủy quyền

Bước 4: Thủ tục cần thực hiện sau thành lập doanh nghiệp

  • Kê khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh

  • Kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua chữ ký số

  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài

  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) 

  • Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn

  • Dán hoặc treo “mẫu hóa đơn liên 2” tại trụ sở công ty

  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

2. Lưu ý khi thực hiện thành lập công ty

Các bước thành lập doanh nghiệpCác bước thành lập doanh nghiệp

  • Trước khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ ngay từ ban đầu về:

  • Loại hình doanh nghiệp mà mình muốn đăng ký. Bởi với mỗi loại hình thì quyền lợi và nghĩa vụ là hoàn toàn khác nhau. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu nhập của người chủ doanh nghiệp sau này.

  • Địa điểm đặt văn phòng/ trụ sở công ty ở đâu để thuận lợi cho việc kinh doanh hay vốn góp điều lệ cần bỏ ra là bao nhiêu

  • Khi đặt tên cho doanh nghiệp thì cần phải tránh trùng lặp với đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề

  • Khi tiến hành đăng ký thì cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đặc biệt đối với những lĩnh vực kinh doanh đặc thù để không mất thời gian bổ sung thêm giấy tờ và việc đăng ký sẽ nhanh chóng hơn.

Trên đây là các bước thành lập doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc tiến hành đăng ký được nhanh chóng nhất.

>>> Có thể bạn cần: Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê

Phương Anh